Hệ sinh thái khởi nghiệp và sáng tạo ở Singapore
Năm 1999, chính phủ Singapore, thông qua Ban Khoa học và Công nghệ Quốc gia, đã thành lập Quỹ Đổi mới Doanh nghiệp Công nghệ (TIF) trị giá 1 tỷ đô la Mỹ để thực hiện chương trình Doanh nghiệp Công nghệ 21 mới (Technopreneurship 21). Chương trình này nhằm khuyến khích tinh thần kinh doanh trong công nghệ bằng cách thúc đẩy một môi trường kinh doanh thuận lợi để đầu tư và cung cấp đào tạo có thể tạo cảm hứng quan tâm vào đổi mới công nghệ trong sinh viên
Trong những năm gần đây, doanh nghiệp ngày càng được coi là một động cơ tăng trưởng cho cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Ở các nước phát triển, nơi tiền lương và việc làm thực tế đã không theo kịp tốc độ tăng trưởng GDP, các công ty khởi nghiệp dựa trên công nghệ được xem là đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra giá trị và việc làm cho xã hội. Mặt khác, với các nền kinh tế đang phát triển phải đối mặt với nhiều thách thức xã hội khác nhau, từ ô nhiễm nước đến vệ sinh kém, các doanh nhân được xem là tiềm năng sáng tạo trong việc giải quyết các yếu kém xã hội. Theo nghiên cứu của Quỹ Kauffmann, hầu hết việc làm mới từ năm 2000 đến 2010 ở Mỹ được tạo ra bởi các công ty khởi nghiệp công nghệ cao.
Là một thành phố có nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế trên diện tích nhỏ dưới 720 km2, Singapore đã nhận ra vai trò quan trọng của tinh thần doanh nghiệp từ đợt suy thoái kinh tế đầu tiên năm 1985. Trong những năm 90, đất nước này, như một phần của cải cách cơ cấu, bắt đầu chuyển dịch từ chiến lược kép ban đầu của mình là thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài sang thúc đẩy đổi mới sáng tạo và kinh doanh, cùng với việc tự do hoá các ngành dịch vụ khác nhau như tài chính, tiện ích và viễn thông.
Năm 1999, chính phủ Singapore, thông qua Ban Khoa học và Công nghệ Quốc gia, đã thành lập Quỹ Đổi mới Doanh nghiệp Công nghệ (TIF) trị giá 1 tỷ đô la Mỹ để thực hiện chương trình Doanh nghiệp Công nghệ 21 mới (Technopreneurship 21). Chương trình này nhằm khuyến khích tinh thần kinh doanh trong công nghệ bằng cách thúc đẩy một môi trường kinh doanh thuận lợi để đầu tư và cung cấp đào tạo có thể tạo cảm hứng quan tâm vào đổi mới công nghệ trong sinh viên (NRF, 2016). 
Sau những tổn thất nặng nề của các quỹ đầu tư phát sinh từ sự sụp đổ của dot-com (công ty CNTT) và cuộc tấn công khủng bố 9/11 vào đầu những năm 2000, hoạt động kinh doanh và đầu tư ở Singapore bị hạn chế. Để thực hiện nỗ lực điều phối cho phát triển đổi mới sáng tạo và kinh doanh trong nước, Văn phòng Thủ tướng đã xây dựng một chương trình quốc gia, Khung Đổi mới sáng tạo và Doanh nghiệp Quốc gia (NFIE) vào năm 2008. Các mục tiêu của NFIE là thương mại hóa các công nghệ tiên tiến được phát triển bởi các viện nghiên cứu công (PRI) và các viện đại học (IHL) của Singapore, thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp công nghệ cao mới. Kể từ đó. Một số chương trình đã được triển khai để thu hút các bên liên quan khác nhau cùng nhau xây dựng cộng đồng khởi nghiệp, bao gồm các nhà nghiên cứu, nhà đổi mới, doanh nghiệp, nhà đầu tư, vườn ươm và trung tâm tăng tốc kinh doanh.
Đến năm 2014, hoạt động kinh doanh đã tăng lên đáng kể. Tỷ lệ tham gia của các cá nhân trong độ tuổi lao động chủ động tham gia vào các doanh nghiệp khởi nghiệp, còn được gọi là tổng tỷ lệ hoạt động doanh nghiệp giai đoạn đầu (Total early-stage Entrepreneurial Activity - TEA), tăng từ 5,7% năm 2004 lên trên 11% vào năm 2014, nhờ đó Singapore vươn lên top 5 về TEA trên toàn cầu, sau Mỹ, Úc và Canada. Số công ty khởi nghiệp ở Singapore trong các lĩnh vực công nghệ cũng tăng gấp đôi, lên tới 5.400 vào năm 2014 từ 2.800 năm 2004 (SPRING, 2016). Trong nghiên cứu về hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu của Herrmann và các cộng sự (năm 2015), Singapore đã được xếp hạng trong top 10, tăng bảy bậc từ năm 2012.
Hệ sinh thái khởi nghiệp của Singapo
Trong một nghiên cứu gần đây về các khung hệ sinh thái khởi nghiệp của Mạng lưới phát triển doanh nghiệp Aspen (2013), một số mô hình được phân tích so sánh về tính phức tạp và địa lý. Khung hệ sinh thái khởi nghiệp do GS Daniel Isenberg đề xuất được xem là tổng quát và linh hoạt hơn cả (Hình 1). Hệ sinh thái khởi nghiệp của Singapo được phân tích theo mô hình khung này.
1. Chính sách của chính phủ
Năm 2006, chính phủ Singapore đã thành lập Hội đồng Nghiên cứu, Đổi mới và Doanh nghiệp (RIEC) do Thủ tướng đứng đầu, để cố vấn cho Nội các Singapore về các chính sách nghiên cứu và đổi mới nhằm biến Singapore thành một xã hội tri thức. RIEC ủng hộ nghiên cứu, đổi mới và doanh nghiệp (RIE) thông qua các sáng kiến ​​tạo ra kiến ​​thức như NFIE để thúc đẩy các khu vực mới của tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo. Hình 2 trình bày các bộ và cơ quan chính phủ chủ chốt dưới sự điều hành của RIEC, chịu trách nhiệm tài trợ cho một loạt chương trình RIE. Các chương trình này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu và nhà đổi mới sáng tạo của các viện nghiên cứu của nhà nước và tư nhân, trong sự hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp.
Khung hệ sinh thái doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo
Khung hệ sinh thái doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo
Để khuyến khích các nhà đổi mới và doanh nhân chấp nhận mạo hiểm, Singapore đã thiết lập luật lệ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, bao gồm luật về phá sản, đã được sửa đổi từ năm 1999 như là một phần của Chương trình Technopreneurship 21. Theo nghiên cứu của Lee và cộng sự (2011) của 29 quốc gia, trong đó có Singapore trong 19 năm (1990-2008), có sự liên hệ tích cực giữa luật phá sản thân thiện với khởi nghiệp và tỷ lệ thành lập công ty mới.
Các thủ tục phá sản của Singapore nằm trong số nhanh nhất (9,6 tháng so với trung bình 29 tháng đối với các nước) và ít tốn kém nhất (ở mức 1% giá trị bất động sản của người mắc nợ so với mức trung bình 13% ở các nước), cho phép các doanh nghiệp bị phá sản bắt đầu trở lại sau thanh lý.
Giảm thời gian thủ tục phá sản từ trung bình 29 tháng xuống còn 10 ngày có thể làm tăng khả năng công ty tham gia thị trường lên 10 điểm phần trăm, còn giảm chi phí từ trung bình từ 13% xuống còn 1% giá trị bất động sản của người nợ có thể cải thiện con số đó lên 11 điểm phần trăm.
Để thúc đẩy đổi mới và tinh thần kinh doanh, chính phủ đưa ra một khung các khuyến khích bao gồm các ưu đãi thuế. Ví dụ: các công ty mới thành lập ở Singapore đã được miễn thuế lên đến 200.000 đô la Singapore kể từ năm 2005, trong khi các nhà đầu tư thiên thần đủ điều kiện được khấu trừ thuế từ năm 2010 lên tới 250.000 đô la Singapore đối với đầu tư của họ vào các công ty khởi nghiệp (IRAS, 2016). Năm 2016, tổng thuế suất của Singapore bằng 18,4% lợi nhuận, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước OECD thu nhập cao ở mức 41,2%, theo Ngân hàng Thế giới. Thuế thu nhập doanh nghiệp được cho là có ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành và đầu tư của công ty mới. Trên thực tế, tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 10 điểm phần trăm cho thấy làm giảm tỷ lệ trung bình công ty tham gia thị trường và tỷ lệ đầu tư tương ứng 1,4 và 2,2 điểm phần trăm, theo một nghiên cứu ở 85 quốc gia bao gồm Singapore (Djankov et. Al, 2010).
Ngoài luật pháp và khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, chính phủ Singapore đã thành lập các viện nghiên cứu công (PRI), các tổ chức đầu tư và hệ thống hỗ trợ tài chính nhằm thúc đẩy doanh nghiệp dựa vào công nghệ. Đặc biệt, Cục Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ (A*STAR) được thành lập năm 2002 để giám sát hơn 14 PRIs tiến hành các nghiên cứu tiên tiến trong các lĩnh vực từ khoa học sinh học đến khoa học vật lý và kỹ thuật. Đến năm 2012, A*STAR đã có danh mục hơn 3.500 bằng sáng chế và đứng thứ hai trong bảng xếp hạng của  tạp chí hàng đầu của Viện Kỹ thuật điện và Điện tử (IEEE), Spectrum, trong mục cơ quan chính phủ.
Khung đổi mới và doanh nghiệp quốc gia
Khung đổi mới và doanh nghiệp quốc gia
2. Tài chính
Mặc dù các quỹ công cộng là nguồn tài chính phổ biến cho giai đoạn ươm mầm của các công ty khởi nghiệp, nhưng hoạt động đầu tư mạo hiểm (VC) đã tăng lên trong những giai đoạn đầu của công ty khởi nghiệp. Sự sôi động này có thể là do Quỹ đầu tư Kinh doanh Giai đoạn đầu (ESVF) và các kế hoạch liên quan được Chính phủ tài trợ từ năm 2008 (Bảng 1) để thu hút các công ty đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn khởi đầu.
Các chương trình hỗ trợ của chính phủ cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
Cơ quan Năm Tên chương trình Loại chương trình Bên liên quan mục tiêu Mức hỗ trợ
 SPRING 2000 Chương trình phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp SPRING (SEEDS) Đầu tư cổ phần Các nhà đầu tư Đến 2 triệu đôla Sing mỗi dự án (đối ứng 1-1)
  2005 Chương trinh thiên thần kinh doanh (BAS) Đầu tư cổ phần Thiên thần kinh doanh Đến 2 triệu đôla Sing mỗi dự án (đối ứng 1-1)
  2015 Trung tâm tăng tốc chuyên ngành (SSA) Đầu tư cổ phần Trung tâm tăng tốc 70 triệu đôla Sing cho toàn bộ chương trình
  2008 Chương trinh Thương mại hóa doanh nghiệp công nghệ (TECS) Tài trợ Dự án của các nhà đầu tư/ doanh nghiệp Đến 250 nghìn đôla Sing cho mỗi dự án chứng minh khái niệm /500 nghìn đôla Sing cho dự án chứng minh khả thi giá trị
  2008 Chương trinh nhà doanh nghiệp trẻ cho trường học (YES!) Tài trợ Trường học Đến 10 nghìn đôla Sing cho mỗi trường (tổng quỹ 4.5 triệu đôla Sing)
  2009 Chương trình phát triển vườn ươm (IDP) Tài trợ Vườn ươm hay trung tâm tăng tốc kinh doanh 30 triệu đôla Sing cho toàn bộ chương tình trong 2009 
  2012 ACE (Cộng đồng hành động cho doanh nghiệp tài tợ khởi nghiệp Tài trợ Các doanh nghiệp lần đầu 50 nghìn đôla Sing cho mỗi khởi nghiệp (7 đôla cho mỗi 3 đôla đối ứng) 
Quỹ nghiên cứu quốc gia (NRF) 2008 Quỹ khởi nghiệp (giai đoạn đầu kinh doanh) (ESVF) Đầu tư cổ phần Công ty đâu tư mạo hiểm 140 triệu đôla Sing cho toàn bộ chương trình
  2008 Chương trình ươm tạo công nghệ (TIS) Đầu tư cổ phần Vườn ươm công nghệ Đến 500 nghìn đôla Sing cho mỗi khởi nghiệp (85% vốn đầu tư)
  2008 Chương trình chứng minh khái niệm (POC) Tài trợ Viện nghiên cứu công/viện đại học Đến 250 nghìn đôla Sing cho mỗi dự án chứng minh khái niệm
Cơ quan phát triển Infocomm  (iDA) 2010 iSTART: Chương trình ACE (tăng tốc và xúc tác doanh nghiệp) Tài trợ Khởi nghiệp công nghệ Đến 250 nghìn đôla Sing (50% lương cho 5 nhân viên kỹ thuật)
Theo nghiên cứu của Preqin và Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Singapore, số lượng các dự án đầu tư mạo hiểm đã gia tăng từ 8 trong năm 2007 lên 73 trong năm 2013, với tổng giá trị tăng từ 12 triệu USD lên 454 triệu USD. Trong giai đoạn này, các giao dịch đầu tư mạo hiểm tại Singapore chiếm ưu thế trong khu vực ASEAN với trung bình hàng năm chiếm 66% tổng số lượng giao dịch của khu vực.
Kể từ năm 2014, một số ngân hàng bắt đầu cung cấp một loạt các sản phẩm cho vay khởi nghiệp. Ví dụ: Ngân hàng OCBC Singapore đã cung cấp khoản vay không có thế chấp có giá trị đến 100.000 đô la Singapore cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Khoản vay là một phần của Chương trình Cho vay siêu nhỏ của SPRING với mức lãi suất hàng năm là 5,5%. Mặc dù phương thức tài trợ này không cần đến tài sản đảm bảo, nhưng nó yêu cầu người bảo lãnh. Các ngân hàng khác cung cấp tài chính vay bao gồm Khoản vay siêu nhỏ của Ngân hàng DBS và BizMoney của Ngân hàng United Overseas Bank.
3. Văn hóa
Trong thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự chuyển dịch về quy mô văn hoá của hệ sinh thái khởi nghiệp Singapore. Thái độ đối với tinh thần kinh doanh đã trở nên tích cực hơn ở Singapore. So sánh các phản ứng của những người tham gia trong các nghiên cứu của GEM từ năm 2004 đến năm 2014, tỷ lệ người trả lời cho biết bắt đầu kinh doanh là một lựa chọn nghề nghiệp tốt đã tăng từ 49,1% lên 51,7%. Những người cảm thấy rằng các doanh nhân thành đạt có địa vị xã hội cao cũng đã tăng từ 53,1% năm 2004 lên 62,9% vào năm 2014. Tuy nhiên, điểm số của Singapore đối với hai chỉ số này tương đương với mức trung bình của khu vực Châu Á và Châu Đại Dương, lần lượt là 52,3% và 59,7%, thấp hơn so với khu vực Châu Âu (55,6% và 68,8%) và Bắc Mỹ (61,0 và 73,3%). Rõ ràng văn hoá châu Á ít có khuynh hướng tạo ra các kinh doanh mới so với văn hoá châu Âu và Mỹ. Mặt khác, nỗi lo sợ thất bại của người dân Singapore vẫn ở mức khoảng 38,6% vào năm 2014, thấp hơn mức trung bình 42,8% ở 27 quốc gia (GEM, 2016).
4. Hỗ trợ
Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan chính phủ trong Chương trinh phát triển vườn ươm (The Incubator Development Programme - IDP) và Chương trình ươm tạo công nghệ (The Technology Incubation Scheme - TIS), hệ sinh thái Singapore đã chứng kiến ​​sự phát triển nhanh chóng của các cơ sở hạ tầng (ví dụ như trung tâm ươm tạo, không gian làm việc chung), dịch vụ chuyên môn (như pháp lý, kế toán, ngân hàng đầu tư, chuyên gia kỹ thuật và cố vấn làm việc gắn kết với trung tâm thúc đẩy kinh doanh) và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ đổi mới và kinh doanh. Các nghiên cứu trước đây cho thấy các vườn ươm cung cấp khả năng tiếp cận nguồn lực vật chất, vốn, mạng lưới và văn phòng có thể cải thiện tỷ lệ sống sót của các dự án tham gia của họ (Schwartz, 2013), trong khi các không gian làm việc chung với hỗ trợ tăng tốc có thể thúc đẩy kinh doanh (Fuzi, 2015). Đến năm 2015, số lượng không gian làm việc chung ở Singapore đã tăng lên đến 30, trong trung tâm thúc đẩy đã tăng từ 1 trong năm 2010 lên 25. Để đáp ứng các chính sách hấp dẫn của chính phủ, hầu hết trung tâm thúc đẩy được thành lập ở Singapore trong hai năm qua, gồm cả các trung tâm thúc đẩy quốc tế như Startup BootCamp (được thành lập tại Copenhagen vào năm 2010), hợp tác giữa các trung tâm thúc đẩy ở nước ngoài và các công ty trong nước, chẳng hạn như SPH Plug and Play - một trung tâm thúc đẩy liên doanh giữa hãng truyền thông SPH và trung tâm thúc đẩy Plug and Play của Mỹ, cũng như những trung tâm nội địa như Lithan EdTech Accelerator và UNFRAMED.
5. Nhân lực
Con người là nguồn lực thiết yếu trong hệ sinh thái. Chính phủ đã tập trung mạnh mẽ vào việc phát triển tài năng NC&PT cho đổi mới công nghệ. Vào năm 2014, số lượng các nhà khoa học và kỹ sư nghiên cứu Singapore (RSE) đã tăng theo tốc độ tăng trưởng tổng hợp hàng năm (CAGR) là 5,7% lên 32.835 người từ 18.935 người năm 2004. Số tiến sỹ KH&CN trong khu vực công đã tăng 9,2% từ 3,282 người năm 2004 lên 7,894 người năm 2014, còn trong khu vực tư nhân tăng 8,4% từ 781 người năm 2004 lên 1,757 người vào năm 2014 (A*STAR, 2016).
Chương trình đào tạo doanh nhân đã được triển khai trong các trường học từ năm 2000 để nuôi dưỡng tư duy kinh doanh, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ và cộng đồng. Ví dụ, Bộ Giáo dục và tổ chức Cộng đồng hành động vì doanh nghiệp (ACE (Action Community for Entrepreneurship-ACE) của khu vực tư nhân đã cam kết 15 triệu đô la Singapore vào năm 2012 để các trường thực hiện các chương trình và các cơ hội thực tập, trang bị cho 1.000 sinh viên các kỹ năng liên quan. Trong khi chất lượng nhân lực cao ở Singapore, nhưng khả năng đáp ứng và chi phí của tài năng kỹ thuật vẫn là thách thức cho khởi nghiệp. Do dân số thấp với 5,4 triệu người, thị trường lao động có tỷ lệ việc làm trung bình năm là 1,9% vào năm 2015. Mặc dù có chính sách nhập cư mở, nhưng sự thiếu hụt nguồn nhân lực được xem như nút cổ chai trong cộng đồng khởi nghiệp.
Thời gian để thuê kỹ sư tại Singapore là 48 tháng cao hơn các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (trung bình 46 tháng), trong khi số cố vấn có vốn sở hữu cũng cao nhất ở mức 1,27 cố vấn cho mỗi khởi nghiệp trong khu vực (trung bình 0,94) (Herrmann và cộng sự, năm 2015).
6. Thị trường
Singapore có thể là một thị trường nội địa nhỏ, nhưng có vị trí chiến lược nằm ở trung tâm của các thị trường đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc, xã hội đa văn hoá và môi trường kinh doanh thân thiện đã làm cho nó trở thành một cửa ngõ hấp dẫn đối với thị trường Đông Nam Á. Các doanh nghiệp địa phương có thể tiếp cận với khách hàng ở nước ngoài, với Hoa Kỳ, Trung Quốc và Indonesia là các thị trường mục tiêu hàng đầu. Trên 49% khách hàng của họ là người nước ngoài, cao hơn mức trung bình 41% trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Herrmann và cộng sự, 2015).