28/07/2022
Tiềm năng khởi nghiệp cho du học sinh trở về Việt NamLàn sóng du học sinh trở về Việt Nam khởi nghiệp
Theo thống kê của Cục hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, hiện Việt Nam có khoảng 190 nghìn du học sinh đang học tập, điều tra và nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các nước có nhiều du học sinh Việt Nam được biết đến như Úc với 30.000, Mỹ 29.000, Canada 21.000, Anh 12.000 và Trung Quốc 11.000… Những con số này cho thấy lượng tri thức dồi dào của du học sinh Việt Nam hiện nay đáng để kỳ vọng vào những đóng góp của họ cho sự phát triển chung của Việt Nam cũng như thế giới.Làn sóng du học sinh trở về Việt Nam khởi nghiệp
Theo thống kê của Cục hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, hiện Việt Nam có khoảng 190 nghìn du học sinh đang học tập, điều tra và nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các nước có nhiều du học sinh Việt Nam được biết đến như Úc với 30.000, Mỹ 29.000, Canada 21.000, Anh 12.000 và Trung Quốc 11.000… Những con số này cho thấy lượng tri thức dồi dào của du học sinh Việt Nam hiện nay đáng để kỳ vọng vào những đóng góp của họ cho sự phát triển chung của Việt Nam cũng như thế giới.
Anh Đào Xuân Hoàng, một kỹ sư công nghệ tốt nghiệp trường đại học Kỹ thuật Sydney theo học bổng của chính phủ Australia. Sau gần 10 năm học tập và công tác tại Úc, anh đã trở về Việt Nam để lập nghiệp. Anh đã cùng những cộng sự tài năng kết hợp với các chuyên gia hàng đầu về giáo dục sớm trên thế giới cho ra đời chương trình học Monkey Junior, một chương trình giúp bé học đọc và học ngôn ngữ. “Dựa trên những tìm tòi của cá nhân và nghiên cứu thực tế thì tôi đã nhìn ra được cơ hội đó là một nhu cầu rất cao không chỉ Việt Nam mà cả trên thế giới. Năm 2014, tôi quyết định tách ra khỏi doanh nghiệp đầu tiên mà mình thành lập để tập trung hoàn toàn vào công việc này. Chúng tôi áp dụng những công nghệ cùng phương pháp mới hiệu quả đã được kiểm chứng. Đó là giáo dục sớm dành riêng cho trẻ nhỏ.” – Anh Hoàng chia sẻ.
Khác với những dự án khởi nghiệp bằng các công nghệ đổi mới sáng tạo, Nguyễn Thị Ánh Dương và Lưu Đàm Ngọc Anh là cựu du học sinh tại Đức mới trở về Việt Nam lại chọn cho mình một hướng đi theo hướng khởi nghiệp xanh. Với mong muốn sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên thực vật để mang lại các sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, Viet Indigo đã ra đời. Hai bạn trẻ Ánh Dương và Ngọc Anh và đã cùng nghiên cứu và cho ra các sản phẩm như tinh dầu, xà bông… không sử dụng hóa chất.
Bên cạnh đó, thời gian làm nghiên cứu sinh ở Đức đã giúp các bạn trẻ như Ánh Dương và Ngọc Anh học được cách làm việc, cách suy nghĩ, lập kế hoạch của người Đức một cách hiệu quả bởi chính đam mê của mình. Cùng với những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được ấy, sau khi trở về Việt Nam, các bạn lại tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các hội nhóm, chương trình kết nối ý tưởng đến từ các tổ chức phi chính phủ trong nước, điển hình như tổ chức hợp tác Quốc tế Đức (GIZ). Những hoạt động thực tế như thế này đã giúp họ xây dựng được mạng lưới khởi nghiệp cho các cựu du học sinh từ Đức trở về. Đây chính là cơ hội vàng để các cựu du học sinh Đức có thể tạo ra sự khác biệt thông qua khởi nghiệp.
Rõ ràng, vai trò của những hội nhóm du học sinh và cựu du học sinh với những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình theo học tại nhiều quốc gia trên thế giới đã giúp các bạn có được cả lợi thế lẫn thách thức khi trở về quê hương lập nghiệp. Không những thế, đây còn là lực lượng quan trọng đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta và giúp nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.
Làn sóng du học sinh trở về Việt Nam khởi nghiệp
Theo thống kê của Cục hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, hiện Việt Nam có khoảng 190 nghìn du học sinh đang học tập, điều tra và nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các nước có nhiều du học sinh Việt Nam được biết đến như Úc với 30.000, Mỹ 29.000, Canada 21.000, Anh 12.000 và Trung Quốc 11.000… Những con số này cho thấy lượng tri thức dồi dào của du học sinh Việt Nam hiện nay đáng để kỳ vọng vào những đóng góp của họ cho sự phát triển chung của Việt Nam cũng như thế giới.
Làn sóng du học sinh trở về Việt Nam khởi nghiệp
Theo thống kê của Cục hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, hiện Việt Nam có khoảng 190 nghìn du học sinh đang học tập, điều tra và nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các nước có nhiều du học sinh Việt Nam được biết đến như Úc với 30.000, Mỹ 29.000, Canada 21.000, Anh 12.000 và Trung Quốc 11.000… Những con số này cho thấy lượng tri thức dồi dào của du học sinh Việt Nam hiện nay đáng để kỳ vọng vào những đóng góp của họ cho sự phát triển chung của Việt Nam cũng như thế giới.
Anh Đào Xuân Hoàng, một kỹ sư công nghệ tốt nghiệp trường đại học Kỹ thuật Sydney theo học bổng của chính phủ Australia. Sau gần 10 năm học tập và công tác tại Úc, anh đã trở về Việt Nam để lập nghiệp. Anh đã cùng những cộng sự tài năng kết hợp với các chuyên gia hàng đầu về giáo dục sớm trên thế giới cho ra đời chương trình học Monkey Junior, một chương trình giúp bé học đọc và học ngôn ngữ. “Dựa trên những tìm tòi của cá nhân và nghiên cứu thực tế thì tôi đã nhìn ra được cơ hội đó là một nhu cầu rất cao không chỉ Việt Nam mà cả trên thế giới. Năm 2014, tôi quyết định tách ra khỏi doanh nghiệp đầu tiên mà mình thành lập để tập trung hoàn toàn vào công việc này. Chúng tôi áp dụng những công nghệ cùng phương pháp mới hiệu quả đã được kiểm chứng. Đó là giáo dục sớm dành riêng cho trẻ nhỏ.” – Anh Hoàng chia sẻ.
Khác với những dự án khởi nghiệp bằng các công nghệ đổi mới sáng tạo, Nguyễn Thị Ánh Dương và Lưu Đàm Ngọc Anh là cựu du học sinh tại Đức mới trở về Việt Nam lại chọn cho mình một hướng đi theo hướng khởi nghiệp xanh. Với mong muốn sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên thực vật để mang lại các sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, Viet Indigo đã ra đời. Hai bạn trẻ Ánh Dương và Ngọc Anh và đã cùng nghiên cứu và cho ra các sản phẩm như tinh dầu, xà bông… không sử dụng hóa chất.
Bên cạnh đó, thời gian làm nghiên cứu sinh ở Đức đã giúp các bạn trẻ như Ánh Dương và Ngọc Anh học được cách làm việc, cách suy nghĩ, lập kế hoạch của người Đức một cách hiệu quả bởi chính đam mê của mình. Cùng với những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được ấy, sau khi trở về Việt Nam, các bạn lại tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các hội nhóm, chương trình kết nối ý tưởng đến từ các tổ chức phi chính phủ trong nước, điển hình như tổ chức hợp tác Quốc tế Đức (GIZ). Những hoạt động thực tế như thế này đã giúp họ xây dựng được mạng lưới khởi nghiệp cho các cựu du học sinh từ Đức trở về. Đây chính là cơ hội vàng để các cựu du học sinh Đức có thể tạo ra sự khác biệt thông qua khởi nghiệp.
Rõ ràng, vai trò của những hội nhóm du học sinh và cựu du học sinh với những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình theo học tại nhiều quốc gia trên thế giới đã giúp các bạn có được cả lợi thế lẫn thách thức khi trở về quê hương lập nghiệp. Không những thế, đây còn là lực lượng quan trọng đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta và giúp nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.