Netflix đã ứng dụng phân tích dữ liệu lớn như thế nào trong mô hình kinh doanh
25/11/2020
Netflix đã ứng dụng phân tích dữ liệu lớn như thế nào trong mô hình kinh doanhNetflix là một trong những ví dụ điển hình cho thành công của doanh nghiệp khi ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích dữ liệu (Data Analytics) để cải thiện mô hình kinh doanh trong những năm gần đây. Với hơn 100 triệu người đăng ký từ 190 quốc gia toàn cầu, doanh nghiệp này có khả năng thu thập được nguồn dữ liệu khổng lồ mà không phải ai cũng có được. Đây cũng được xem chìa khóa trong việc tăng vọt lợi nhuận của Netflix trong thời gian qua. Cùng tìm hiểu cách mà Netflix đã ứng dụng phân tích Big Data trong bài viết dưới đây.Sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu để thấu hiểu khách hàng
Với việc phân tích dữ liệu người dùng trên trang web để xác định các yếu tố như: thể loại phim mà khách hàng có hứng thú, thời gian xem, tần suất và thiết bị dùng để xem, nội dung tìm kiếm hay thậm chí là dữ liệu phản hồi và tương tác của khách hàng đối với một bộ phim hay chương trình truyền hình nhằm tự động tạo ra hồ sơ chi tiết về người dùng để hiểu họ chính xác hơn. Điều này giúp Netflix thay đổi linh hoạt sản phẩm, sử dụng thuật toán đề xuất để đề xuất chương trình phù hợp với thị hiếu của khách hàng đến từ nhiều khu vực khác nhau, từ đó giúp doanh nghiệp này giữ chân khách hàng hiệu quả. Thực tế cho thấy, Netflix đã kiếm được hơn một tỷ đô mỗi năm nhờ việc này.
Sử dụng dữ liệu nhằm giảm thiểu rủi ro trong việc đưa ra quyết định
Netflix cho rằng, sự thành công của một bộ phim đến từ 70% ở việc sản xuất, thực hiện những việc liên quan để tạo ra một bộ phim và 30% còn lại nằm ở cách sử dụng & phân phối nguồn tài nguyên đó hợp lý đến người xem. Nếu như trước đây, các nhà quản lý đều đưa ra quyết định nên sản xuất bộ phim nào kế tiếp hay mờ diễn viên nào vào bộ phim sắp đến,... theo trực giác và dư luận thì bây giờ, họ đã sử dụng các hệ thống ra quyết định của Big Data dựa trên cơ sở kiến trúc dữ liệu phân tích phù hợp nhằm có được đánh giá khách quan nhất.
Thành công của Netflix đã chứng minh được rằng: nếu liên tục sử dụng phân tích dữ liệu thì phần lớn các quyết định sẽ trở nên tốt và chính xác hơn, giảm thiểu tối đa rủi ro và mang lại kết quả như mong đợi.
Ứng dụng phân tích dữ liệu để thực hiện truyền thông
Bên cạnh những việc trên, Netflix còn sử dụng Big Data và phân tích dữ liệu để tiến hành tiếp thị (marketing) tùy chỉnh. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc quảng bá ‘House of Card” trong thời gian gần đây. Theo đó, Netflix đã cắt hơn 10 phiên bản khác nhau của đoạn trailer (giới thiệu) phục vụ cho việc quảng bá chương trình. Tùy vào sở thích của người xem mà họ sẽ thấy một đoạn giới thiệu phù hợp. Chính vì Netflix đã biết trước có bao nhiêu người sẽ quan tâm đến bộ phim và điều gì kích thích họ điều chỉnh mà công ty này không phải dành quá nhiều thời gian và nguồn lực cho việc tiếp thị.
Ngoài ra, Netflix cũng khuyến khích phản hồi từ khách hàng bằng việc thay đổi hệ thống phản hồi thành dạng chọn thumbs up/thumbs down đơn giản, nhanh gọn để tăng mức độ tham gia và tương tác của người xem. Việc này cho phép họ tùy chỉnh nội dung trang chủ tốt hơn nữa đối với từng khách hàng.
Nhờ những chiến lược khác biệt dẫn đầu nói trên, Netflix đã từng bước chinh phục thị trường thế giới. Trường hợp của Netflix đã chứng tỏ rằng, việc không ngừng phát triển, thay đổi công nghệ để gia tăng hiểu biết về thị trường theo từng khu vực kinh doanh chính là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công vững chắc của doanh nghiệp đó. Điều này cũng giúp công ty tạo ra nhiều giá trị vô hình và có vị thế nhất định trong tâm trí khách hàng.
Netflix là một trong những ví dụ điển hình cho thành công của doanh nghiệp khi ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích dữ liệu (Data Analytics) để cải thiện mô hình kinh doanh trong những năm gần đây. Với hơn 100 triệu người đăng ký từ 190 quốc gia toàn cầu, doanh nghiệp này có khả năng thu thập được nguồn dữ liệu khổng lồ mà không phải ai cũng có được. Đây cũng được xem chìa khóa trong việc tăng vọt lợi nhuận của Netflix trong thời gian qua. Cùng tìm hiểu cách mà Netflix đã ứng dụng phân tích Big Data trong bài viết dưới đây.
Sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu để thấu hiểu khách hàng
Với việc phân tích dữ liệu người dùng trên trang web để xác định các yếu tố như: thể loại phim mà khách hàng có hứng thú, thời gian xem, tần suất và thiết bị dùng để xem, nội dung tìm kiếm hay thậm chí là dữ liệu phản hồi và tương tác của khách hàng đối với một bộ phim hay chương trình truyền hình nhằm tự động tạo ra hồ sơ chi tiết về người dùng để hiểu họ chính xác hơn. Điều này giúp Netflix thay đổi linh hoạt sản phẩm, sử dụng thuật toán đề xuất để đề xuất chương trình phù hợp với thị hiếu của khách hàng đến từ nhiều khu vực khác nhau, từ đó giúp doanh nghiệp này giữ chân khách hàng hiệu quả. Thực tế cho thấy, Netflix đã kiếm được hơn một tỷ đô mỗi năm nhờ việc này.
Sử dụng dữ liệu nhằm giảm thiểu rủi ro trong việc đưa ra quyết định
Netflix cho rằng, sự thành công của một bộ phim đến từ 70% ở việc sản xuất, thực hiện những việc liên quan để tạo ra một bộ phim và 30% còn lại nằm ở cách sử dụng & phân phối nguồn tài nguyên đó hợp lý đến người xem. Nếu như trước đây, các nhà quản lý đều đưa ra quyết định nên sản xuất bộ phim nào kế tiếp hay mờ diễn viên nào vào bộ phim sắp đến,... theo trực giác và dư luận thì bây giờ, họ đã sử dụng các hệ thống ra quyết định của Big Data dựa trên cơ sở kiến trúc dữ liệu phân tích phù hợp nhằm có được đánh giá khách quan nhất.
Thành công của Netflix đã chứng minh được rằng: nếu liên tục sử dụng phân tích dữ liệu thì phần lớn các quyết định sẽ trở nên tốt và chính xác hơn, giảm thiểu tối đa rủi ro và mang lại kết quả như mong đợi.
Ứng dụng phân tích dữ liệu để thực hiện truyền thông
Bên cạnh những việc trên, Netflix còn sử dụng Big Data và phân tích dữ liệu để tiến hành tiếp thị (marketing) tùy chỉnh. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc quảng bá ‘House of Card” trong thời gian gần đây. Theo đó, Netflix đã cắt hơn 10 phiên bản khác nhau của đoạn trailer (giới thiệu) phục vụ cho việc quảng bá chương trình. Tùy vào sở thích của người xem mà họ sẽ thấy một đoạn giới thiệu phù hợp. Chính vì Netflix đã biết trước có bao nhiêu người sẽ quan tâm đến bộ phim và điều gì kích thích họ điều chỉnh mà công ty này không phải dành quá nhiều thời gian và nguồn lực cho việc tiếp thị.
Ngoài ra, Netflix cũng khuyến khích phản hồi từ khách hàng bằng việc thay đổi hệ thống phản hồi thành dạng chọn thumbs up/thumbs down đơn giản, nhanh gọn để tăng mức độ tham gia và tương tác của người xem. Việc này cho phép họ tùy chỉnh nội dung trang chủ tốt hơn nữa đối với từng khách hàng.
Nhờ những chiến lược khác biệt dẫn đầu nói trên, Netflix đã từng bước chinh phục thị trường thế giới. Trường hợp của Netflix đã chứng tỏ rằng, việc không ngừng phát triển, thay đổi công nghệ để gia tăng hiểu biết về thị trường theo từng khu vực kinh doanh chính là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công vững chắc của doanh nghiệp đó. Điều này cũng giúp công ty tạo ra nhiều giá trị vô hình và có vị thế nhất định trong tâm trí khách hàng.