Hệ sinh thái khởi nghiệp số một thế giới: Thung lũng Silicon
Hệ sinh thái khởi nghiệp trên toàn cầu đang chứng kiến sự tăng trưởng lớn lao ở một số khu vực trên thế giới, tuy nhiên, Thung lũng Silicon vẫn là hệ sinh thái thống trị. Theo vị trí địa lý rộng, nơi đây quy tụ 12.700-15.600 doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động và hai triệu lao động công nghệ, tất cả đang tìm kiếm những điều to lớn tiếp theo.
Hệ sinh thái khởi nghiệp trên toàn cầu đang chứng kiến sự tăng trưởng lớn lao ở một số khu vực trên thế giới, tuy nhiên, Thung lũng Silicon vẫn là hệ sinh thái thống trị. Theo vị trí địa lý rộng, nơi đây quy tụ 12.700-15.600 doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động và hai triệu lao động công nghệ, tất cả đang tìm kiếm những điều to lớn tiếp theo.
Mặc dù chi phí sinh hoạt cao đe doạ phát triển tài năng, nhưng nền văn hoá đặc biệt, mạng lưới chuyên nghiệp và sự đi đầu trong công nghiệp của khu vực đã thu hút và giữ chân những người có tài và tham vọng. Thung lũng Silicon nổi bật với sự thu hút của các tài năng quốc tế, được khẳng định bởi giá trị cao nhất về phương diện Thu hút Nguồn lực toàn cầu ở mức 21% và gần một nửa số người sáng lập khởi nghiệp trong khu vực là người nhập cư. London và Berlin là những hệ sinh thái duy nhất có tỷ lệ trên 40%, và ở hệ sinh thái tiếp theo của Mỹ, Boston, có 30% người sáng lập là người nhập cư. 
Sự ra vào quy mô lớn và sự tăng trưởng chóng mặt của các khởi nghiệp là những hoạt động hàng ngày ở hệ sinh thái này. Mặc dù giảm hơn 10%, nhưng hơn một phần ba giá trị tạo ra toàn cầu của các khởi nghiệp trưởng thành vẫn được duy trì ngay tại Thung lũng Silicon.
Theo đó, hơn một phần tư những công ty khủng của thế giới cũng nằm ở đây. Lấy Airbnb làm ví dụ. Thị trường trực tuyến cho các cơ sở lưu trú được triển khai vào năm 2008 và gần đây đã nâng số vốn lên tới 30 tỉ USD, làm cho nó trở nên có giá trị tương đương với đế chế khách sạn quốc tế lâu đời Marriott. 
Thung lũng Silicon có thể gặp phải những thách thức cơ cấu về khả năng thu hút và tiếp cận tài năng nhưng không có nghi ngờ về sự thống trị của nó: Hệ sinh thái này đứng đầu ở bốn trong năm phương diện tổng thể Chỉ số của năm. Tuy nhiên, Thung lũng Silicon sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực từ sự phát triển của các hệ sinh thái khởi nghiệp ở những nơi khác. Tổng tài trợ khởi nghiệp giảm vào năm 2016, cũng như giá trị các công ty giai đoạn sau. 
Trong thời đại đầu tư hệ sinh thái khổng lồ trên khắp thế giới và Internet tiến vào làn sóng thứ ba của nó, rõ ràng Silicon Valley sẽ phải giải quyết những thách thức của nó một cách thực sự.
Các đặc trưng của Thung lũng Silicon
Thung lũng Silicon có nhiều tổ chức kinh doanh và các cơ quan tạo ra môi trường kinh doanh vô cùng thuận lợi cho thành lập các công ty khởi nghiệp, các mô hình kinh doanh đột phá, đi đầu trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao. Các thành phần và đặc điểm khác nhau của Thung lũng Silicon "làm cho hệ thống hoạt động" phù hợp với nhau và thể hiện sự bổ sung cho nhau đúng nghĩa với  tên gọi "hệ sinh thái" Thung lũng Silicon.
Các thành phần chính của Thung lũng Silicon là gì, chúng hoạt động như thế nào, và chúng phù hợp với nhau như thế nào? Dưới đây là những yếu tố được cho là đem lại thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp này.
Thung lũng Silicon có một hệ sinh thái kinh doanh, trong đó cả các công ty lớn và công ty mới thành lập tồn tại đồng thời. Thung lũng Silicon đôi khi được xem như là một thành phố khổng lồ cho việc khởi nghiệp, nhưng theo nhiều cách thì nó là sự cùng tồn tại của các công ty lớn, cung cấp thị trường cho các khởi nghiệp, nguồn vốn con người và thường là chuyên môn, cùng với các công ty khởi nghiệp tạo nên hệ sinh thái khả thi. Một số công ty khởi nghiệp cuối cùng đã phát triển trở thành các công ty lớn, tạo ra các công ty mới khi các nhân viên tách ra để khởi nghiệp, tạo ra một chu kỳ tích cực.
Các doanh nhân thành công và nhân viên ban đầu có thể kỳ vọng lợi nhuận tài chính cao. Các kế hoạch chi trả như lựa chọn cổ phiếu ban đầu được hình thành như là các cơ chế để thu hút nhân viên rời khỏi những công việc ổn định ở công ty lớn, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) và phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) cho phép thu được những khoản lợi nhuận cao.
Thung lũng Silicon được hưởng nguồn nhân lực chuyên môn cao, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến đây để cạnh tranh nhau. Thung lũng Silicon có những người có chuyên môn sâu trong từng giai đoạn khởi nghiệp, từ khởi động ban đầu đến tăng trưởng nhanh, đến trưởng thành. Bước đầu tiên là tầm nhìn để tạo ra một công ty - chuyên môn để quản lý khởi nghiệp tăng trưởng nhanh trở thành một công ty cỡ vừa, rồi đến một công ty lớn thường đòi hỏi nhiều kiến ​​thức khác nhau, và lịch sử lâu dài của các công ty đang phát triển của Silicon Valley đã tạo ra những người có sự nghiệp lâu dài ở các giai đoạn cụ thể của sự tăng trưởng của công ty.
Cơ sở hạ tầng kinh doanh của Thung lũng Silicon, chẳng hạn như các công ty luật, các công ty kế toán, mạng lưới người cố vấn, và các khía cạnh khác cung cấp giá trị cho các doanh nhân và các công ty khởi nghiệp ngoài những tài trợ trực tiếp hoặc dịch vụ được cung cấp. Ví dụ, các công ty luật chuyên phục vụ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, thường chỉ được trả tiền nếu khởi nghiệp thành công, do đó họ tự kiểm tra khi nhận các công ty mới làm khách hàng. Họ cũng có thể hoạt động như các nhà tư vấn kinh doanh và môi giới, khi làm việc với số lượng lớn các khởi nghiệp thành công.
Thung lũng Silicon có thị trường vốn mạo hiểm cạnh tranh nhất trên thế giới. Vấn đề không chỉ là số lượng mà còn là giá trị bên ngoài mà các nhà đầu tư mạo hiểm cung cấp như mạng lưới các nhân viên ban đầu của khởi nghiệp và giới thiệu khách hàng tiềm năng và người mua của công ty là những chức năng giá trị gia tăng quan trọng mà họ cung cấp cho các khởi nghiệp ngoài đầu tư tài chính. Việc kiểm tra ban đầu các công ty khởi nghiệp tiềm năng, và các khởi nghiệp phát triển qua các giai đoạn khác nhau cung cấp cơ chế giám sát quan trọng, thường là với sự giúp đỡ trực tiếp trong việc quản lý công ty.
Thung lũng Silicon có những ngành công nghiệp cực kỳ cạnh tranh. Sự cạnh tranh trong số các khởi nghiệp là mạnh mẽ và khốc liệt. Hơn nữa, trong khi họ được hưởng lợi rất lớn từ các hoạt động "đổi mới sáng tạo mở" của các công ty lớn, cho phép họ bán các sản phẩm của họ và thường là cả công ty cho các công ty lớn, nhưng điều này cũng được cân bằng bởi sự bí mật được bảo vệ đặc biệt. Ví dụ, Apple và Google nổi tiếng với việc giữ nhân viên của họ không tiết lộ bí mật, và các khởi nghiệp thường đặc biệt cẩn trọng khi để cho các công ty có thể trở thành đối thủ cạnh tranh chính biết được các mô hình kinh doanh hoặc công nghệ của họ. 
Các trường đại học hàng đầu trên thế giới, Đại học Stanford và Đại học California (Berkeley và Trung tâm Y tế San Francisco) tập trung tại đây để nghiên cứu khoa học và ứng dụng, hình thành các cộng đồng chuyeengia và các mạng lưới quốc tế tiếp tục thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong vùng. Các trường đại học nghiên cứu này là công cụ trong việc phát triển Thung lũng Silicon ở vị trí thứ nhất, và họ đã thu được lợi ích từ việc ở trong hoặc gần Thung lũng Silicon để duy trì vị thế trường đại học hàng đầu trên toàn cầu. Các trường đại học cung cấp các đầu mối của các cụm nhân lực.
Các tài năng hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới đã đến Thung lũng Silicon thông qua các trường đại học, công ty và thị thực nhập cư tạm thời thuận lợi. Về mặt lịch sử, ra đời sau các trường đại học ở Bờ Đông nước Mỹ, nhưng Đại học Stanford và UC Berkeley đã tạo ra các giảng viên của mình với những người nhập cư hàng đầu, những người đã đến đây trong những làn sóng nhập cư khác nhau trong suốt thế kỷ qua - người châu Âu, người Nam Á và nhiều người châu Á khác.
Trong khi nhiều doanh nhân có khuynh hướng giảm nhẹ vai trò của chính phủ, chính phủ không chỉ quan trọng trong việc thiết lập Thung lũng Silicon mà còn tiếp tục tài trợ cho nhiều nghiên cứu cơ bản trong khu vực. Một số người coi đó là một chính sách công nghiệp "trên thực tế". 
Tính cơ động lao động ở Thung lũng Silicon cao hơn các khu vực khác của nước Mỹ và đặc biệt cao trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Các công ty lớn đang cố gắng giữ chân những nhân viên chất lượng cao, trong khi các công ty mới thành lập thu hút được rất nhiều tài năng, nhưng cuối cùng lại trở thành những công ty lớn thông qua tự phát triển hoặc bị mua lại, sau đó lại phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan như các doanh nghiệp lớn trong việc giữ chân nhân viên. Do đó, tiền lương tăng đáng kể. Hơn nữa, ngay cả những tài năng quản lý hàng đầu, chẳng hạn những nhà điều hành hàng đầu của các hãng lớn như Google, có thể chuyển sang các công ty khác như Facebook hoặc trở thành những người sáng lập ra các công ty như Twitter.
Cuối cùng, Thung lũng Silicon được biết đến rộng rãi là có một nền văn hoá chấp nhận thất bại như là một kinh nghiệm tích cực nếu thất bại mang lại các bài học quan trọng. Đằng sau nền văn hoá này là một bộ các cơ chế hiệu quả để đánh giá và giám sát doanh nghiệp và khởi nghiệp, cho phép "thất bại thành công" trở thành bước đệm cho những thành công tiếp theo. Nhiều công ty mới khởi nghiệp đáng lưu ý, gần đây gồm có Dropbox và những công ty khác, không phải là nỗ lực đầu tiên, mà là nỗ lực thứ hai hoặc thứ ba của các doanh nhân trước khi thành công. 
CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỆ SINH THÁI THUNG LŨNG SILICON
• Hệ sinh thái kép của các công ty lớn và công ty khởi nghiệp
• Lợi nhuận tài chính cao cho các doanh nhân thành công và nhân viên mới khởi nghiệp 
• Nguồn nhân lực cấp cao toàn cầu cho tất cả các giai đoạn khởi nghiệp 
• Cơ sở hạ tầng kinh doanh (các công ty luật, các công ty kế toán, cố vấn ...) 
• Vốn đầu tư mạo hiểm - thị trường cạnh tranh nhất 
• Các trường đại học hàng đầu trên thế giới (Stanford, ĐH California Berkeley, San Fransisco) 
• Các cụm nhân lực xung quanh các trường đại học hàng đầu 
• Vai trò bao quát của chính phủ trong việc định hình quỹ đạo công nghệ và khoa học cơ bản
• Các ngành công nghiệp cạnh tranh cao, cân bằng giữa "đổi mới sáng tạo mở" và bảo vệ bí quyết 
• Cân bằng "đổi mới sáng tạo mở" và bảo vệ sở hữu trí tuệ 
• "Công nghệ bơm" các nguồn nhân lực hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới 
• Tính linh động nhân lực cao ở tất cả các cấp quản lý và tài năng 
- Văn hóa chấp nhận thất bại (đánh giá và theo dõi hiệu quả)
Nguồn: Miller et al. (2000), “Innovations”  (2015)