07/06/2019
Đào tạo cho báo chí về hệ sinh thái khởi nghiệpGần 20 phóng viên, truyền hình được tuyển chọn trên cả nước đã tham gia chương trình đào tạo dành riêng cho truyền thông với tên gọi "Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp". Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Đề án 844 - Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.Gần 20 phóng viên, truyền hình được tuyển chọn trên cả nước đã tham gia chương trình đào tạo dành riêng cho truyền thông với tên gọi "Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp". Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Đề án 844 - Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.
Hành trình diễn ra liên tục 5 ngày từ 26-30/5 tại TP.Hồ Chí Minh để tìm hiểu về mô hình và cách vận hành của Hệ sinh thái (HST) khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cũng như gặp gỡ các chủ thể khác nhau trong HST tại một trong những trung tâm đổi mới sáng tạo mạnh nhất của quốc gia.
“Chúng tôi muốn đưa những anh chị làm truyền thông, báo chí – những người đang hỗ trợ các công tác khởi nghiệp sáng tạo tại địa phương có cơ hội học tập và trải nghiệm các hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển hơn như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội”, ông Nguyễn Việt An, Trưởng phòng quản lý và hỗ trợ nhiệm vụ Đề án 844, Bộ KH&CN, cũng là người tham gia cùng đoàn phóng viên, cho biết. “Việc nâng cao năng lực của phóng viên sẽ gián tiếp hỗ trợ cho sự phát triển chung của hệ thống khởi nghiệp sáng tạo ở địa phương và Việt Nam.”
Trao đổi với các nhà báo về hệ sinh thái khởi nghiệp tại Khu công nghệ phần mềm ĐHQG TPHCM (ITP) | Ảnh: BTC
Các phóng viên đã có 2 ngày được cùng các chuyên gia trao đổi những kiến thức nền tảng liên quan đến câu chuyện khởi nghiệp sáng tạo, đi sâu vào những vấn đề về vòng đời phát triển của startup và phân tích nhu cầu, khó khăn cần hỗ trợ của các startup ở mỗi giai đoạn cũng như các chính sách pháp luật liên quan.
Theo nhìn nhận của BTC và các chuyên gia, lâu nay truyền thông về khởi nghiệp mới chỉ tập trung vào các gương mặt khởi nghiệp thành công khi sản phẩm của họ đã có phân khúc thị trường đáng kể, có đối tượng tác động tương đối rộng hoặc đưa tin các sự kiện liên quan đến khởi nghiệp.
“Chúng ta ít được nghe về các giai đoạn khác của startup hoặc gương mặt thứ 3 hỗ trợ khởi nghiệp,” ông Nguyễn Việt An chia sẻ.
Để bắt đầu làm việc, nghiên cứu phát triển, có được sản phẩm thương mại hóa và gọi vốn đầu tư, các startup sẽ gặp rất nhiều khó khăn và vô số lần thất bại trước khi có được chút thành quả. Trong khi đó, khởi nghiệp không thể đi một mình. Những vấn đề thuộc hệ sinh thái hỗ trợ gắn với từng giai đoạn của startup như vườn ươm, nguồn lực, nguồn vốn, nhà đầu tư, kết nối thị trường, mạng lưới cố vấn, chuyên gia, sở hữu trí tuệ,… được cho là vô cùng quan trọng nhưng vẫn đang thiếu, cần được thực hiện đồng bộ hơn.
Bà Nguyễn Thy Nga, Giám đốc V- startup, một tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận quốc tế, cho biết khi làm việc với các bộ ban ngành, bà nhận thấy nhiều nhà lập chính sách cũng tham khảo những góc nhìn chuyên sâu từ báo chí và truyền hình để giải quyết các vấn đề.
“Hiện nay nhà nước của chúng ta đang khá cởi mở trong việc lắng nghe ý kiến từ dưới lên. Nhiệm vụ của truyền thông là gom được các phản biện đủ mạnh mang tính xây dựng”, bà Nga nói.
Trải nghiệm thực tế tại Khu công nghệ phần mềm ĐHQG TPHCM (ITP) | Ảnh: BTC
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao AHBI, thì khẳng định, “Những năm gần đây, một phần nhờ sự lan tỏa của truyền thông mà phong trào khởi nghiệp ở Hồ Chí Minh được đẩy lên mạnh,” ông Tuấn nhận xét. AHBI là một đơn vị công lập sử dụng ngân sách nhà nước. “Cộng đồng được nâng cao nhận thức về khởi nghiệp góp phần gián tiếp giúp những hoạt động hỗ trợ của AHBI được điều chỉnh thông thoáng hơn.”
Đoàn phóng viên tham gia tập huấn tại Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Đề án 844 | Ảnh: BTC
Bên cạnh việc định hướng, mở rộng mục tiêu truyền thông, các phóng viên tham gia chương trình này của đề án 844 còn được tham quan Trung tâm Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ - Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao, Công ty CP Công nghệ TK25, Công nghệ CP Công nghệ Fman, Startup - Mr.Fman, Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh, Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao...
Dự kiến, sau khi kết thúc chương trình ở TP.Hồ Chí Minh vào ngày 30-5, Chương trình sẽ tiếp tục tuyển chọn phóng viên trên cả nước và tổ chức ở hai thành phố khác là Đà Nẵng và Hà Nội.
Ngô Hà (Báo Khoa học và Phát triển)
Gần 20 phóng viên, truyền hình được tuyển chọn trên cả nước đã tham gia chương trình đào tạo dành riêng cho truyền thông với tên gọi "Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp". Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Đề án 844 - Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.
Gần 20 phóng viên, truyền hình được tuyển chọn trên cả nước đã tham gia chương trình đào tạo dành riêng cho truyền thông với tên gọi "Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp". Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Đề án 844 - Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.
Hành trình diễn ra liên tục 5 ngày từ 26-30/5 tại TP.Hồ Chí Minh để tìm hiểu về mô hình và cách vận hành của Hệ sinh thái (HST) khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cũng như gặp gỡ các chủ thể khác nhau trong HST tại một trong những trung tâm đổi mới sáng tạo mạnh nhất của quốc gia.
“Chúng tôi muốn đưa những anh chị làm truyền thông, báo chí – những người đang hỗ trợ các công tác khởi nghiệp sáng tạo tại địa phương có cơ hội học tập và trải nghiệm các hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển hơn như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội”, ông Nguyễn Việt An, Trưởng phòng quản lý và hỗ trợ nhiệm vụ Đề án 844, Bộ KH&CN, cũng là người tham gia cùng đoàn phóng viên, cho biết. “Việc nâng cao năng lực của phóng viên sẽ gián tiếp hỗ trợ cho sự phát triển chung của hệ thống khởi nghiệp sáng tạo ở địa phương và Việt Nam.”
Trao đổi với các nhà báo về hệ sinh thái khởi nghiệp tại Khu công nghệ phần mềm ĐHQG TPHCM (ITP) | Ảnh: BTC
Các phóng viên đã có 2 ngày được cùng các chuyên gia trao đổi những kiến thức nền tảng liên quan đến câu chuyện khởi nghiệp sáng tạo, đi sâu vào những vấn đề về vòng đời phát triển của startup và phân tích nhu cầu, khó khăn cần hỗ trợ của các startup ở mỗi giai đoạn cũng như các chính sách pháp luật liên quan.
Theo nhìn nhận của BTC và các chuyên gia, lâu nay truyền thông về khởi nghiệp mới chỉ tập trung vào các gương mặt khởi nghiệp thành công khi sản phẩm của họ đã có phân khúc thị trường đáng kể, có đối tượng tác động tương đối rộng hoặc đưa tin các sự kiện liên quan đến khởi nghiệp.
“Chúng ta ít được nghe về các giai đoạn khác của startup hoặc gương mặt thứ 3 hỗ trợ khởi nghiệp,” ông Nguyễn Việt An chia sẻ.
Để bắt đầu làm việc, nghiên cứu phát triển, có được sản phẩm thương mại hóa và gọi vốn đầu tư, các startup sẽ gặp rất nhiều khó khăn và vô số lần thất bại trước khi có được chút thành quả. Trong khi đó, khởi nghiệp không thể đi một mình. Những vấn đề thuộc hệ sinh thái hỗ trợ gắn với từng giai đoạn của startup như vườn ươm, nguồn lực, nguồn vốn, nhà đầu tư, kết nối thị trường, mạng lưới cố vấn, chuyên gia, sở hữu trí tuệ,… được cho là vô cùng quan trọng nhưng vẫn đang thiếu, cần được thực hiện đồng bộ hơn.
Bà Nguyễn Thy Nga, Giám đốc V- startup, một tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận quốc tế, cho biết khi làm việc với các bộ ban ngành, bà nhận thấy nhiều nhà lập chính sách cũng tham khảo những góc nhìn chuyên sâu từ báo chí và truyền hình để giải quyết các vấn đề.
“Hiện nay nhà nước của chúng ta đang khá cởi mở trong việc lắng nghe ý kiến từ dưới lên. Nhiệm vụ của truyền thông là gom được các phản biện đủ mạnh mang tính xây dựng”, bà Nga nói.
Trải nghiệm thực tế tại Khu công nghệ phần mềm ĐHQG TPHCM (ITP) | Ảnh: BTC
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao AHBI, thì khẳng định, “Những năm gần đây, một phần nhờ sự lan tỏa của truyền thông mà phong trào khởi nghiệp ở Hồ Chí Minh được đẩy lên mạnh,” ông Tuấn nhận xét. AHBI là một đơn vị công lập sử dụng ngân sách nhà nước. “Cộng đồng được nâng cao nhận thức về khởi nghiệp góp phần gián tiếp giúp những hoạt động hỗ trợ của AHBI được điều chỉnh thông thoáng hơn.”
Đoàn phóng viên tham gia tập huấn tại Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Đề án 844 | Ảnh: BTC
Bên cạnh việc định hướng, mở rộng mục tiêu truyền thông, các phóng viên tham gia chương trình này của đề án 844 còn được tham quan Trung tâm Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ - Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao, Công ty CP Công nghệ TK25, Công nghệ CP Công nghệ Fman, Startup - Mr.Fman, Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh, Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao...
Dự kiến, sau khi kết thúc chương trình ở TP.Hồ Chí Minh vào ngày 30-5, Chương trình sẽ tiếp tục tuyển chọn phóng viên trên cả nước và tổ chức ở hai thành phố khác là Đà Nẵng và Hà Nội.
Ngô Hà (Báo Khoa học và Phát triển)