Hỏi về việc mở rộng kinh doanh cửa hàng cà phê vào thành phố Hồ Chí Minh

Tôi đang kinh doanh 3 cửa hàng café có tiếng tại Hà Nội. Tôi muốn mở rộng kinh doanh vào khu vực TP Hồ Chí Minh nhưng không có đủ vốn, có phương án nào cho tôi không? Thủ tục như thế nào? Hợp đồng có cần lưu ý gì không?. Thủ tục nhượng quyền như thế nào? Hợp đồng nhượng quyền có những nội dung gì?

Người hỏi: Lan Phương Ngày gửi: 19/09/2018

1. Căn cứ pháp lý:
Luật Thương mại 2005; 

Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;

Thông tư số 09/2006/TT-BTMM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn thi hành Nghị định số 72/2006/NĐ-CP,

2. Chúng tôi hiểu rằng bạn muốn mở rộng việc kinh doanh đang phát triển tốt tại Hà Nội vào Tp. HCM nhưng nguồn vốn có hạn, trong trường hợp này, bạn có thể cân nhắc phương án nhượng quyền thương mại, như vậy bạn vừa tận dụng mặt bằng và nguồn lao động của bên đối tác mà vẫn có thể tăng lợi nhuận từ thương hiệu của mình.

Thủ tục khi nhượng quyền kinh doanh cửa hàng cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh?

a. Điều kiện để bạn nhượng quyền kinh doanh cửa hàng cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh

Để được nhượng quyền kinh doanh cửa hàng cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh, doanh nghiệp của bạn (“Bên nhượng quyền”) và Bên nhận nhượng quyền phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

(1) Điều kiện đối với Bên nhượng quyền

Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại (“Nghị định 35/2006/NĐ-CP”), điều kiện đối với Bên nhượng quyền phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

Doanh nghiệp của bạn phải có hệ thống kinh doanh cửa hàng cà phê đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Sở Công thương nơi doanh nghiệp của bạn đăng ký kinh doanh.

(2) Điều kiện đối với Bên nhận quyền

Theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP, điều kiện đối với Bên nhận quyền thương mại có đăng ký kinh doanh ngành nghề cửa hàng cà phê.

1. Thủ tục nhượng quyền kinh doanh cửa hàng cà phê

(1)   Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Trước khi nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp bạn phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại kinh doanh quán cà phê, cụ thể như sau:

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

- Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-2 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số: 09/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 5 năm 2006 (“Thông tư số: 09/2006/TT-BTM”)  ;

- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số: 09/2006/TT-BTM;

- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

- Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;

Thủ tục đăng ký

- Doanh nghiệp của bạn nộp hồ sơ đăng ký tại Sở Công thương nơi doanh nghiệp của bạn đăng ký kinh doanh.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản về việc đăng ký đó.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công thương có văn bản thông báo để Doanh nghiệp của bạn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

(2) Thông báo thay đổi thông tin đăng ký trong hoạt động nhượng quyền thương mại

Khi có sự thay đổi các thông tin đã đăng ký tại: Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Doanh nghiệp của bạn có trách nhiệm thông báo cho Sở Công thương trong thời hạn 30 ngày theo mẫu TB-5 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số: 09/2006/TT-BTM và gửi kèm tài liệu liên quan về những thay đổi đó kể từ ngày có thay đổi các thông tin đã đăng ký.

(3) Cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu

Sau khi được Sở Công thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản về việc đăng ký đó, Doanh nghiệp của bạn cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền; Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho Bên nhượng quyền các thông tin mà Bên nhượng quyền yêu cầu.

(4) Tiến hành ký kết hợp đồng nhương quyền thương mại

Hai bên tiến hành đàm phán thống nhất nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại và ký kết Hợp đồng.

(5) Thông báo về thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

Trong thời hạn nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp của bạn có trách nhiệm thông báo ngay cho tất cả các Bên nhận quyền về mọi thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền.

3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại này cần có nhưng nội dung gì?

a. Theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP, các nội dung chủ yếu của Hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm:

- Điều khoản nội dung của quyền thương mại như tên và hình thức của quyền thương mại được chuyển giao (sơ cấp, thứ cấp, độc quyền hay không độc quyền)

- Điều khoản quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.

- Điều khoản quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.

- Điều khoản Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ, thời hạn và phương thức thanh toán.

- Điều khoản thời hạn hiệu lực của Hợp đồng.

- Điều khoản gia hạn, chấm dứt hợp đồng.

- Điều khoản giải quyết tranh chấp.

b. Ngoài các nội dung cơ bản của Hợp đồng nhượng quyền thương mại như nêu trên, trong quá trình thực tiễn ký kết Hợp đồng nhượng quyền thương mại, các bên còn có thể quy định bổ sung thêm các nội dung sau:

- Điều khoản trách nhiệm của các bên đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng;

- Điều khoản quyền sở hữu của các cơ sở nhượng quyền và các tài sản liên quan đến việc thực hiện hợp đồng;

- Điều khoản trách nhiệm vụ nộp thuế và tài chính với nhà nước đối với mỗi bên;

- Điều khoản kế hoạch, tiến độ, thời hạn, địa điểm và phương thức thực hiện;

- Điều khoản tuyển dụng nhân viên; cách ăn mặc và tác phong phục vụ của nhân viên ban hàng;

- Điều khoản cam kết của bên nhượng quyền chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin cung cấp cho bên nhận quyền; 

- Cần lưu ý một số điều khoản không được đưa vào hợp đồng theo quy định về pháp luật cạnh tranh. Đó là:

   + Cấm bên nhận quyền bán sản phẩm hay dịch vụ tương đương với sản phẩm  của Bên nhượng quyền tại cơ sở kinh doanh nhượng quyền, trừ trường hợp điều đó vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền.

Cấm bên nhận quyền tiếp tục sử dụng các kiến thức thu được từ họat động kinh doanh nhượng quyền sau khi chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp các kiến thức này là bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Ngày trả lời: 19/09/2018 Lượt xem: 2442 Cơ quan trả lời: Cơ quan 1