Doanh nghiệp trong thế kỷ 21: Cuộc cách mạng doanh nghiệp toàn cầu trong thế giới phẳng
07/11/2017
Doanh nghiệp trong thế kỷ 21: Cuộc cách mạng doanh nghiệp toàn cầu trong thế giới phẳngCuộc cách mạng doanh nghiệp của nước Mỹ đã trở thành mô hình học tập cho các doanh nhân, các nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu. Doanh nghiệp và Internet đang tiếp tục làm phẳng thế giới với tốc độ kinh ngạc, mở ra vô số cơ hội trong mọi lĩnh vực trên khắp các châu lục. Trong công trình có tên là "tiến ra toàn cầu", Pat Dickson đã cho thấy các doanh nhân và doanh nghiệp của họ đã vẽ lại bức tranh kinh doanh toàn cầu như thế nào: 8% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu tác động hay tham gia vào thương mại toàn cầu, và những tiến bộ về công nghệ, chế tạo và hậu cần đã tạo ra những cơ hội cho các công ty ở tất cả quy mô cạnh tranh với nhau trên phạm vi quốc tế. Hình ảnh thị trường thế giới mới nổi này cho phép sự tham gia của cả các quốc gia và tổ chức ở xa xôi, khan hiếm nguồn lực nhất được mô tả trong cuốc sách Thế giới phẳng của Thomas Friedman, với sự hội tụ công nghệ và các sự kiện trên thế giới đã dẫn tới những thay đổi lớn lao trong các chuỗi giá trị truyền thống.
Cuộc cách mạng doanh nghiệp của nước Mỹ đã trở thành mô hình học tập cho các doanh nhân, các nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu. Những nội dung nổi bật là trong đó là: 1) đưa doanh nghiệp trở thành chương trình giảng dạy quốc gia (vùng) chính thức ở tất cả các cấp (từ tiểu học đến đại học), hay là các chuyên đề nghiên cứu; 2) đào tạo và thúc đẩy giáo viên tham gia vào đào tạo doanh nhân; 3) thúc đẩy ứng dụng các chương trình dựa trên "học thông qua làm việc", bằng các công cụ như dự án, các hãng hoạt động qua mạng và công ty nhỏ; 4) sự tham gia của các doanh nhân và công ty địa phương vào thiết kế và triển khai các khóa học và hoạt động doanh nghiệp; 5) tăng cường đào tạo kiến thức doanh nghiệp trong các trường đại học ngoài lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, như các trường khoa học và kỹ thuật, và nhấn mạnh tạo lập công ty trong chương trình giảng dạy kinh doanh ở trường đại học.
Bốn sự chuyển biến doanh nghiệp đang làm thay đổi thế giới
Bằng chứng và những xu hướng chỉ ra ít nhất 4 sự chuyển biến doanh nghiệp có tác động sâu sắc đến cách thức nhân loại sống, làm việc, học tập và giải trí như thế nào. Cụ thể như sau:
1. Doanh nghiệp là mô hình quản lý mới: tư duy và lập luận kiểu doanh nhân - thường năng động, có tiềm năng cao và thúc đẩy các hãng mới và đang nổi - giờ đây đang được kết hợp và lồng ghép vào các chiến lược và hoạt động của công ty Mỹ.
2. Doanh nghiệp đã sinh ra mô hình đào tạo mới cho giảng dạy và học tập.
3. Doanh nghiệp đang trở thành mô hình quản lý chủ đạo để điều hành các tổ chức phi lợi nhuận và trong các lĩnh vực hoạt động xã hội mới nổi.
4. Doanh nghiệp nhanh chóng vượt ra ngoài phạm vi các trường kinh doanh: kỹ thuật, khoa học sự sống, kiến trúc, y học, âm nhạc, nghệ thuật tự do và các trường phổ thông là các nền tảng kiến thức mới đang khai thác ý thức doanh nghiệp trong các chương trình giảng dạy.
Doanh nghiệp là mô hình quản lý mới
Hầu như mọi mô hình quản lý hình thành ngày nay đều có thể tìm thấy nguồn gốc của nó trong các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh lớn được thành lập trong vòng 40 năm qua. Các nhà nghiên cứu nhận thức và thực hành quản lý đã tìm thấy những nhà sáng lập và lãnh đạo năng động và sáng tạo ở các doanh nghiệp mới và các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chứ hiếm gặp ở các doanh nghiệp lớn, lâu đời. Tuy nhiên, hầu như tất cả nghiên cứu và khảo sát trước năm 1970 đều nhằm vào các công ty lớn mà bỏ qua các doanh nghiệp nhỏ. Những nghiên cứu mới đang có những thay đổi rất lớn về phương thức: các tổ chức phẳng, đổi mới, thích nghi với sự thay đổi, hỗn loạn, những nỗ lực làm việc theo nhóm, những khuyến khích hợp lý dựa trên kết quả hoạt động, và ra quyết định đồng thuận. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy văn hóa và các hệ thống giá trị chung trong con người, sự chính trực, trung thực và đạo đức, ý thức trách nhiệm đối với môi trường và cộng đồng. Nhiều thứ được tìm thấy sau khi các công ty cố gắng tự sáng tạo lại bản thân và cạnh tranh toàn cầu kèm theo nhiều nguyên lý, tính chất này và các khái niệm về doanh nghiệp.
Doanh nghiệp như một mô hình đào tạo mới
Các chương trình giảng dạy về doanh nghiệp nhanh chóng thành công, thu hút số lượng lớn học viên tham gia, đã được tăng cường bằng cách sử dụng các doanh nhân phù hợp trong các lớp học. Đây là những nhà sàng lập và lãnh đạo công ty thành công có năng lực và mong muốn giảng dạy. Các sinh viên thích thú với những lớp học hấp dẫn và chất lượng giảng dạy của họ.
Thay đổi nội dung và cách thức học của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
Giáo dục về doanh nghiệp đã tạo ra mô hình giảng dạy mới có thể thay đổi nội dung và cách thức học của học viên. Những triết lý và niềm tin nền tảng về học và dạy, thái độ đối với giáo viên và những hình ảnh vai trò của trò và thầy dạy khác xa so với các cách tiếp cận học thuật truyền thống. Một số ví dụ cơ bản đáng lưu ý. Một điều là hầu hết các nhà sư phạm không hướng vào khả năng; họ là sinh viên và hướng vào cơ hội. Họ không tin rằng chuyên môn, sự khôn ngoan và kiến thức chỉ nằm trong những bộ não khôn ngoan, hay ở thư viện hay được truy cập qua Google.
Họ từ chối mô hình giảng dạy truyền thống: sinh viên ngồi với cây bút trong tay, tập trung lắng nghe, ghi nhớ các sự kiện, rồi tuôn ra các sự kiện để đạt điểm cao nhất, và cứ lặp lại như vậy. Thay vào đó là triết lý lấy sinh viên làm trung tâm, diễn biến sự việc mang tính chất trao đổi hơn và làm cho quá trình học không chỉ diễn ra trong lớp học mà mang tính học nghề nhiều hơn, giống như mô hình giảng dạy y khoa “nhìn-làm và dạy”. Các khoa giảng dạy về doanh nghiệp xem vai trò của họ như những nhà tham vấn, huấn luyện và biện hộ cho sinh viên. Không thể nói trước được rằng đây là những sinh viên sẽ trở thành những doanh nhân tốt nhất, cũng như đây là những ý tưởng sẽ chiến thắng. Các sinh viên sẽ thấy rằng họ thường bắt đầu với một vấn đề không liên quan và không có lời giải: Tôi có sẽ là doanh nhân tốt hay không? Điều này sẽ dẫn đến sự chuyển biến quan trọng trong học tập của họ. Họ trưởng thành và đưa ra những câu hỏi liên quan hơn: liệu đây có phải là công việc đang theo đuổi hay chỉ là một đặc trưng khác? Làm sao tôi biết được, và ai biết? rủi ro và thành quả ở đây là gì, và tôi cần làm gì để cải thiện chúng?
Phạm vi thứ ba và là phần trung tâm của mô hình mới là sự phung phú và tính sáng tạo của nhiều khoa, khoá học và chương trình dạy về doanh nghiệp. Lớp học là nơi diễn ra những va chạm giữa kiến thức và thực tế của những lý thuyết, thực hành, ý tưởng và các chiến lược đã được đưa và các trường trong thập kỷ qua.
Doanh nghiệp là mô hình quản lý mới cho tổ chức phi lợi nhuận và từ thiện
Trong vài thập kỷ qua chúng ta đã chứng kiến các quỹ từ thiện và các tổ chức phi lợi nhuận được tạo ra từ những tổ chức bị đổ vỡ sử dụng mô hình phát triển doanh nghiệp mới. Ngay từ khi bắt đầu họ đã áp dụng nhiều khái niệm và nguyên tắc để hình thành ý tưởng, biến nó thành cơ hội, xây dựng niềm tin, gây quỹ, và phát triển đội ngũ và tổ chức quản lý như là một doanh nghiệp mới.
Hiệu ứng
Quá trình kính thích này đối với trường cũng như sinh viên đang thúc đẩy sự bùng nổ đào tạo về doanh nghiệp trên toàn cầu: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Nam Phi, khối Đông Âu à các nước đang phát triển.
Thứ nhất, với bản chất và thực tế của nó, lĩnh vực này dường như thu hút những người ham muốn kinh doanh cao. Những nhà tư tưởng và thực hành doanh nghiêp từ xưa đến nay thường ít tồn tại trong hầu hết các trường học. Những người sáng tạo, nhiệt huyết và dám làm này mang các cách nghĩ, cách làm của họ vào các khóa học, nghiên cứu và các trường của họ. Họ là những nhân tố thay đổi.
Thứ hai, sự chuyển hướng doanh nghiệp của họ đem đến tư duy mới cho các trường đại học và phổ thông: Họ suy nghĩ và hành động như những người chủ. Họ sáng tạo, dũng cảm và quyết tâm thực hiện công việc; họ xây dựng các nhóm, làm những
gì họ muốn và là những người xây dựng tổ chức, và không để cho suy nghĩ thiển cận cản trở họ trở thành những nhà sư phạm tốt hơn.
Thứ ba, các khoa giảng dạy doanh nghiệp luôn nghĩ về cơ hội. Khả năng của doanh nhân nhận ra rằng đồng tiền đi theo những nhóm xuất sắc và những cơ hội xuất sắc, vì vậy họ tạo ra chúng. Họ tìm cách để đổi mới sáng tạo, thu gom tiền, và thực hiện các chương trình giảng dạy ở các trường đại học có nguồn lực. Họ kết nối các ý tưởng sáng tạo với các doanh nhân có năng lực và các cơ sở của họ để huy động tiền và triển khai các chương trình.
Thứ tư, họ tạo ra các liên minh chiến lược hùng mạnh với những người khác – đồng nghiệp, bạn học và các doanh nhân bằng cách thực thi các nguyên tắc làm việc nhóm của doanh nghiệp mà họ giảng dạy.
Con đường phía trước
Trong cuốn sách này, tác giả đòi hỏi chúng ta nghĩ những điều lớn lao. Chúng ta xem thất bại là một phần của quá trình học tập dẫn đến thành công. Công việc kinh doanh thất bại; chiến lược có thể không phát huy tác dụng; sản phẩm có thể còn khiếm khuyết, nhưng tinh thần doanh nhân phải kiên định. Chìa khóa cho những người bắt đầu là giữ đầu tư ở mức thấp và học tập kinh nghiệm ở mức cao.
Chúng ta ngày càng rõ rằng ngoài học các kiến thức cơ bản và tính toán, tài chính, dòng tiền và các kế hoạch kinh doanh, còn có các cách thức có thể dạy và học như các kỹ năng, khái niệm và nguyên tắc mà khi được đưa vào các chiến lược, chiến thuật và thực hành có thể cải thiện đáng kế khả năng thành công. Chúng là trung tâm của nội dung và quá trình chúng ta sẽ tiến hành trong việc tạo lập doanh nghiệp mới . Trong số những điều quan trọng nhất ta có thể học là làm thế nào phân biệt được một ý tưởng tốt với một cơ hội tốt; phát triển và hun đúc một ý tưởng thành cơ hội; giảm thiểu và kiểm soát các nguồn lực; và tính toán chi ly và ghép nối nguồn lực.
Đối với một doanh nhân, cần nhìn nhận 1000 thử nghiệm thất bại giống như suy nghĩ của Thomas Edison: “Chúng không phải là 1000 thất bại mà đấy là 1000 cách làm không có tác dụng!”. Một doanh nghiệp mới không là gì khác ngoài một câu đố lớn phải học suốt đời.
Cuộc cách mạng doanh nghiệp của nước Mỹ đã trở thành mô hình học tập cho các doanh nhân, các nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu.
Doanh nghiệp và Internet đang tiếp tục làm phẳng thế giới với tốc độ kinh ngạc, mở ra vô số cơ hội trong mọi lĩnh vực trên khắp các châu lục. Trong công trình có tên là "tiến ra toàn cầu", Pat Dickson đã cho thấy các doanh nhân và doanh nghiệp của họ đã vẽ lại bức tranh kinh doanh toàn cầu như thế nào: 8% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu tác động hay tham gia vào thương mại toàn cầu, và những tiến bộ về công nghệ, chế tạo và hậu cần đã tạo ra những cơ hội cho các công ty ở tất cả quy mô cạnh tranh với nhau trên phạm vi quốc tế. Hình ảnh thị trường thế giới mới nổi này cho phép sự tham gia của cả các quốc gia và tổ chức ở xa xôi, khan hiếm nguồn lực nhất được mô tả trong cuốc sách Thế giới phẳng của Thomas Friedman, với sự hội tụ công nghệ và các sự kiện trên thế giới đã dẫn tới những thay đổi lớn lao trong các chuỗi giá trị truyền thống.
Cuộc cách mạng doanh nghiệp của nước Mỹ đã trở thành mô hình học tập cho các doanh nhân, các nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu. Những nội dung nổi bật là trong đó là: 1) đưa doanh nghiệp trở thành chương trình giảng dạy quốc gia (vùng) chính thức ở tất cả các cấp (từ tiểu học đến đại học), hay là các chuyên đề nghiên cứu; 2) đào tạo và thúc đẩy giáo viên tham gia vào đào tạo doanh nhân; 3) thúc đẩy ứng dụng các chương trình dựa trên "học thông qua làm việc", bằng các công cụ như dự án, các hãng hoạt động qua mạng và công ty nhỏ; 4) sự tham gia của các doanh nhân và công ty địa phương vào thiết kế và triển khai các khóa học và hoạt động doanh nghiệp; 5) tăng cường đào tạo kiến thức doanh nghiệp trong các trường đại học ngoài lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, như các trường khoa học và kỹ thuật, và nhấn mạnh tạo lập công ty trong chương trình giảng dạy kinh doanh ở trường đại học.
Bốn sự chuyển biến doanh nghiệp đang làm thay đổi thế giới
Bằng chứng và những xu hướng chỉ ra ít nhất 4 sự chuyển biến doanh nghiệp có tác động sâu sắc đến cách thức nhân loại sống, làm việc, học tập và giải trí như thế nào. Cụ thể như sau:
1. Doanh nghiệp là mô hình quản lý mới: tư duy và lập luận kiểu doanh nhân - thường năng động, có tiềm năng cao và thúc đẩy các hãng mới và đang nổi - giờ đây đang được kết hợp và lồng ghép vào các chiến lược và hoạt động của công ty Mỹ.
2. Doanh nghiệp đã sinh ra mô hình đào tạo mới cho giảng dạy và học tập.
3. Doanh nghiệp đang trở thành mô hình quản lý chủ đạo để điều hành các tổ chức phi lợi nhuận và trong các lĩnh vực hoạt động xã hội mới nổi.
4. Doanh nghiệp nhanh chóng vượt ra ngoài phạm vi các trường kinh doanh: kỹ thuật, khoa học sự sống, kiến trúc, y học, âm nhạc, nghệ thuật tự do và các trường phổ thông là các nền tảng kiến thức mới đang khai thác ý thức doanh nghiệp trong các chương trình giảng dạy.
Doanh nghiệp là mô hình quản lý mới
Hầu như mọi mô hình quản lý hình thành ngày nay đều có thể tìm thấy nguồn gốc của nó trong các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh lớn được thành lập trong vòng 40 năm qua. Các nhà nghiên cứu nhận thức và thực hành quản lý đã tìm thấy những nhà sáng lập và lãnh đạo năng động và sáng tạo ở các doanh nghiệp mới và các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chứ hiếm gặp ở các doanh nghiệp lớn, lâu đời. Tuy nhiên, hầu như tất cả nghiên cứu và khảo sát trước năm 1970 đều nhằm vào các công ty lớn mà bỏ qua các doanh nghiệp nhỏ. Những nghiên cứu mới đang có những thay đổi rất lớn về phương thức: các tổ chức phẳng, đổi mới, thích nghi với sự thay đổi, hỗn loạn, những nỗ lực làm việc theo nhóm, những khuyến khích hợp lý dựa trên kết quả hoạt động, và ra quyết định đồng thuận. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy văn hóa và các hệ thống giá trị chung trong con người, sự chính trực, trung thực và đạo đức, ý thức trách nhiệm đối với môi trường và cộng đồng. Nhiều thứ được tìm thấy sau khi các công ty cố gắng tự sáng tạo lại bản thân và cạnh tranh toàn cầu kèm theo nhiều nguyên lý, tính chất này và các khái niệm về doanh nghiệp.
Doanh nghiệp như một mô hình đào tạo mới
Các chương trình giảng dạy về doanh nghiệp nhanh chóng thành công, thu hút số lượng lớn học viên tham gia, đã được tăng cường bằng cách sử dụng các doanh nhân phù hợp trong các lớp học. Đây là những nhà sàng lập và lãnh đạo công ty thành công có năng lực và mong muốn giảng dạy. Các sinh viên thích thú với những lớp học hấp dẫn và chất lượng giảng dạy của họ.
Thay đổi nội dung và cách thức học của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
Giáo dục về doanh nghiệp đã tạo ra mô hình giảng dạy mới có thể thay đổi nội dung và cách thức học của học viên. Những triết lý và niềm tin nền tảng về học và dạy, thái độ đối với giáo viên và những hình ảnh vai trò của trò và thầy dạy khác xa so với các cách tiếp cận học thuật truyền thống. Một số ví dụ cơ bản đáng lưu ý. Một điều là hầu hết các nhà sư phạm không hướng vào khả năng; họ là sinh viên và hướng vào cơ hội. Họ không tin rằng chuyên môn, sự khôn ngoan và kiến thức chỉ nằm trong những bộ não khôn ngoan, hay ở thư viện hay được truy cập qua Google.
Họ từ chối mô hình giảng dạy truyền thống: sinh viên ngồi với cây bút trong tay, tập trung lắng nghe, ghi nhớ các sự kiện, rồi tuôn ra các sự kiện để đạt điểm cao nhất, và cứ lặp lại như vậy. Thay vào đó là triết lý lấy sinh viên làm trung tâm, diễn biến sự việc mang tính chất trao đổi hơn và làm cho quá trình học không chỉ diễn ra trong lớp học mà mang tính học nghề nhiều hơn, giống như mô hình giảng dạy y khoa “nhìn-làm và dạy”. Các khoa giảng dạy về doanh nghiệp xem vai trò của họ như những nhà tham vấn, huấn luyện và biện hộ cho sinh viên. Không thể nói trước được rằng đây là những sinh viên sẽ trở thành những doanh nhân tốt nhất, cũng như đây là những ý tưởng sẽ chiến thắng. Các sinh viên sẽ thấy rằng họ thường bắt đầu với một vấn đề không liên quan và không có lời giải: Tôi có sẽ là doanh nhân tốt hay không? Điều này sẽ dẫn đến sự chuyển biến quan trọng trong học tập của họ. Họ trưởng thành và đưa ra những câu hỏi liên quan hơn: liệu đây có phải là công việc đang theo đuổi hay chỉ là một đặc trưng khác? Làm sao tôi biết được, và ai biết? rủi ro và thành quả ở đây là gì, và tôi cần làm gì để cải thiện chúng?
Phạm vi thứ ba và là phần trung tâm của mô hình mới là sự phung phú và tính sáng tạo của nhiều khoa, khoá học và chương trình dạy về doanh nghiệp. Lớp học là nơi diễn ra những va chạm giữa kiến thức và thực tế của những lý thuyết, thực hành, ý tưởng và các chiến lược đã được đưa và các trường trong thập kỷ qua.
Doanh nghiệp là mô hình quản lý mới cho tổ chức phi lợi nhuận và từ thiện
Trong vài thập kỷ qua chúng ta đã chứng kiến các quỹ từ thiện và các tổ chức phi lợi nhuận được tạo ra từ những tổ chức bị đổ vỡ sử dụng mô hình phát triển doanh nghiệp mới. Ngay từ khi bắt đầu họ đã áp dụng nhiều khái niệm và nguyên tắc để hình thành ý tưởng, biến nó thành cơ hội, xây dựng niềm tin, gây quỹ, và phát triển đội ngũ và tổ chức quản lý như là một doanh nghiệp mới.
Hiệu ứng
Quá trình kính thích này đối với trường cũng như sinh viên đang thúc đẩy sự bùng nổ đào tạo về doanh nghiệp trên toàn cầu: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Nam Phi, khối Đông Âu à các nước đang phát triển.
Thứ nhất, với bản chất và thực tế của nó, lĩnh vực này dường như thu hút những người ham muốn kinh doanh cao. Những nhà tư tưởng và thực hành doanh nghiêp từ xưa đến nay thường ít tồn tại trong hầu hết các trường học. Những người sáng tạo, nhiệt huyết và dám làm này mang các cách nghĩ, cách làm của họ vào các khóa học, nghiên cứu và các trường của họ. Họ là những nhân tố thay đổi.
Thứ hai, sự chuyển hướng doanh nghiệp của họ đem đến tư duy mới cho các trường đại học và phổ thông: Họ suy nghĩ và hành động như những người chủ. Họ sáng tạo, dũng cảm và quyết tâm thực hiện công việc; họ xây dựng các nhóm, làm những
gì họ muốn và là những người xây dựng tổ chức, và không để cho suy nghĩ thiển cận cản trở họ trở thành những nhà sư phạm tốt hơn.
Thứ ba, các khoa giảng dạy doanh nghiệp luôn nghĩ về cơ hội. Khả năng của doanh nhân nhận ra rằng đồng tiền đi theo những nhóm xuất sắc và những cơ hội xuất sắc, vì vậy họ tạo ra chúng. Họ tìm cách để đổi mới sáng tạo, thu gom tiền, và thực hiện các chương trình giảng dạy ở các trường đại học có nguồn lực. Họ kết nối các ý tưởng sáng tạo với các doanh nhân có năng lực và các cơ sở của họ để huy động tiền và triển khai các chương trình.
Thứ tư, họ tạo ra các liên minh chiến lược hùng mạnh với những người khác – đồng nghiệp, bạn học và các doanh nhân bằng cách thực thi các nguyên tắc làm việc nhóm của doanh nghiệp mà họ giảng dạy.
Con đường phía trước
Trong cuốn sách này, tác giả đòi hỏi chúng ta nghĩ những điều lớn lao. Chúng ta xem thất bại là một phần của quá trình học tập dẫn đến thành công. Công việc kinh doanh thất bại; chiến lược có thể không phát huy tác dụng; sản phẩm có thể còn khiếm khuyết, nhưng tinh thần doanh nhân phải kiên định. Chìa khóa cho những người bắt đầu là giữ đầu tư ở mức thấp và học tập kinh nghiệm ở mức cao.
Chúng ta ngày càng rõ rằng ngoài học các kiến thức cơ bản và tính toán, tài chính, dòng tiền và các kế hoạch kinh doanh, còn có các cách thức có thể dạy và học như các kỹ năng, khái niệm và nguyên tắc mà khi được đưa vào các chiến lược, chiến thuật và thực hành có thể cải thiện đáng kế khả năng thành công. Chúng là trung tâm của nội dung và quá trình chúng ta sẽ tiến hành trong việc tạo lập doanh nghiệp mới . Trong số những điều quan trọng nhất ta có thể học là làm thế nào phân biệt được một ý tưởng tốt với một cơ hội tốt; phát triển và hun đúc một ý tưởng thành cơ hội; giảm thiểu và kiểm soát các nguồn lực; và tính toán chi ly và ghép nối nguồn lực.
Đối với một doanh nhân, cần nhìn nhận 1000 thử nghiệm thất bại giống như suy nghĩ của Thomas Edison: “Chúng không phải là 1000 thất bại mà đấy là 1000 cách làm không có tác dụng!”. Một doanh nghiệp mới không là gì khác ngoài một câu đố lớn phải học suốt đời.