Khóa học Design Thinking - Tổng quan hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam
29/09/2020
Khóa học Design Thinking - Tổng quan hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt NamTừ 22/6 tới 10/7/2020, ThinkZone phối hợp với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc triển khai chương trình “Đào tạo cán bộ điều phối” cho cán bộ đại diện Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia, Phòng Khởi nghiệp của Cục phát triển Thị trường, các trung tâm, mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp.Chương trình gồm 15 bài giảng nhằm tăng cường kiến thức về kinh doanh khởi nghiệp và nâng cao kỹ năng điều phối các hoạt động của các đại diện tham gia khóa học. Ngoài ra, chương trình cũng kết nối các đại diện đơn vị với các tổ chức trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam để nắm bắt thực trạng, vấn đề, và điều phối các nguồn lực nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề đang gặp phải.
Trong tuần đầu tiên của khoá học, đại diện đơn vị đã được trang bị những kiến thức tổng quan về startup cũng như những kiến thức hữu ích về Lean Startup (khởi nghiệp tinh gọn) và Design Thinking (Tư duy thiết kế). Bà Catalina Catana - Phụ trách Chương trình ThinkZone Accelerator và ông Hoàng Đức Minh - Đại diện đến từ MOMO trực tiếp tham gia đào tạo chương trình. Cả hai đều là những chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp, với nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn, đào tạo các startup.
Mục tiêu của chương trình đào tạo bao gồm: Nâng cao hiểu biết về startup và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam; Tăng cường kỹ năng kết nối và hỗ trợ startup và Xây dựng ý tưởng cho việc phát triển mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.
Buổi học đầu tiên, bà Catalina đã giúp học viên có cái nhìn khái quát về Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam và những lý do dẫn đến việc startup chưa tận dụng tốt những cơ hội mà hệ sinh thái đang hỗ trợ.
Hiện Việt Nam nằm trong những nền kinh tế mới nổi phát triển năng động nhất khu vực Đông Nam Á và các doanh nghiệp trong nước ngày càng chú trọng vào phát triển khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, theo Global Entrepreneurship Network (Mạng lưới doanh nhân toàn cầu), Việt Nam nằm trong top 20 nền kinh tế khởi nghiệp hàng đầu, tuy nhiên lại nằm trong số 20 quốc gia triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh yếu kém nhất. Chỉ khoảng 3% startup thực sự đạt được thành công, trong khi đó 80% doanh nghiệp ngừng hoạt động chỉ sau 2 năm.
Những lí do khiến startup không thành công có thể kể đến: Sản phẩm/dịch vụ startup đem lại không đáp ứng nhu cầu thị trường (chiếm 42%); thiếu kinh phí sản xuất (chiếm 29%); doanh nghiệp không đủ khả năng cạnh tranh (chiếm 19%); vấn đề về cơ cấu chi phí (chiếm 18%); khả năng hiện thực hoá kém, mô hình kinh doanh bất hợp lý (chiếm 17%); không chú trọng đầu tư cho marketing, khách hàng (chiếm 14%) và kinh doanh không đúng thời điểm (chiếm 13%).
Từ 22/6 tới 10/7/2020, ThinkZone phối hợp với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc triển khai chương trình “Đào tạo cán bộ điều phối” cho cán bộ đại diện Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia, Phòng Khởi nghiệp của Cục phát triển Thị trường, các trung tâm, mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp.
Chương trình gồm 15 bài giảng nhằm tăng cường kiến thức về kinh doanh khởi nghiệp và nâng cao kỹ năng điều phối các hoạt động của các đại diện tham gia khóa học. Ngoài ra, chương trình cũng kết nối các đại diện đơn vị với các tổ chức trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam để nắm bắt thực trạng, vấn đề, và điều phối các nguồn lực nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề đang gặp phải.
Trong tuần đầu tiên của khoá học, đại diện đơn vị đã được trang bị những kiến thức tổng quan về startup cũng như những kiến thức hữu ích về Lean Startup (khởi nghiệp tinh gọn) và Design Thinking (Tư duy thiết kế). Bà Catalina Catana - Phụ trách Chương trình ThinkZone Accelerator và ông Hoàng Đức Minh - Đại diện đến từ MOMO trực tiếp tham gia đào tạo chương trình. Cả hai đều là những chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp, với nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn, đào tạo các startup.
Mục tiêu của chương trình đào tạo bao gồm: Nâng cao hiểu biết về startup và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam; Tăng cường kỹ năng kết nối và hỗ trợ startup và Xây dựng ý tưởng cho việc phát triển mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.
Buổi học đầu tiên, bà Catalina đã giúp học viên có cái nhìn khái quát về Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam và những lý do dẫn đến việc startup chưa tận dụng tốt những cơ hội mà hệ sinh thái đang hỗ trợ.
Hiện Việt Nam nằm trong những nền kinh tế mới nổi phát triển năng động nhất khu vực Đông Nam Á và các doanh nghiệp trong nước ngày càng chú trọng vào phát triển khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, theo Global Entrepreneurship Network (Mạng lưới doanh nhân toàn cầu), Việt Nam nằm trong top 20 nền kinh tế khởi nghiệp hàng đầu, tuy nhiên lại nằm trong số 20 quốc gia triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh yếu kém nhất. Chỉ khoảng 3% startup thực sự đạt được thành công, trong khi đó 80% doanh nghiệp ngừng hoạt động chỉ sau 2 năm.
Những lí do khiến startup không thành công có thể kể đến: Sản phẩm/dịch vụ startup đem lại không đáp ứng nhu cầu thị trường (chiếm 42%); thiếu kinh phí sản xuất (chiếm 29%); doanh nghiệp không đủ khả năng cạnh tranh (chiếm 19%); vấn đề về cơ cấu chi phí (chiếm 18%); khả năng hiện thực hoá kém, mô hình kinh doanh bất hợp lý (chiếm 17%); không chú trọng đầu tư cho marketing, khách hàng (chiếm 14%) và kinh doanh không đúng thời điểm (chiếm 13%).