Giải mã thành công của các doanh nghiệp startup logistics thời kỳ 4.0
Những năm trở lại đây, thế giới chứng kiến sự thay đổi vượt bậc của công nghệ 4.0 vào tất cả các lĩnh vực. Trong đó, không thể bỏ qua sự bùng nổ của ngành vận tải và logistics, đặc biệt là trong bối cảnh ngành thương mại điện tử đã mang đến những bước đột phá rõ rệt. Hãy cùng chúng tôi điểm qua và phân tích những doanh nghiệp startup logistics đã và đang “làm mưa làm gió” trên thị trường này nhé!

Điểm qua những doanh nghiệp startup logistics nổi bật

Một cái tên nổi bật, phổ biến nhất thế giới phải kể đến là startup logistics Amazon, với nguồn cầu có sẵn từ trang web Amazon với hàng trăm triệu đơn hàng mỗi năm. Với hàng loạt ứng dụng công nghệ và máy móc tối tân cùng hướng đi đúng đắn trong cả lĩnh vực thương mại điện tử và logistics. Có thể nói, Amazon logistics chính là biểu tượng trường kì trong lĩnh vực cung ứng thời kỳ hiện đại.
 
Bên cạnh đó, một startup logistics khá nổi bật tại khu vực Đông Nam Á chính là Boxme. Sau 5 năm đi vào hoạt động và phát triển, startup này đã trở thành mạng lưới cung cấp dịch vụ hậu cần thương mại điện tử lớn nhất khu vực. Các dịch vụ mà công ty này mang lại bao gồm: các giải pháp tổng thể về việc lưu kho, thông quan, thanh toán, vận chuyển,… giúp hiện thực hóa việc bán hàng xuyên biên giới và tham vọng vươn ra quy mô toàn cầu của nhiều doanh nghiệp.
 

Boxme cung cấp dịch vụ hậu cần thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á

Những vấn đề mà các doanh nghiệp này thường gặp phải

Bên cạnh những thuận lợi mà ngành này có được như: nhu cầu cao, thị trường tiềm năng, mua sắm online, thương mại điện tử ngày càng phát triển, mức độ tăng trưởng đáng ao ước thì các doanh nghiệp startup logistics cũng vấp phải những khó khăn nhất định, điển hình như:
 

Rào cản về luật pháp và văn hóa

Điểm chung của 2 startup logistic hoạt động ở nhiều quốc gia này chính là rào cản về vấn đề pháp lý, văn hóa ngay từ đầu. Một số quốc gia có chủ trương bảo hộ các doanh nghiệp trong nước nên gây khá nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nước ngoài. Như Boxme cũng đã mất 2 năm tại Indonesia mà không thu được gì bởi rào cản về luật pháp quá lớn. Thêm vào đó, văn hóa khác biệt trong đời sống cũng gây khá nhiều khó khăn cho các startup này.
 

Áp lực về thời gian giao nhận

Đây cũng là vấn đề của rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực gặp phải, khi mà yêu cầu về tốc độ giao nhận của khách ngày một cao.
 

Chi phí bỏ ra là rất lớn

Việc đầu tư vào vật tư kho bãi và nhân công cũng nhận khá nhiều rủi ro khi chi phí cố định là rất lớn rất lớn. Điều này cũng khiến chi phí vận chuyển, lưu kho trở nên đắt đỏ, có khi lên đến hàng chục tỷ đồng. Đòi hỏi startup phải có nguồn đầu tư lớn mới trụ được trên thị trường và làm chủ dịch vụ.
 

Hướng khắc phục và phát triển của các startup logistics này là gì?

Tạo ra robot kho hàng

Những con robot này được dùng chủ yếu để lấy hàng, mang hàng trực tiếp đến người đóng gói hay giao hàng. Tại Amazon logistics có một bộ phận hơn 45 nghìn robot lấy hàng và giúp làm đầy kệ, có thể nhận diện được các phân loại sản phẩm khác nhau và năng suất lấy hàng lên đến 600 đồ vật/giờ.
 

Phát triển thiết bị/xe không người lái

Để giảm thiểu áp lực về thời gian cũng như tiết kiệm nhân công, 2 công ty này cũng cố gắng phát triển những chiếc xe đưa sản phẩm từ điểm đầu đến điểm cuối mà không cần người lái. Amazon cũng đã mang đến sự kinh ngạc cho thế giới với thiết bị Prime Air - lấy hàng và giao hàng tự động chỉ trong 30 phút vào thời điểm năm 2013.
 

Thiết bị giao hàng tận nơi PrimeAir của Amazone
 

Phát triển mạng lưới IoT (Internet of thing)

Đây là ứng dụng trong quản trị kho bãi và hệ thống quản trị kho bãi. Với IoT, các dữ liệu về giao nhận, chuyển đổi hoặc sắp xếp thông tin về kệ hàng sẽ nhanh chóng được vận chuyển và cập nhật thông tin liên tục vào hệ thống của đối tác. Từ đó giải quyết được các vấn đề về đơn hàng hay thông tin vị trí sản phẩm, giúp tiết kiệm phần lớn thời gian và chi phí về lâu dài cho doanh nghiệp.
 
Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng công nghệ thời kỳ 4.0. Các doanh nghiệp ngành Logistics đã cải tiến hầu hết quy trình kinh doanh, phân loại hàng hóa... Không thể phủ nhận rằng, những ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành vũ khí mạnh mẽ, lợi hại nhất giúp các startup này cải tiến dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu suất và mang lại lợi nhuận đáng kể trong những năm gần đây.
 
Bên cạnh sự đào thải khốc liệt của thị trường cạnh tranh và các khó khăn mà ngành này mang lại, những startup đi đầu và trụ được trong trong lĩnh vực logistics đến thời điểm hiện tại đã và đang có rất nhiều cơ hội chiếm lĩnh miếng bánh màu mỡ này. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài phân tích này!