07/11/2017
Techkids: Nơi ươm mầm cho những bạn trẻ đam mê lập trìnhNói đến Techkids, chúng ta biết ngay đến start up trẻ Nguyễn Thanh Tùng – một cái tên không còn xa lạ với giới lập trình, đặc biệt là các em nhỏ. Là một chàng trai có đam mê với ngành khoa học lập trình, mặc dù thi đỗ vào khoa Công nghệ hóa chất - Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhưng sau một thời học tập, Nguyễn Thanh Tùng cảm thấy khôngTrong hệ sinh thái khởi nghiệp, đã có rất nhiều các bạn trẻ lựa chọn cho mình một con đường để theo đuổi những đam mê của mình, tuy nhiên tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Mặc dù vậy vậy, họ đã có những đóng góp đáng kể cho xã hội và có thể có một phần đóng góp cho phát triển kinh tế của đất nước. Một trong những doanh nghiệp khởi nghiệp điển hình mới nổi đang có những bước phát triển đáng kể đó là Techkids đang hướng đến “Dòng code thay đổi cuộc đời”.
Nói đến Techkids, chúng ta biết ngay đến start up trẻ Nguyễn Thanh Tùng – một cái tên không còn xa lạ với giới lập trình, đặc biệt là các em nhỏ. Là một chàng trai có đam mê với ngành khoa học lập trình, mặc dù thi đỗ vào khoa Công nghệ hóa chất - Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhưng sau một thời học tập, Nguyễn Thanh Tùng cảm thấy không
phù hợp với mình nên đã bỏ dở việc học ở đây và bắt đầu chuyển sang một hành trình mới. Với quyết tâm theo đuổi đam mê của mình, anh đã phải đi làm thêm để có đủ tiền mua máy tính và cố gắng tự học. Năm 2007, sau thời gian nỗ lực, anh đã tìm được học bổng toàn phần cho 4 năm tại Đại học FPT. Kết thúc khóa học, Nguyễn Thanh Tùng đã được Công ty công nghệ Mondia Media của Đức và Công ty DirecTV của Mỹ nhận vào làm. Gần 3 năm làm việc ở nước ngoài đã giúp cho Nguyễn Thanh Tùng có những thay đổi về góc nhìn của một lập trình viên cũng như giúp anh tích lũy nhiều kinh nghiệm từ cách làm việc chuyên nghiệp của quốc tế, khả năng ngoại ngữ, và quy trình làm phần mềm bài bản từ các nước phương tây. Suốt quá trình làm việc ở nước ngoài, Nguyễn Thanh Tùng đã nhận thấy các đồng nghiệp của mình được tiếp xúc và phát triển với những đam mê của họ từ rất sớm, không chỉ lập trình mà còn nhiều lĩnh vực khác nhau, không những ở những nước phát triển mà cả những nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam, để rồi khi trở về Việt Nam năm 2015, ý tưởng thành lập Techkids-nơi có thể giúp các bạn trẻ yêu thích lập trình ra đời.
Mục đích và sứ mệnh của Techkids là tạo ra chương trình giáo dục giúp cho các bạn trẻ yêu thích lập trình có thể theo đuổi đam mê của mình, đồng thời phát triển kỹ năng lập trình và tư duy nhạy bén từ khi còn nhỏ.
Bước đầu khởi nghiệp, Techkids còn gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn cũng như kết nối với những lập trình viên có kinh nghiệm. Nhưng cùng với sự hỗ trợ của công đồng khởi nghiệp, những nngười đam mê lập trình, Techkids đã có những bước phát triển nhanh chóng. Hiện nay, Techkids đã thực hiện nhiều dự án về lập trình cũng như xây dựng những chương trình đào tạo về lập trình cho những người đam mê lập trình, tuy nhiên chưa có cơ hội để theo đuổi, đặc biệt là các em nhỏ say mê với máy tính và có thể hoc để viết code. Đã có hơn 57 công ty trong và ngoài nước là đối tác của Techkids. Có được những thành quả trên chính là nhờ sự đam mê và nhiệt tình của Tùng, người đã tạo động lực cho rất nhiều đồng nghiệp đang gắn bó và cống hiến cho Techkids.
Xuất phát từ những gì trải nghiệm trong quá trình công tác ở nước ngoài, Nguyễn Thanh Tùng đã chú trọng thiết kế mô hình học lập trình thông qua tương tác và trải nghiệm thực tế. Đối tượng chính là các em trong độ tuổi từ 10-18. Các em vừa học, vừa chơi (vừa học lập trình, vừa chơi game). Thông qua cách học mở này, học viên biết được những vấn đề cơ bản của lập trình, tư duy cơ bản của toán học, cải thiện tư duy về vật lý, logic và đặc biệt là kĩ năng làm việc theo nhóm. Bên cạnh đó, các em còn được nâng cao khả năng ngoài ngữ để có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin tư liệu từ Internet, đồng thời học hỏi được nhiều điều lý thú từ đó.
Mặc dù giảng dạy cho các em nhỏ còn gặp nhiều khó khăn do đặc thù lứa tuổi, tuy nhiên vượt qua điều đó chính là thành quả lớn lao khi các em nhỏ sớm tìm thấy và phát triển đam mê của mình và có em đã có những định hướng cho tương lai, đó là gắn liền cuộc sống của mình với lập trình. Ngoài việc giảng dạy trên lớp, Techkids còn cho các em cách nhìn cận cảnh môi trường xung quanh thông qua các chuyến tham quan thực tế tại các doanh nghiệp về công nghệ. Qua đó, các em hiểu được quy trình và môi trường làm việc của doanh nghiệp, được truyền cảm hứng từ những người có kinh nghiệm trong ngành lập trình.
Một điều mà Techkids tự hào, đó là giúp nhiều em nhỏ thoát chứng rối loạn tự kỷ, tìm được niềm đam mê của mình. Nguyễn Phương Thảo là một ví du. Từ một cố bé nhút nhát, biết đến Techkids qua mạng Internet, Thảo đã đươc các anh chị của trung tâm dìu dắt, hướng dẫn. Sau một thời gian, Thảo đã lập được nhiều website có nhiều ứng dụng và ý nghĩa cho công đồng. Điều có ý nghĩa hơn nữa là em đã tự tin làm những điều em đam mê và hòa nhập với cuộc sống. Đó cũng là động lực để những người làm việc tại Techkids cảm thấy cần nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa.
Tại những trại hè MASSP (Math and Science Summer Programme), Techkids đã giới thiệu những bài học khởi nghiệp cho các em nhỏ, những câu chuyện gần gũi và những con người khởi nghiệp thành công luôn là chủ đề mà các em cảm thấy hào hứng, thú vị.
Với những sản phẩm ban đầu còn đơn giản những đã thể hiện sự đam mê học hỏi, sáng tạo của các em nhỏ. Và từ những ý tưởng của mình, cùng với thời gian, các em sẽ làm được những điều mong muốn.
Với Techkids và Nguyễn Thanh Tùng, anh hy vọng thời gian tới mô hình sẽ mở rộng ra cả nước, để tất cả các bạn trẻ ở Việt Nam có thể tiếp cận, tìm thấy đam mê trong lĩnh vực lập trình bởi các bạn trẻ chính là nguồn lực của đất nước trong tương lai không xa-khi mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang hiện hữu ở tất các các ngành nghề của rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Những điều nên biết đối với các nhà khởi nghiệp
Khi các bạn đã có ý tưởng nào đó trong đầu và mong muốn biến nó thành hiện thực, nhưng vẫn còn chút ngần ngại, hãy lưu ý những điều dưới đây
1. Chọn thời điểm tốt nhất để khởi nghiệp
Thời điểm tốt nhất để khởi động công ty là thời gian cân bằng giữa các yếu tố lớn: Lĩnh vực bạn muốn khởi nghiệp đang đi lên, có tiềm năng, bạn có sẵn ngân quỹ cho khởi nghiệp và hoàn cảnh cá nhân phù hợp. Hoàn cảnh cá nhân sẽ khiến bạn phân tâm, không có nhiều thời gian và năng lượng cho công việc trong khi thời gian đầu là lúc bạn phải hao tâm tốn sức nhiều nhất, hầu như không có lương, không có ngày nghỉ.
2. Tìm hiểu và chuẩn bị thấu đáo
Chắc hẳn bạn đã nghe đến lý thuyết đại dương xanh và đại dương đỏ? Dù sản phẩm/dịch vụ của bạn thuộc về đại dương xanh (thị trường mới khai phá, có rất ít hay không có sự cạnh tranh) hay đại dương đỏ (thị trường cũ, đầy tính cạnh tranh, ví như vùng đại dương toàn cá mập đang tranh giành cắn xé nhau vì một miếng mồi) thì sự tìm hiểu thấu đáo luôn là chuyện bạn cần phải làm đầu tiên trước khi quyết định có khởi nghiệp hay không. Có rất nhiều việc bạn cần tìm hiểu nhưng đây là những việc quan trọng nhất:
√ Bắt đầu bằng việc nghiên cứu thị trường để hiểu rõ đối tượng khách hàng và nhu cầu của họ đối với sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.
√ Bảo đảm bạn có nguồn ngân sách dự trữ từ 6 đến 12 tháng cho hoạt động của công ty, các chi phí cá nhân và gia đình của bạn. Có kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh vì không có kế hoạch kinh doanh tốt, dù bạn có những ý tưởng độc đáo đến đâu cũng khó thành công.
√ Bắt đầu những hoạt động quảng bá như lập website, quảng cáo truyền miệng, quảng cáo trên các mạng xã hội… để thông báo sự hình thành của công ty đến càng nhiều người càng tốt.
√ Người Việt nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng thường có thói quen bắt tay vào làm việc ngay mà thiếu sự tìm hiểu, khiến cho hàng loạt doanh nghiệp khởi nghiệp rơi vào thất bại. Tìm hiểu thấu đáo sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro này.
3. Tự tuân thủ kỷ luật
Nếu bạn muốn khởi nghiệp thành công, người đầu tiên bạn cần nghiêm khắc là với chính mình. Khi không làm chủ bản thân, bạn sẽ không làm chủ
được bất cứ ai hay công việc nào khác.
Khởi nghiệp đòi hỏi bạn phải tự tuân thủ kỷ luật trong mọi lĩnh vực, từ những thói quen làm việc, thói quen chi tiêu tiền bạc, thời gian làm việc… Chúng ta thường có thói quen làm việc theo cảm xúc nhưng khi khởi nghiệp, mọi việc cần phải làm theo một quy trình thiết kế sẵn. Kỷ luật là tự do. Nếu bạn hình thành được tính tự kỷ luật, bạn sẽ cho mình sự tự do về sau.
4. Tiền càng chi li càng tốt
Tiền là máu của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp phải chấm dứt hoạt động vì hết… máu. So với số tiền bạn dự định lúc đầu, khi đi vào hoạt động, số tiền thực tế sẽ đội lên gấp nhiều lần và rơi vào những khoản không tên, rất nhỏ nhặt. Vì thế, trước mỗi khoản chi tiêu, bạn cần hạch toán thật kỹ và tiết kiệm hết mức. Đừng ngại sử dụng đồ cũ cho những khâu không quan trọng để tiết kiệm chi phí.
5. Quan tâm đến những vấn đề pháp lý
Bạn lựa chọn mô hình công ty nào, trách nhiệm hữu hạn, một thành viên hay cổ phần? Chúng có phù hợp với chặng đường phát triển lâu dài của bạn? Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ pháp lý nào liên quan đến ngành nghề kinh doanh hay thuế? Phải cẩn trọng thế nào khi tiếp nhận vốn từ các quỹ đầu tư hay vay vốn ngân hàng?… Trừ khi bạn làm thời vụ, nếu bạn muốn doanh nghiệp phát triển bền vững, bạn nên có sự tư vấn pháp lý từ các luật sư chuyên nghiệp để hạn chế những rắc rối xảy ra liên quan đến pháp lý.
6. Xây dựng, duy trì và mở rộng các mối quan hệ cùng làm việc
Trò chuyện với bất cứ người thành công nào, bạn cũng thấy họ nhấn mạnh về tầm quan trọng của các mối quan hệ. Cùng với sự nỗ lực của chính bạn, các mối quan hệ đem đến cơ hội, giúp cho việc kinh doanh phát triển thuận lợi, thậm chí có tính quyết định trong một số trường hợp. Có người còn cho rằng, giữa tri thức và mối quan hệ, tri thức chỉ chiếm 30% còn quan hệ chiếm tới 70%.
Mối quan hệ của bạn không chỉ dừng lại ở những quan hệ liên quan đến kinh doanh mà nên mở rộng bạn bè, đồng nghiệp, đồng hương, hàng xóm, hội đoàn, nhóm, câu lạc bộ thể dục thể thao bạn tham gia… Càng có mối quan hệ rộng, bạn càng dễ dàng trong việc phát triển cũng như giải quyết các khó khăn gặp phải trong kinh doanh.
7. Linh hoạt theo đuổi đến cùng
Có một sự thật rằng, kế hoạch kinh doanh bạn tung ra lần đầu ít khi đúng, dù bạn đã đặt nhiều thời gian, nỗ lực và niềm tin vào nó. Từ ý tưởng đến thực tế là một chặng đường rất xa và không phải bao giờ cũng trùng khớp. Đừng nản chí. Hãy chuẩn bị tâm thế cho việc liên tục điều chỉnh, sửa đổi, thậm chí xây dựng lại kế hoạch mới hoàn toàn. Yếu tố mới có thể phát sinh khi va chạm thực tế sẽ giúp bạn tinh chỉnh, xây dựng kế hoạch phù hợp và hiệu quả hơn.
8. Đừng ngại tìm đến đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp
Trong thời gian khởi nghiệp, khó khăn nhất của các startup là tài chính và nhân sự. Các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp có thể đem đến cho bạn những giải pháp hỗ trợ như thuê văn phòng giá rẻ, thuê được nguồn nhân sự, giúp bạn kết nối với các doanh nghiệp khác… Một số đơn vị có chức năng hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam như Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP. HCM, Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC), Saigon Innovation Hub (SIHUB), Quỹ đầu tư khởi nghiệp và sáng tạo TP. HCM (HSIF), Vietnam Silicon Valey… phần mềm Đại học Quốc gia TP. HCM, Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC), Saigon Innovation Hub (SIHUB), Quỹ đầu tư khởi nghiệp và sáng tạo TP. HCM (HSIF), Vietnam Silicon Valey…
9. Hãy đầu tư cho chính bạn
Ngay cả những kế hoạch kinh doanh chu đáo nhất, được thành lập trên ý tưởng sáng tạo nhất nhưng nếu thiếu một leader tài năng và khỏe mạnh sẽ khó thành công. Đầu tư cho các khóa học tăng cường tri thức liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, chăm sóc sức khỏe bản thân, có giải pháp cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc, phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết… sẽ không bao giờ thừa để đưa bạn đến thành công.
Nói đến Techkids, chúng ta biết ngay đến start up trẻ Nguyễn Thanh Tùng – một cái tên không còn xa lạ với giới lập trình, đặc biệt là các em nhỏ. Là một chàng trai có đam mê với ngành khoa học lập trình, mặc dù thi đỗ vào khoa Công nghệ hóa chất - Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhưng sau một thời học tập, Nguyễn Thanh Tùng cảm thấy không
Trong hệ sinh thái khởi nghiệp, đã có rất nhiều các bạn trẻ lựa chọn cho mình một con đường để theo đuổi những đam mê của mình, tuy nhiên tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Mặc dù vậy vậy, họ đã có những đóng góp đáng kể cho xã hội và có thể có một phần đóng góp cho phát triển kinh tế của đất nước. Một trong những doanh nghiệp khởi nghiệp điển hình mới nổi đang có những bước phát triển đáng kể đó là Techkids đang hướng đến “Dòng code thay đổi cuộc đời”.
Nói đến Techkids, chúng ta biết ngay đến start up trẻ Nguyễn Thanh Tùng – một cái tên không còn xa lạ với giới lập trình, đặc biệt là các em nhỏ. Là một chàng trai có đam mê với ngành khoa học lập trình, mặc dù thi đỗ vào khoa Công nghệ hóa chất - Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhưng sau một thời học tập, Nguyễn Thanh Tùng cảm thấy không
phù hợp với mình nên đã bỏ dở việc học ở đây và bắt đầu chuyển sang một hành trình mới. Với quyết tâm theo đuổi đam mê của mình, anh đã phải đi làm thêm để có đủ tiền mua máy tính và cố gắng tự học. Năm 2007, sau thời gian nỗ lực, anh đã tìm được học bổng toàn phần cho 4 năm tại Đại học FPT. Kết thúc khóa học, Nguyễn Thanh Tùng đã được Công ty công nghệ Mondia Media của Đức và Công ty DirecTV của Mỹ nhận vào làm. Gần 3 năm làm việc ở nước ngoài đã giúp cho Nguyễn Thanh Tùng có những thay đổi về góc nhìn của một lập trình viên cũng như giúp anh tích lũy nhiều kinh nghiệm từ cách làm việc chuyên nghiệp của quốc tế, khả năng ngoại ngữ, và quy trình làm phần mềm bài bản từ các nước phương tây. Suốt quá trình làm việc ở nước ngoài, Nguyễn Thanh Tùng đã nhận thấy các đồng nghiệp của mình được tiếp xúc và phát triển với những đam mê của họ từ rất sớm, không chỉ lập trình mà còn nhiều lĩnh vực khác nhau, không những ở những nước phát triển mà cả những nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam, để rồi khi trở về Việt Nam năm 2015, ý tưởng thành lập Techkids-nơi có thể giúp các bạn trẻ yêu thích lập trình ra đời.
Mục đích và sứ mệnh của Techkids là tạo ra chương trình giáo dục giúp cho các bạn trẻ yêu thích lập trình có thể theo đuổi đam mê của mình, đồng thời phát triển kỹ năng lập trình và tư duy nhạy bén từ khi còn nhỏ.
Bước đầu khởi nghiệp, Techkids còn gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn cũng như kết nối với những lập trình viên có kinh nghiệm. Nhưng cùng với sự hỗ trợ của công đồng khởi nghiệp, những nngười đam mê lập trình, Techkids đã có những bước phát triển nhanh chóng. Hiện nay, Techkids đã thực hiện nhiều dự án về lập trình cũng như xây dựng những chương trình đào tạo về lập trình cho những người đam mê lập trình, tuy nhiên chưa có cơ hội để theo đuổi, đặc biệt là các em nhỏ say mê với máy tính và có thể hoc để viết code. Đã có hơn 57 công ty trong và ngoài nước là đối tác của Techkids. Có được những thành quả trên chính là nhờ sự đam mê và nhiệt tình của Tùng, người đã tạo động lực cho rất nhiều đồng nghiệp đang gắn bó và cống hiến cho Techkids.
Xuất phát từ những gì trải nghiệm trong quá trình công tác ở nước ngoài, Nguyễn Thanh Tùng đã chú trọng thiết kế mô hình học lập trình thông qua tương tác và trải nghiệm thực tế. Đối tượng chính là các em trong độ tuổi từ 10-18. Các em vừa học, vừa chơi (vừa học lập trình, vừa chơi game). Thông qua cách học mở này, học viên biết được những vấn đề cơ bản của lập trình, tư duy cơ bản của toán học, cải thiện tư duy về vật lý, logic và đặc biệt là kĩ năng làm việc theo nhóm. Bên cạnh đó, các em còn được nâng cao khả năng ngoài ngữ để có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin tư liệu từ Internet, đồng thời học hỏi được nhiều điều lý thú từ đó.
Mặc dù giảng dạy cho các em nhỏ còn gặp nhiều khó khăn do đặc thù lứa tuổi, tuy nhiên vượt qua điều đó chính là thành quả lớn lao khi các em nhỏ sớm tìm thấy và phát triển đam mê của mình và có em đã có những định hướng cho tương lai, đó là gắn liền cuộc sống của mình với lập trình. Ngoài việc giảng dạy trên lớp, Techkids còn cho các em cách nhìn cận cảnh môi trường xung quanh thông qua các chuyến tham quan thực tế tại các doanh nghiệp về công nghệ. Qua đó, các em hiểu được quy trình và môi trường làm việc của doanh nghiệp, được truyền cảm hứng từ những người có kinh nghiệm trong ngành lập trình.
Một điều mà Techkids tự hào, đó là giúp nhiều em nhỏ thoát chứng rối loạn tự kỷ, tìm được niềm đam mê của mình. Nguyễn Phương Thảo là một ví du. Từ một cố bé nhút nhát, biết đến Techkids qua mạng Internet, Thảo đã đươc các anh chị của trung tâm dìu dắt, hướng dẫn. Sau một thời gian, Thảo đã lập được nhiều website có nhiều ứng dụng và ý nghĩa cho công đồng. Điều có ý nghĩa hơn nữa là em đã tự tin làm những điều em đam mê và hòa nhập với cuộc sống. Đó cũng là động lực để những người làm việc tại Techkids cảm thấy cần nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa.
Tại những trại hè MASSP (Math and Science Summer Programme), Techkids đã giới thiệu những bài học khởi nghiệp cho các em nhỏ, những câu chuyện gần gũi và những con người khởi nghiệp thành công luôn là chủ đề mà các em cảm thấy hào hứng, thú vị.
Với những sản phẩm ban đầu còn đơn giản những đã thể hiện sự đam mê học hỏi, sáng tạo của các em nhỏ. Và từ những ý tưởng của mình, cùng với thời gian, các em sẽ làm được những điều mong muốn.
Với Techkids và Nguyễn Thanh Tùng, anh hy vọng thời gian tới mô hình sẽ mở rộng ra cả nước, để tất cả các bạn trẻ ở Việt Nam có thể tiếp cận, tìm thấy đam mê trong lĩnh vực lập trình bởi các bạn trẻ chính là nguồn lực của đất nước trong tương lai không xa-khi mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang hiện hữu ở tất các các ngành nghề của rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Những điều nên biết đối với các nhà khởi nghiệp
Khi các bạn đã có ý tưởng nào đó trong đầu và mong muốn biến nó thành hiện thực, nhưng vẫn còn chút ngần ngại, hãy lưu ý những điều dưới đây
1. Chọn thời điểm tốt nhất để khởi nghiệp
Thời điểm tốt nhất để khởi động công ty là thời gian cân bằng giữa các yếu tố lớn: Lĩnh vực bạn muốn khởi nghiệp đang đi lên, có tiềm năng, bạn có sẵn ngân quỹ cho khởi nghiệp và hoàn cảnh cá nhân phù hợp. Hoàn cảnh cá nhân sẽ khiến bạn phân tâm, không có nhiều thời gian và năng lượng cho công việc trong khi thời gian đầu là lúc bạn phải hao tâm tốn sức nhiều nhất, hầu như không có lương, không có ngày nghỉ.
2. Tìm hiểu và chuẩn bị thấu đáo
Chắc hẳn bạn đã nghe đến lý thuyết đại dương xanh và đại dương đỏ? Dù sản phẩm/dịch vụ của bạn thuộc về đại dương xanh (thị trường mới khai phá, có rất ít hay không có sự cạnh tranh) hay đại dương đỏ (thị trường cũ, đầy tính cạnh tranh, ví như vùng đại dương toàn cá mập đang tranh giành cắn xé nhau vì một miếng mồi) thì sự tìm hiểu thấu đáo luôn là chuyện bạn cần phải làm đầu tiên trước khi quyết định có khởi nghiệp hay không. Có rất nhiều việc bạn cần tìm hiểu nhưng đây là những việc quan trọng nhất:
√ Bắt đầu bằng việc nghiên cứu thị trường để hiểu rõ đối tượng khách hàng và nhu cầu của họ đối với sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.
√ Bảo đảm bạn có nguồn ngân sách dự trữ từ 6 đến 12 tháng cho hoạt động của công ty, các chi phí cá nhân và gia đình của bạn. Có kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh vì không có kế hoạch kinh doanh tốt, dù bạn có những ý tưởng độc đáo đến đâu cũng khó thành công.
√ Bắt đầu những hoạt động quảng bá như lập website, quảng cáo truyền miệng, quảng cáo trên các mạng xã hội… để thông báo sự hình thành của công ty đến càng nhiều người càng tốt.
√ Người Việt nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng thường có thói quen bắt tay vào làm việc ngay mà thiếu sự tìm hiểu, khiến cho hàng loạt doanh nghiệp khởi nghiệp rơi vào thất bại. Tìm hiểu thấu đáo sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro này.
3. Tự tuân thủ kỷ luật
Nếu bạn muốn khởi nghiệp thành công, người đầu tiên bạn cần nghiêm khắc là với chính mình. Khi không làm chủ bản thân, bạn sẽ không làm chủ
được bất cứ ai hay công việc nào khác.
Khởi nghiệp đòi hỏi bạn phải tự tuân thủ kỷ luật trong mọi lĩnh vực, từ những thói quen làm việc, thói quen chi tiêu tiền bạc, thời gian làm việc… Chúng ta thường có thói quen làm việc theo cảm xúc nhưng khi khởi nghiệp, mọi việc cần phải làm theo một quy trình thiết kế sẵn. Kỷ luật là tự do. Nếu bạn hình thành được tính tự kỷ luật, bạn sẽ cho mình sự tự do về sau.
4. Tiền càng chi li càng tốt
Tiền là máu của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp phải chấm dứt hoạt động vì hết… máu. So với số tiền bạn dự định lúc đầu, khi đi vào hoạt động, số tiền thực tế sẽ đội lên gấp nhiều lần và rơi vào những khoản không tên, rất nhỏ nhặt. Vì thế, trước mỗi khoản chi tiêu, bạn cần hạch toán thật kỹ và tiết kiệm hết mức. Đừng ngại sử dụng đồ cũ cho những khâu không quan trọng để tiết kiệm chi phí.
5. Quan tâm đến những vấn đề pháp lý
Bạn lựa chọn mô hình công ty nào, trách nhiệm hữu hạn, một thành viên hay cổ phần? Chúng có phù hợp với chặng đường phát triển lâu dài của bạn? Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ pháp lý nào liên quan đến ngành nghề kinh doanh hay thuế? Phải cẩn trọng thế nào khi tiếp nhận vốn từ các quỹ đầu tư hay vay vốn ngân hàng?… Trừ khi bạn làm thời vụ, nếu bạn muốn doanh nghiệp phát triển bền vững, bạn nên có sự tư vấn pháp lý từ các luật sư chuyên nghiệp để hạn chế những rắc rối xảy ra liên quan đến pháp lý.
6. Xây dựng, duy trì và mở rộng các mối quan hệ cùng làm việc
Trò chuyện với bất cứ người thành công nào, bạn cũng thấy họ nhấn mạnh về tầm quan trọng của các mối quan hệ. Cùng với sự nỗ lực của chính bạn, các mối quan hệ đem đến cơ hội, giúp cho việc kinh doanh phát triển thuận lợi, thậm chí có tính quyết định trong một số trường hợp. Có người còn cho rằng, giữa tri thức và mối quan hệ, tri thức chỉ chiếm 30% còn quan hệ chiếm tới 70%.
Mối quan hệ của bạn không chỉ dừng lại ở những quan hệ liên quan đến kinh doanh mà nên mở rộng bạn bè, đồng nghiệp, đồng hương, hàng xóm, hội đoàn, nhóm, câu lạc bộ thể dục thể thao bạn tham gia… Càng có mối quan hệ rộng, bạn càng dễ dàng trong việc phát triển cũng như giải quyết các khó khăn gặp phải trong kinh doanh.
7. Linh hoạt theo đuổi đến cùng
Có một sự thật rằng, kế hoạch kinh doanh bạn tung ra lần đầu ít khi đúng, dù bạn đã đặt nhiều thời gian, nỗ lực và niềm tin vào nó. Từ ý tưởng đến thực tế là một chặng đường rất xa và không phải bao giờ cũng trùng khớp. Đừng nản chí. Hãy chuẩn bị tâm thế cho việc liên tục điều chỉnh, sửa đổi, thậm chí xây dựng lại kế hoạch mới hoàn toàn. Yếu tố mới có thể phát sinh khi va chạm thực tế sẽ giúp bạn tinh chỉnh, xây dựng kế hoạch phù hợp và hiệu quả hơn.
8. Đừng ngại tìm đến đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp
Trong thời gian khởi nghiệp, khó khăn nhất của các startup là tài chính và nhân sự. Các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp có thể đem đến cho bạn những giải pháp hỗ trợ như thuê văn phòng giá rẻ, thuê được nguồn nhân sự, giúp bạn kết nối với các doanh nghiệp khác… Một số đơn vị có chức năng hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam như Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP. HCM, Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC), Saigon Innovation Hub (SIHUB), Quỹ đầu tư khởi nghiệp và sáng tạo TP. HCM (HSIF), Vietnam Silicon Valey… phần mềm Đại học Quốc gia TP. HCM, Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC), Saigon Innovation Hub (SIHUB), Quỹ đầu tư khởi nghiệp và sáng tạo TP. HCM (HSIF), Vietnam Silicon Valey…
9. Hãy đầu tư cho chính bạn
Ngay cả những kế hoạch kinh doanh chu đáo nhất, được thành lập trên ý tưởng sáng tạo nhất nhưng nếu thiếu một leader tài năng và khỏe mạnh sẽ khó thành công. Đầu tư cho các khóa học tăng cường tri thức liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, chăm sóc sức khỏe bản thân, có giải pháp cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc, phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết… sẽ không bao giờ thừa để đưa bạn đến thành công.