XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO BỀN VỮNG
Những năm gần đây, với vai trò chủ trì của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã cơ bản được hình thành. Các chủ thể trong hệ sinh thái đã tham gia một cách đầy đủ, toàn diện với hơn 1.400 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có 196 khu làm việc chung, 69 vườn ươm doanh nghiệp, 28 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, 108 quỹ đầu tư mạo hiểm. Điều này đang từng ngày, góp phần tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam bền vững.

Những năm gần đây, với vai trò chủ trì của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã cơ bản được hình thành. Các chủ thể trong hệ sinh thái đã tham gia một cách đầy đủ, toàn diện với hơn 1.400 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có 196 khu làm việc chung, 69 vườn ươm doanh nghiệp, 28 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, 108 quỹ đầu tư mạo hiểm. Điều này đang từng ngày, góp phần tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam bền vững.

Trong xu thế phát triển của khoa học và công nghệ toàn cầu, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh để bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động có khả năng liên kết giữa các thành tố nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Nhìn lại chặng đường sau hơn 5 năm kể từ ngày Đề án 844 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ông Nguyễn Quân – Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đánh giá cao vai trò của Chính phủ trong việc hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo bền vững: “Chính phủ đã hết sức quan tâm cả 4 thành phần của một hệ sinh thái khởi nghiệp. Đó là nguồn nhân lực trình độ cao.Đó là hạ tầng cho phát triển công nghệ. Đó là nguồn lực đầu tư về tài chính cho khởi nghiệp; và cuối cùng là hành lang pháp lý, hay còn gọi là không gian pháp lý cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.”

Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững sẽ mang lại nhiều lợi ích, đồng thời tạo động lực phát triển nền kinh tế. Để làm được điều này, không chỉ cần phát huy nội lực trong nước mà còn cần thúc đẩy kết nối các nguồn lực dồi dào từ đội ngũ chuyên gia, trí thức, doanh nhân… ở nước ngoài. Theo thống kê sơ bộ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), Việt Nam hiện có khoảng 50 hội trí thức và mạng lưới trí thức người Việt đã thành lập tại các nước; hơn 500 nghìn chuyên gia, trí thức làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học nước ngoài, ở hầu hết các ngành và lĩnh vực mũi nhọn. Nhiều bạn trẻ, doanh nhân trẻ người Việt, các du học sinh tại nước ngoài cũng đã có bước đầu thành công ở các hệ sinh thái khởi nghiệp lớn của thế giới.

Báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á-Tiếng gầm thập kỷ 20: Thập kỷ kỹ thuật số Đông Nam Á” do Google, Temasek và Bain & Company công bố cuối năm 2021, dòng vốn đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam đang tăng mạnh, tập trung ở các lĩnh vực thương mại điện tử, tài chính, sức khỏe và giáo dục. Vì thế, tiếp tục thúc đẩy xây dựng mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, nhằm đưa Việt Nam trở thành trung tâm sáng tạo hấp dẫn, “vườn ươm” của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong và ngoài nước. “Tôi cho rằng chúng ta cần phải tuân thủ đáp ứng hai vấn đề: Một là chúng ta đã xác định kinh tế thị trường thì chúng ta phải tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường. Hai là chúng ta phải tuân thủ những thông lệ quốc tế. Chúng ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế chúng ta đi sau thế giới nhiều thập kỷ, vì thế mà chúng ta nên rút ngắn khoảng cách với họ bằng cách là chúng ta học tập kinh nghiệm của họ và áp dụng những thông lệ mà họ đã từng trải qua và họ đã dày công xây dựng.” – Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quân nhận định thêm.

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đứng trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ để phát triển. Để có thể đạt thành công, các doanh nghiệp khởi nghiệp dĩ nhiên cần chủ động trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo ra nhiều giá trị hơn nữa. Nhưng cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan phải coi việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là ưu tiên, đặc biệt khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo là động cơ chính để kinh tế đất nước phát triển bền vững. Đó không chỉ là yêu cầu thành lập nhiều doanh nghiệp mới mà còn là yêu cầu làm mới với tất cả các doanh nghiệp đang tồn tại. Đặc biệt, khởi nghiệp sáng tạo là mệnh lệnh của kỷ nguyên số.

BUILDING A SUSTAINABLE INNOVATIVE STARTUP ECOSYSTEM

In recent years, a startup ecosystem has basically been formed in Vietnam under the leadership of the Ministry of Science and Technology and the active participation of ministries, departments and localities. The ecosystem has attracted more than 1,400 startup support organizations, 196 co-working spaces, 28 business accelerators, and 108 venture capital funds, contributing to creating a sustainable startup ecosystem in Vietnam. 

Amidst the strong development of science and technology around the globe, innovative startups play an important role in promoting economic growth and improving competitiveness to ensure each country’s sustainable development. Building and developing a dynamic innovative startup ecosystem that is able to link different elements to support innovative startups is an urgent requirement today.

Looking back on the over-five-year journey since Project 844 was approved by the Prime Minister, Mr. Nguyen Quan – Former Minister of Science and Technology, highly appreciated the role of the Government in supporting the formation of a sustainable innovative startup ecosystem: “The government has paid great attention to all the four components of a startup ecosystem, specifically highly qualified human resource, technology infrastructure, financial investment for startups; and the legal corridor, also known as the legal space for innovative startups.”

Building a sustainable innovative startup ecosystem contributes to bringing about benefits and creating a driving force for economic development. To do this, it is necessary to promote internal strengths and the connection of abundant resources from experts, intellectuals, and entrepreneurs overseas. According to preliminary statistics of the State Committee for Overseas Vietnamese Affairs (Ministry of Foreign Affairs), Vietnam has about 50 intellectual associations and networks of Vietnamese intellectuals all over the world, more than 500,000 Vietnamese experts and intellectuals working at foreign research institutes and universities, mainly in the key sectors.

According to the “E-conomy SEA 2021 – Roaring 20s: The SEA Digital Decade” report released by Google, Temasek and Bain & Company at the end of 2021, capital flows into Vietnamese innovative startups was growing strongly, focusing on the fields of e-commerce, finance, health and education. Therefore, promoting the building of Vietnam’s innovative startup network is an important task, making Vietnam an attractive innovation center and an “incubator” of startups at home and abroad. “I think we need to comply with two things. First, once we decide to pursue market economy, we have to comply with the laws of the market economy. Second, we must comply with international practices. We are a developing country, and our economy is many decades behind the world. Therefore, we should narrow the gap with them by learning from their experience,” said former Minister Nguyen Quan.

Vietnam’s innovative startup ecosystem is now required to foster innovations for stronger development. To be successful, startups need to proactively change their growth models, thereby creating greater values. Besides, relevant ministries, departments and localities have to consider supporting innovative startups as a top priority and creating a favorable environment for startups by to completing their legal system.

Startups and innovative startups are the driving force for a country’s sustainable economic development. Becoming innovative is a requirement for not only new businesses but also existing ones. In particular, innovative entrepreneurship is the order of the digital era.