Cần chuẩn bị những gì để xây dựng chiến lược mở rộng thị trường hiệu quả?
30/11/2020
Cần chuẩn bị những gì để xây dựng chiến lược mở rộng thị trường hiệu quả?Sau khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình hình thành phát triển, việc mở rộng thị trường nhằm hướng đến mục tiêu tăng doanh thu và phát triển thêm tệp khách hàng mục tiêu dường như là điều đương nhiên. Không những thế, đây còn được xem là điều kiện cần thiết giúp đưa doanh nghiệp đi lên và cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đủ những yếu tố quan trọng trước khi tiến hành mở rộng thị trường để chiến lược được hiệu quả và giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.Thăm dò và tiếp cận thị trường
Quá trình này giúp cho việc hoạch định chiến lược trở nên thực tế hơn với những con số và đảm bảo việc thâm nhập thị trường mới diễn ra bài bản, phối hợp. Trong quá trình khảo sát, hay thu thập đúng và đủ các thông tin về địa hình, cạnh tranh, mật độ dân cư,... để đưa ra cái nhìn tổng quan nhất. Đừng quên chú ý chi tiết nhỏ và thăm dò từ người dân bản địa nhằm hiểu hơn về văn hóa và hành vi tại khu vực cần mở rộng.
Nếu nền văn hóa khác biệt, đừng ngần ngại tối ưu sản phẩm (bao bì, vị, mẫu mã) để trở nên phù hợp hơn. Hơn thế, doanh nghiệp cũng cần có chiến lược quản trị rủi ro phù hợp để ứng biến và cắt giảm thua lỗ ở mức thấp nhất.
Đảm bảo chuẩn bị kỹ khả năng đáp ứng cho thị trường mở rộng
Đây là một trong những yếu tố quan trọng để tiếp cận thị trường thành công. Theo đó, doanh nghiệp cần đảm bảo được nguồn cung ổn định cho thị trường mới, bao gồm cả việc tối ưu vận chuyển và bốc xếp nhằm chắc chắn rằng không diễn ra tình trạng thiếu hàng/vận chuyển chậm trễ, tránh bị đối thủ chiếm lấy thị phần.
Xác định cách thức xâm nhập vào thị trường
Sau khi có chiến lược và chuẩn bị kỹ lưỡng, hãy thực hiện bước đầu của việc thâm nhập thị trường bằng cách xin các loại giấy tờ cần thiết tại nước sở tại, ví dụ: giấy phép hoạt động kinh doanh, giấy chứng minh nguồn gốc hàng hóa và các chứng từ, hồ sơ liên quan tránh trường hợp bị kiểm tra đột ngột. Tiếp đến, hãy xác định kênh bán hàng và phân phối phù hợp để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, thuê mặt bằng (nếu có) và lên kế hoạch tuyển nhân viên.
Tìm hiểu kênh tiếp thị và có hình thức quảng bá phù hợp
Các kênh tiếp thị hình ảnh được doanh nghiệp lựa chọn thường là mạng xã hội và đặt banner tại khu vực đông dân cư, siêu thị,... Đây là hoạt động giúp người tiêu dùng nắm bắt được các thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm của bạn. Đặc biệt hơn, thông qua các hình ảnh quảng cáo, chương trình ưu đãi, khuyến mãi,... thương hiệu của bạn cũng được định vị một phần trong tâm trí khách hàng và kích thích họ tiêu thụ sản phẩm, góp phần củng cố vững chắc thị trường.
Chuẩn bị kênh chăm sóc khách hàng là điều không thể bỏ qua
Là một điều không thể thiếu nếu doanh nghiệp khi muốn để lại dấu ấn và nhân được sự hài lòng từ khách hàng. Việc tư vấn và tiếp nhận phản hồi, ý kiến đóng góp từ chính trải nghiệm của khách hàng giúp doanh nghiệp có đánh giá đúng nhất cả về dịch vụ, thái độ nhân viên đến sản phẩm để kịp thời cải thiện phù hợp với thị trường.
Ước tính đầy đủ các loại chi phí và doanh thu
Các doanh nghiệp thường chỉ tập trung dự đoán doanh thu, chi phí cơ bản mà hay bỏ qua những loại phí phụ thu, thuế hay phí vận chuyển,... Trên thực tế, mức độ chênh lệch ở 2 khoản phí này theo từng quốc gia là khá cao, đặt biệt với những khu vực có phúc lợi cao như Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ,... Vì vậy, để kết quả dự tính được chính xác hơn, hãy tìm hiểu thật kỹ nhé!
Ngoài ra, để chiến lược mở rộng thị trường hiệu quả, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thêm nguồn vốn vững chắc, nhân lực phù hợp và nhiều hơn thế để sẵn sàng thích nghi với thị trường trong thời gian đầu. Thành công chưa bao giờ là dễ dàng đối với doanh nghiệp non trẻ, tuy nhiên, bằng chiến lược đầu tư kỹ lưỡng và nghiêm túc cùng kinh nghiệm sẵn có, hãy tự tin chiếm lĩnh thị phần và tiên phong ghi dấu ấn Việt trong tâm trí khách hàng ngoại địa. Chúc bạn thành công.
Sau khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình hình thành phát triển, việc mở rộng thị trường nhằm hướng đến mục tiêu tăng doanh thu và phát triển thêm tệp khách hàng mục tiêu dường như là điều đương nhiên. Không những thế, đây còn được xem là điều kiện cần thiết giúp đưa doanh nghiệp đi lên và cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đủ những yếu tố quan trọng trước khi tiến hành mở rộng thị trường để chiến lược được hiệu quả và giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.
Thăm dò và tiếp cận thị trường
Quá trình này giúp cho việc hoạch định chiến lược trở nên thực tế hơn với những con số và đảm bảo việc thâm nhập thị trường mới diễn ra bài bản, phối hợp. Trong quá trình khảo sát, hay thu thập đúng và đủ các thông tin về địa hình, cạnh tranh, mật độ dân cư,... để đưa ra cái nhìn tổng quan nhất. Đừng quên chú ý chi tiết nhỏ và thăm dò từ người dân bản địa nhằm hiểu hơn về văn hóa và hành vi tại khu vực cần mở rộng.
Nếu nền văn hóa khác biệt, đừng ngần ngại tối ưu sản phẩm (bao bì, vị, mẫu mã) để trở nên phù hợp hơn. Hơn thế, doanh nghiệp cũng cần có chiến lược quản trị rủi ro phù hợp để ứng biến và cắt giảm thua lỗ ở mức thấp nhất.
Đảm bảo chuẩn bị kỹ khả năng đáp ứng cho thị trường mở rộng
Đây là một trong những yếu tố quan trọng để tiếp cận thị trường thành công. Theo đó, doanh nghiệp cần đảm bảo được nguồn cung ổn định cho thị trường mới, bao gồm cả việc tối ưu vận chuyển và bốc xếp nhằm chắc chắn rằng không diễn ra tình trạng thiếu hàng/vận chuyển chậm trễ, tránh bị đối thủ chiếm lấy thị phần.
Xác định cách thức xâm nhập vào thị trường
Sau khi có chiến lược và chuẩn bị kỹ lưỡng, hãy thực hiện bước đầu của việc thâm nhập thị trường bằng cách xin các loại giấy tờ cần thiết tại nước sở tại, ví dụ: giấy phép hoạt động kinh doanh, giấy chứng minh nguồn gốc hàng hóa và các chứng từ, hồ sơ liên quan tránh trường hợp bị kiểm tra đột ngột. Tiếp đến, hãy xác định kênh bán hàng và phân phối phù hợp để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, thuê mặt bằng (nếu có) và lên kế hoạch tuyển nhân viên.
Tìm hiểu kênh tiếp thị và có hình thức quảng bá phù hợp
Các kênh tiếp thị hình ảnh được doanh nghiệp lựa chọn thường là mạng xã hội và đặt banner tại khu vực đông dân cư, siêu thị,... Đây là hoạt động giúp người tiêu dùng nắm bắt được các thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm của bạn. Đặc biệt hơn, thông qua các hình ảnh quảng cáo, chương trình ưu đãi, khuyến mãi,... thương hiệu của bạn cũng được định vị một phần trong tâm trí khách hàng và kích thích họ tiêu thụ sản phẩm, góp phần củng cố vững chắc thị trường.
Chuẩn bị kênh chăm sóc khách hàng là điều không thể bỏ qua
Là một điều không thể thiếu nếu doanh nghiệp khi muốn để lại dấu ấn và nhân được sự hài lòng từ khách hàng. Việc tư vấn và tiếp nhận phản hồi, ý kiến đóng góp từ chính trải nghiệm của khách hàng giúp doanh nghiệp có đánh giá đúng nhất cả về dịch vụ, thái độ nhân viên đến sản phẩm để kịp thời cải thiện phù hợp với thị trường.
Ước tính đầy đủ các loại chi phí và doanh thu
Các doanh nghiệp thường chỉ tập trung dự đoán doanh thu, chi phí cơ bản mà hay bỏ qua những loại phí phụ thu, thuế hay phí vận chuyển,... Trên thực tế, mức độ chênh lệch ở 2 khoản phí này theo từng quốc gia là khá cao, đặt biệt với những khu vực có phúc lợi cao như Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ,... Vì vậy, để kết quả dự tính được chính xác hơn, hãy tìm hiểu thật kỹ nhé!
Ngoài ra, để chiến lược mở rộng thị trường hiệu quả, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thêm nguồn vốn vững chắc, nhân lực phù hợp và nhiều hơn thế để sẵn sàng thích nghi với thị trường trong thời gian đầu. Thành công chưa bao giờ là dễ dàng đối với doanh nghiệp non trẻ, tuy nhiên, bằng chiến lược đầu tư kỹ lưỡng và nghiêm túc cùng kinh nghiệm sẵn có, hãy tự tin chiếm lĩnh thị phần và tiên phong ghi dấu ấn Việt trong tâm trí khách hàng ngoại địa. Chúc bạn thành công.