29/11/2018
Bên trong thung lũng Silicon của Trung Quốc: từ đạo nhái đến đổi mớiTừ một trung tâm sản xuất cho các hãng nước ngoài, Thâm Quyến trở thành thánh địa của các công ty lớn và startup tại Trung Quốc.Tại ngôi chợ Huaqiangbei ở Thâm Quyến, bạn có thể tự làm một chiếc điện thoại thông minh chỉ trong vài giờ. Chiếm nhiều tầng lầu và hàng nghìn m2, ngôi chợ này là lãnh địa của các nhà cung cấp thiết bị cơ bản mà từ đó bạn có thể chế tạo ra điện thoại như ống kính, bo mạch chủ, khung máy, màn hình và nhiều thứ khác. Tất cả những gì bạn phải làm là mua những thứ cần thiết và biết cách làm sao để ráp chúng lại với nhau.
Mọi thứ không dừng lại chỉ với smartphone. Bạn có thể tìm thấy tại đây hầu hết các phần của bất cứ thiết bị điện tử thông dụng nào mà bạn nghĩ tới như pin dự phòng hay máy bay không người lái.
Để đảm bảo quá trình này thuận lợi, có những bản sao chép ở đó với những thiết kế của các thiết bị Apple hay Samsung. Quyền sở hữu trí tuệ, một trong những vấn đề lo lắng lớn nhất của chính phủ Mỹ với Trung Quốc không tồn tại ở đây. Mặc dù vậy, sự đổi mới vẫn hiện diện. Một số người cố gắng dùng các thiết bị sẵn có để làm thứ gì mới và cải thiện các phiên bản của những thiết bị hiện hành.
Ngôi chợ hỗn độn ấy làm sáng lên bức tranh đổi mới hiện hữu ở Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng việc xem quốc gia này chỉ là nơi sản xuất cho những sản phẩm được thiết kế bởi các công ty nước ngoài đã lỗi thời và không còn đúng nữa.
"Có rất nhiều đổi mới trong sự mở rộng về quy mô đang diễn ra ở Trung Quốc một cách cực kỳ nhanh mà không cần đến sự quan tâm của phần còn lại của thế giới", Christian Grewell, Giáo sư về kinh doanh tại Đại học New York ở Thượng Hải nói.
Ông dẫn chứng bằng việc mà hãng smartphone Xiaomi cập nhật phần mềm của mình dựa trên những phản hồi của người dùng và mức độ tiếp cận khủng khiếp của các hình thức thanh toán số tại Trung Quốc thông qua ứng dụng Wechat của Tencent hay Alipay của Ant Financial.
Một gian hàng tại chợ Huaqiangbei ở Thâm Quyến. Ảnh: AFP.
Trung tâm phần cứng
Từng có thời là một làng chài nhỏ gần Hong Kong, Thâm Quyến giờ đây đã trở thành thủ phủ đầy hào quang của hơn 12 triệu cư dân. Cùng với nhiều thành phố khác nằm ở đồng bằng Châu Giang ở phía Nam Trung Quốc, nơi đây bắt đầu gây chú ý vào những năm 80 và 90 của thế kỷ trước như là nhà máy của thế giới, sản xuất số lượng lớn sản phẩm công nghiệp. Nhưng giờ đây nơi này được biết đến rộng rãi hơn như lời đáp trả của Trung Quốc với thung lũng Silicon của Mỹ khi là đại bản doanh của các gã khổng lồ ngành công nghệ tại quốc gia này như Tencent và Huawei.
Thâm Quyến trở thành thỏi nam châm cho những doanh nhân trẻ tham vọng nắm lấy những ưu thế từ vị trí của thành phố, khi là trái tim của những chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Nơi đây đã hình thành các startup như DJI - một trong những công ty chế tạo máy bay không người lái phi quân sự hàng đầu thế giới.
"Nếu có một ý tưởng, bạn có thể nhanh chóng đánh giá nó và tìm kiếm nhà máy để sản xuất sản phẩm của mình ngay tại đây", Jasen Wang, CEO startup giáo dục công nghệ Makeblock cho biết. Công ty này sản xuất những dụng cụ mà trẻ em có thể dùng để tạo những món đồ như xe đua, robot biết đi rồi sau đó viết chương trình cho chúng. Các sản phẩm và phần mềm của Makeblock được thiết kế để dạy trẻ em ngôn ngữ lập trình máy tính một cách vui nhộn. Trong vòng gọi vốn mới nhất, startup này được định giá 350 triệu USD.
Thâm Quyến cung ứng những thứ sẵn có mà phần cứng các sản phẩm công ty Wang cần. Tại đây cũng có nguồn lực con người tài năng.
"Có rất nhiều công ty lớn ở đây và rất dễ để bạn tìm kiếm các kỹ sư phát triển phần cứng. Bạn sẽ không có lợi thế này ở Bắc Kinh hay Thượng Hải", anh phân tích.
Đi nhanh
Ở Thâm Quyến, mọi thứ đều được thực hiện nhanh chóng. Steven Yang, CEO công ty công nghệ pin Anker Innovations nhận định nếu thật sự muốn phát triển sản phẩm thật nhanh thì Trung Quốc và cụ thể hơn với Thâm Quyến là một lựa chọn sáng suốt.
"Những thứ mà bạn phải làm hàng ngày hay hàng tuần ở nơi khác có thể được thực hiện tại đây chỉ trong vài giờ", anh lý giải.
Cựu nhân viên Google 36 tuổi đã xây dựng Anker trở thành một trong những nhà làm pin dự phòng hàng đầu thế giới cho smartphone và các thiết bị điện tử. Doanh số trong năm ngoái của công ty này là trên 500 triệu USD và các sản phẩm của họ được bán tại Amazon, Walmart.
Theo Yang, 10 năm trước, 90% những gì hiện diện ở Thâm Quyến là đạo nhái, chỉ 10% là sáng tạo cái mới. Còn bây giờ anh nhận định khung cảnh đã đổi chiều khi đổi mới chiếm đến 70% và chỉ còn 30% là lấy từ ý tưởng của nơi khác.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đồng ý rằng các công ty Trung Quốc đang nâng tầm cuộc chơi của mình. Trong khảo sát thường niên được thực hiện bởi Hiệp hội Thương mại châu Âu tại Trung Quốc, đây là năm đầu tiên phần lớn câu trả lời nói rằng họ xem các công ty tại quốc gia đông dân nhất thế giới "ngang hàng hoặc đổi mới hơn so với các công ty châu Âu".
Hàng giả vẫn còn tràn lan
Trong khi sự tăng trưởng thật sự đang diễn ra tại Thâm Quyến, sự xâm phạm nhãn hiệu và trộm cắp tài sản trí tuệ cũng tiếp diễn. Nền công nghiệp hàng giả vẫn còn ở quy mô lớn với những chiếc iPhone và giày Nike nhái được bán ra tràn lan.
Yang nói Anker đã chịu đựng việc bị đạo nhái trong khoảng thời gian đầu nhưng Chính phủ đã dần dần siết chặt khoản này. "Tôi nghĩ mọi thứ bắt đầu tốt hơn qua mỗi năm", anh đánh giá.
Tuy nhiên, chính quyền Trump vẫn không thấy thuyết phục. Nước Mỹ đã đưa việc Trung Quốc ăn cắp sở hữu trí tuệ trở thành một trong những lý do chính cho cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế của thế giới.
Các chuyên gia cho rằng chính quyền Trung Quốc cần phải làm nhiều hơn nữa nếu muốn trở thành thánh địa công nghệ toàn cầu. Theo giáo sư Christian Grewell của Đại học New York ở Thượng Hải, Trung Quốc muốn thấy những công ty của mình trên thị trường thế giới và họ đã đặt cược ở nhiều lĩnh vực như xe điện và trí tuệ nhân tạo.
"Để có thể đưa sự đổi mới của mình vượt khỏi lằn ranh trong nước, Trung Quốc cần tham gia cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ", ông nói.
Theo CNN
Từ một trung tâm sản xuất cho các hãng nước ngoài, Thâm Quyến trở thành thánh địa của các công ty lớn và startup tại Trung Quốc.
Tại ngôi chợ Huaqiangbei ở Thâm Quyến, bạn có thể tự làm một chiếc điện thoại thông minh chỉ trong vài giờ. Chiếm nhiều tầng lầu và hàng nghìn m2, ngôi chợ này là lãnh địa của các nhà cung cấp thiết bị cơ bản mà từ đó bạn có thể chế tạo ra điện thoại như ống kính, bo mạch chủ, khung máy, màn hình và nhiều thứ khác. Tất cả những gì bạn phải làm là mua những thứ cần thiết và biết cách làm sao để ráp chúng lại với nhau.
Mọi thứ không dừng lại chỉ với smartphone. Bạn có thể tìm thấy tại đây hầu hết các phần của bất cứ thiết bị điện tử thông dụng nào mà bạn nghĩ tới như pin dự phòng hay máy bay không người lái.
Để đảm bảo quá trình này thuận lợi, có những bản sao chép ở đó với những thiết kế của các thiết bị Apple hay Samsung. Quyền sở hữu trí tuệ, một trong những vấn đề lo lắng lớn nhất của chính phủ Mỹ với Trung Quốc không tồn tại ở đây. Mặc dù vậy, sự đổi mới vẫn hiện diện. Một số người cố gắng dùng các thiết bị sẵn có để làm thứ gì mới và cải thiện các phiên bản của những thiết bị hiện hành.
Ngôi chợ hỗn độn ấy làm sáng lên bức tranh đổi mới hiện hữu ở Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng việc xem quốc gia này chỉ là nơi sản xuất cho những sản phẩm được thiết kế bởi các công ty nước ngoài đã lỗi thời và không còn đúng nữa.
"Có rất nhiều đổi mới trong sự mở rộng về quy mô đang diễn ra ở Trung Quốc một cách cực kỳ nhanh mà không cần đến sự quan tâm của phần còn lại của thế giới", Christian Grewell, Giáo sư về kinh doanh tại Đại học New York ở Thượng Hải nói.
Ông dẫn chứng bằng việc mà hãng smartphone Xiaomi cập nhật phần mềm của mình dựa trên những phản hồi của người dùng và mức độ tiếp cận khủng khiếp của các hình thức thanh toán số tại Trung Quốc thông qua ứng dụng Wechat của Tencent hay Alipay của Ant Financial.
|
Một gian hàng tại chợ Huaqiangbei ở Thâm Quyến. Ảnh: AFP. |
Trung tâm phần cứng
Từng có thời là một làng chài nhỏ gần Hong Kong, Thâm Quyến giờ đây đã trở thành thủ phủ đầy hào quang của hơn 12 triệu cư dân. Cùng với nhiều thành phố khác nằm ở đồng bằng Châu Giang ở phía Nam Trung Quốc, nơi đây bắt đầu gây chú ý vào những năm 80 và 90 của thế kỷ trước như là nhà máy của thế giới, sản xuất số lượng lớn sản phẩm công nghiệp. Nhưng giờ đây nơi này được biết đến rộng rãi hơn như lời đáp trả của Trung Quốc với thung lũng Silicon của Mỹ khi là đại bản doanh của các gã khổng lồ ngành công nghệ tại quốc gia này như Tencent và Huawei.
Thâm Quyến trở thành thỏi nam châm cho những doanh nhân trẻ tham vọng nắm lấy những ưu thế từ vị trí của thành phố, khi là trái tim của những chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Nơi đây đã hình thành các startup như DJI - một trong những công ty chế tạo máy bay không người lái phi quân sự hàng đầu thế giới.
"Nếu có một ý tưởng, bạn có thể nhanh chóng đánh giá nó và tìm kiếm nhà máy để sản xuất sản phẩm của mình ngay tại đây", Jasen Wang, CEO startup giáo dục công nghệ Makeblock cho biết. Công ty này sản xuất những dụng cụ mà trẻ em có thể dùng để tạo những món đồ như xe đua, robot biết đi rồi sau đó viết chương trình cho chúng. Các sản phẩm và phần mềm của Makeblock được thiết kế để dạy trẻ em ngôn ngữ lập trình máy tính một cách vui nhộn. Trong vòng gọi vốn mới nhất, startup này được định giá 350 triệu USD.
Thâm Quyến cung ứng những thứ sẵn có mà phần cứng các sản phẩm công ty Wang cần. Tại đây cũng có nguồn lực con người tài năng.
"Có rất nhiều công ty lớn ở đây và rất dễ để bạn tìm kiếm các kỹ sư phát triển phần cứng. Bạn sẽ không có lợi thế này ở Bắc Kinh hay Thượng Hải", anh phân tích.
Đi nhanh
Ở Thâm Quyến, mọi thứ đều được thực hiện nhanh chóng. Steven Yang, CEO công ty công nghệ pin Anker Innovations nhận định nếu thật sự muốn phát triển sản phẩm thật nhanh thì Trung Quốc và cụ thể hơn với Thâm Quyến là một lựa chọn sáng suốt.
"Những thứ mà bạn phải làm hàng ngày hay hàng tuần ở nơi khác có thể được thực hiện tại đây chỉ trong vài giờ", anh lý giải.
Cựu nhân viên Google 36 tuổi đã xây dựng Anker trở thành một trong những nhà làm pin dự phòng hàng đầu thế giới cho smartphone và các thiết bị điện tử. Doanh số trong năm ngoái của công ty này là trên 500 triệu USD và các sản phẩm của họ được bán tại Amazon, Walmart.
Theo Yang, 10 năm trước, 90% những gì hiện diện ở Thâm Quyến là đạo nhái, chỉ 10% là sáng tạo cái mới. Còn bây giờ anh nhận định khung cảnh đã đổi chiều khi đổi mới chiếm đến 70% và chỉ còn 30% là lấy từ ý tưởng của nơi khác.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đồng ý rằng các công ty Trung Quốc đang nâng tầm cuộc chơi của mình. Trong khảo sát thường niên được thực hiện bởi Hiệp hội Thương mại châu Âu tại Trung Quốc, đây là năm đầu tiên phần lớn câu trả lời nói rằng họ xem các công ty tại quốc gia đông dân nhất thế giới "ngang hàng hoặc đổi mới hơn so với các công ty châu Âu".
Hàng giả vẫn còn tràn lan
Trong khi sự tăng trưởng thật sự đang diễn ra tại Thâm Quyến, sự xâm phạm nhãn hiệu và trộm cắp tài sản trí tuệ cũng tiếp diễn. Nền công nghiệp hàng giả vẫn còn ở quy mô lớn với những chiếc iPhone và giày Nike nhái được bán ra tràn lan.
Yang nói Anker đã chịu đựng việc bị đạo nhái trong khoảng thời gian đầu nhưng Chính phủ đã dần dần siết chặt khoản này. "Tôi nghĩ mọi thứ bắt đầu tốt hơn qua mỗi năm", anh đánh giá.
Tuy nhiên, chính quyền Trump vẫn không thấy thuyết phục. Nước Mỹ đã đưa việc Trung Quốc ăn cắp sở hữu trí tuệ trở thành một trong những lý do chính cho cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế của thế giới.
Các chuyên gia cho rằng chính quyền Trung Quốc cần phải làm nhiều hơn nữa nếu muốn trở thành thánh địa công nghệ toàn cầu. Theo giáo sư Christian Grewell của Đại học New York ở Thượng Hải, Trung Quốc muốn thấy những công ty của mình trên thị trường thế giới và họ đã đặt cược ở nhiều lĩnh vực như xe điện và trí tuệ nhân tạo.
"Để có thể đưa sự đổi mới của mình vượt khỏi lằn ranh trong nước, Trung Quốc cần tham gia cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ", ông nói.
Theo CNN