Tiềm năng, thách thức của trí tuệ nhân tạo đối với startup và chiến lược giải quyết
Xu hướng công nghệ trên thế giới ngày nay luôn chú trọng đến việc phát triển trí tuệ nhân tạo và áp dụng trong nhiều lĩnh vực nhằm mang lại khả năng phân tích và tự động hóa quy trình. Dự đoán trong tương lai gần, ngành công nghệ AI sẽ thật sự đạt đến đỉnh cao và tạo ra nhiều đột phá hơn nữa cho nhân loại. Bài viết này sẽ có bạn thấy rõ hơn tiềm năng, thách thức đang chờ đợi các startup AI và những chiến lược được đề ra để giải quyết những khó khăn mà AI mang lại.

Tiềm năng phát triển AI thời kỳ công nghệ

Với tỉ lệ quan tâm đến AI (trí tuệ nhân tạo) ngày càng tăng, đạt gấp 2-3 lần so với năm 2015 (theo Google Trends). Lĩnh vực AI tại các nước phát triển đang thu hút rất nhiều startup và nhà đầu tư tham gia vào cuộc chạy đua công nghệ để phân chia mảnh đất màu mỡ này. Theo AI Index, số lượng các công ty khởi nghiệp AI đang hoạt động ở Hoa Kỳ đã tăng 113% kể từ năm 2015.
 
Một vài cái trên trong số đó có thành công ngoài mong đợi, điển hình như: Google sử dụng AI trong nhận diện giọng nói.Tesla áp dụng khả năng cảm biến và xử lý của AI để cho ra đời những chiếc xe không người lái. SoftBank nổi tiếng với việc chế tạo robot Pepper làm lễ tân hay Facebook sử dụng AI để nhận diện hình ảnh đều mang lại tiếng vang lớn trong ngành. Mang lại nhiều lợi ích thiết thực và nâng cao trải nghiệm người dùng, đẩy giá trị công ty lên một tầm cao mới. Tất cả những điều trên cho thấy được khả năng phát triển của AI là rất cao nếu doanh nghiệp startup biết nắm bắt đúng thời điểm.
 
Tại Việt Nam, thị trường AI còn rất nhỏ, có rất ít hội, nhóm bàn luận về đề tài ngày và hầu hết tương tác đều rất thấp. Tuy nhiên, mức độ quan tâm đối với lĩnh vực này lại khá cao. Bằng chứng là khi IBM AI XPRIZE tổ chức sự kiện AI đầu tiên tại Việt Nam đã thu hút hàng trăm người tham dự. Vì vậy, việc sáng lập startup AI ở thời điểm hiện tại dù là chậm so với các nước phát triển nhưng lại khá mới mẻ tại Việt Nam, góp phần làm các startup AI dễ dàng nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư, doanh nghiệp và các sở, ban ngành.
 

AI ngày càng trở nên phổ biến với mọi người

Thách thức mà các doanh nghiệp startup AI thường gặp phải

Có thể thấy, dù là thị trường đầy tiềm năng và màu mỡ nhưng không ít các startup chấp nhận bỏ cuộc giữa chừng bởi những khó khăn mà ngành này mang lại, có thể kể đến như:
  • Thiếu kiến thức chuyên môn và hiểu biết sâu sắc về các công nghệ AI.
  • Đòi hỏi nhiều nguồn vốn trong việc đầu tư vào cơ sở vật chất và hạ tầng CNTT như máy tính, bộ nhớ,... để giải quyết vấn đề về dữ liệu.
  • Thiếu nhân tài và nguồn lực trầm trọng ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa học kỹ thuật.
  • Khan hiếm dữ liệu trầm trọng để lập trình được các thuật toán và đào tạo AI.

Thiếu hụt dữ liệu là một trong những thách thức lớn mà ngành AI đặt ra cho startup
 
Và còn nhiều vấn đề khác buộc các startup AI phải đối mặt như: pháp lý, khả năng chấp nhận của thị trường, hệ sinh thái không thực sự đồng đều,....cũng mang lại áp lực không nhỏ cho những người đứng đầu.
 
Tuy nhiên, nếu biết cách cân bằng và vượt qua những thách thức này, các Startup AI sẽ nhanh chóng có được danh tiếng và chiếm được thị phần khủng trong ngành công nghiệp không khói tỷ đô này.
 

Những chiến lược nổi bật được các startup AI áp dụng

Chiêu mộ nhân tài với phúc lợi cao

Tại các công ty công nghệ lớn như Google hay Facebook, việc đánh vào mức lương và phúc lợi cao ngất ngưởng để chiêu mộ nhân tài công nghệ cao là điều hoàn toàn bình thường. Hầu hết các nhân viên ở đây đều cực kỳ hài lòng hoặc khá hài lòng với công việc và mức lương của mình.
 

Thiết kế không gian kích thích sáng tạo và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng

Hầu hết các công ty startup nổi bật đều có không gian làm việc “mở” được trang trí đầy màu sắc, mang lại cảm giác thoải mái nhất để kích thích tư duy sáng tạo cũng như năng suất cao khi làm việc. Ngoài ra, bên trong các công ty như vậy thường có đủ các tiện ích, từ cafe miễn phí đến không gian nghỉ ngơi, luyện tập,... đảm bảo cả về vật chất lẫn tinh thần cho nhân viên của mình.

 

Tập trung phát triển sản phẩm

Các Startup AI lớn mạnh thường tập trung nhiều nhất vào phát triển sản phẩm để giải quyết được các vấn đề thực tế cho khách hàng hơn là quan tâm các yếu tố bên ngoài. Như Google với tính năng trợ lý ảo và SoftBank phát minh Robot lễ tân là những ví dụ điển hình.
 
Mặc dù gây ra nhiều tranh cãi về khả năng thống trị thế giới của AI trong tương lai nhưng không thể phủ nhận được những lợi ích mà AI đã và đang mang lại cho con người là rất lớn. AI sẽ không ngừng phát triển và tạo ra nhiều giá trị hơn trong cuộc sống thường nhật. Hãy cùng đón chờ và đưa ra đánh giá khách quan hơn sau khi trải nghiệm nhé!