Đâu là những mô hình kinh doanh EduTech điển hình thời công nghệ số?
Được biết đến như một trong những lĩnh vực có tiềm năng và được phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ kỷ nguyên số. EduTech (Education Technology) đã và đang được các startup triển khai rộng rãi với nhiều mô hình sáng tạo, giúp tiết kiệm tối đa nguồn lực giáo dục. Vậy, những mô hình kinh doanh EduTech điển hình nhất hiện nay là gì? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Các mô hình Edutech phổ biến

Trên thế giới hiện có sự góp mặt của đa dạng mô hình EduTech tại nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, chủ yếu tiên phong tại những nước phát triển Mỹ, Đức, Anh,.. sau đó lan rộng đến đa số quốc gia trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, việc triển khai và phát triển mô hình EduTech cũng rất được chú trọng, nhất là tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Broad Online Learning Platforms

Nền tảng cung cấp khóa học online thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ 13 môn văn hóa đến các các khóa dạy kỹ năng công việc và kỹ năng mềm,.... Những công ty tiêu biểu ở mô hình này có thể kể đến như Coursera, Kyna.vn, Unica, Adabook,…).

School Administration

Đây là hệ thống quản lý trường học, góp phần giúp nhà trường hoàn thành hiệu quả các công việc soạn thảo chính sách, quy định và những công việc hành chính. Một số công ty nổi bật trong phân khúc này là:  VNPT school, Parchment, SMAS, Brightwheel,…

Early Childhood Education

Được phát triển dành riêng cho đối tượng trẻ em, mô hình EduTech này bao gồm các trò chơi giáo dục với màu sắc, âm thanh tươi sáng nhằm kích thích phát triển trí tuệ phù hợp với trẻ nhỏ. Monkey Junior, Kid Adaptive, Kyna Kid, Speakaboos,... chính là những doanh nghiệp startup phổ biến với mô hình này.

Language Learning

Đây là mô hình hưởng ứng được sự quan tâm đông đảo nhất từ phía người dùng - nền tảng học ngoại ngữ trực tuyến. Không thể phủ nhận rằng, mô hình này đã giúp hàng triệu người nâng cao khả năng ngoại ngữ với các kỹ năng cần thiết. Áp dụng thành công Language Learning có thể kể đến: Duolingo, Elsa, TFlat, Tutor Group,...

Learning Management Systems

Là nền tảng quản lý hệ thống lớp học, bên cạnh việc giúp giáo viên dễ dàng giao tiếp với phụ huynh, học sinh, sinh viên, mô hình này còn theo dõi tiến độ bài tập về nhà và chia sẻ nội dung, thông báo. Các startup như Edmodo, Class Dojo, Schoology chính là những doanh nghiệp tiên phong được ưa chuộng nhất hiện nay.

Tại Việt Nam, với hơn 90% các học sinh, sinh viên sử dụng thiết bị điện tử phục vụ việc học. EduTech được xem là một phân khúc đầy tiềm năng. Các startup tiêu biểu có thể kể đến như: Monkey Junior, Code4Startup hay ứng dụng học tiếng Anh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) - Elsa sử dụng mô hình Language Learning, ứng dụng này hiện tại có hơn 7 triệu học viên đến từ 101 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, những đơn vị tiên phong đi theo mô hình e-learning như: TOPICA hay hocmai.vn cũng thu hút lượng người dùng “khủng”.

Theo ước tính, thị trường EduTech Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ đô vào năm 2023. Đây được xem là cơ hội lớn để những startup EduTech bùng nổ, giúp nhà trường giải quyết vấn đề nhân sự, thiết kế và quản lý các bài giảng chất lượng, có hiệu quả cao.

Là tương lai và "mỏ vàng" của ngành giáo dục, tuy nhiên, các startup Edutech nếu muốn cạnh tranh và phát triển bền vững cần lựa chọn mô hình hợp lý, tính toán chiến lược dài hạn và cân bằng nhiều yếu tố như: đối tượng, kinh tế, nhân sự, năng lực vận hành,... ngay từ ban đầu. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn!