KẾT NỐI DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP VIỆT VỚI HỆ SINH THÁI QUỐC TẾ
Với việc startup Việt Nam đã bắt đầu hướng tới các thị trường khu vực và thế giới thay vì chỉ phục vụ thị trường nội địa,… hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang bước vào thời điểm bước ngoặt (tipping point) để có thể tạo dấu ấn trong khu vực và trên thế giới.

Với việc startup Việt Nam đã bắt đầu hướng tới các thị trường khu vực và thế giới thay vì chỉ phục vụ thị trường nội địa,… hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang bước vào thời điểm bước ngoặt (tipping point) để có thể tạo dấu ấn trong khu vực và trên thế giới.

Việt Nam là “ngôi sao đang lên” của khu vực Đông Nam Á

Theo thống kê của tạp chí Echelon (Singapore), một trong những tạp chí online lớn nhất về khởi nghiệp ở Đông Nam Á, Việt Nam hiện có khoảng  hơn 3 nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, tăng gần gấp đôi so với ước tính cuối năm 2015 (khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp).

Cùng với số lượng, chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST cũng ngày càng tăng cao thể hiện ở số lượng các thương vụ đầu tư, số lượng vườn ươm ở khắp các tỉnh thành trên cả nươc

Thống kê sơ bộ từ Văn phòng Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Đề án 844), Việt Nam hiện có khoảng hơn 30 cơ sở ươm tạo và 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Trong đó, có một số tên tuổi tiêu biểu như Vườn ươm doanh nghiệp Công nghệ cao Hòa Lạc, Vườn ươm doanh nghiệp Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, Vườn ươm Đà Nẵng, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin ĐMST Hà Nội…

Bà Nguyễn Phương Linh -Trưởng làng Thách Thức và Sáng tạo xã hội, Viện trưởng Viện MSD/ United Way Vietnam nhận định: Dù ảnh hưởng của đại dịch covid 19 nhưng năm 2021 Việt Nam cũng đã thu hút tới 1,3 tỷ đô la – mức nhiều nhất từ trước đến nay,  đặc biệt trong đó cái tỷ lệ thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất mạnh. Đây là một thành quả vô cùng tự hào và Việt Nam đang ở trong thời kỳ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển một cách năng động nhất và không bó hẹp trong khuôn khổ quốc gia ở mà cũng bắt đầu tiến đi xa, mang tầm quốc tế với sự tham gia của rất nhiều những chủ thể đa dạng khác nhau.  Việt Nam đang có một hệ sinh thái rất năng động và nó chuyển dịch từ một hệ sinh thái mang tính chất là đóng sang cách tiếp cận mở và vươn tầm quốc tế, có những cái sự giao thoa giữa trong nước và quốc tế.

Kết nối các nguồn lực quốc tế

Theo thống kê sơ bộ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), Việt Nam hiện có khoảng 50 hội trí thức và mạng lưới trí thức người Việt đã thành lập tại các nước; hơn 500 nghìn chuyên gia, trí thức làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học nước ngoài, ở hầu hết các ngành và lĩnh vực mũi nhọn. Nhiều bạn trẻ, doanh nhân trẻ người Việt, các du học sinh tại nước ngoài cũng đã có bước đầu thành công ở các hệ sinh thái khởi nghiệp lớn của thế giới.

Đây là những nguồn lực có giá trị quý báu, có thể hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong vấn đề mở rộng thị trường, hỗ trợ vốn, gọi vốn và đặc biệt là sự cộng hưởng nguồn trí tuệ toàn cầu. Ngoài ra, từ đội ngũ trí thức, doanh nhân người Việt ở nước ngoài có thể hình thành mạng lưới chuyên gia cố vấn toàn cầu, hỗ trợ các startup Việt giải quyết các vấn đề khó khăn đang gặp phải.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ “Techfest hàng năm đều có sự kết nối với các mentor, trí thức người Việt ở nước ngoài. Trong đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” đã chỉ ra việc “Hình thành và hỗ trợ phát triển mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia với các nội dung, hỗ trợ kinh phí mời chuyên gia, cố vấn, người Việt Nam thành công ở nước ngoài đến làm việc, tư vấn thường xuyên, cung cấp dịch vụ cho các khu dịch vụ tập trung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở phạm vi ngành, vùng, địa phương, cơ sở”. Qua đó, Chương trình Global Mentoring Program for V- Startups đã được ra đời nhằm hướng tới việc cố vấn, hỗ trợ startup Việt Nam, dưới hình thức cố vấn 1-1, bởi các chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài. Văn phòng Đề án 844 – Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao sẽ chủ trì tổ chức các hoạt động này”.

Với những nỗ lực chung, sự kết nối của các nguồn lực, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Việt Nam lên một tầm cao mới cũng như tạo động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.