29/09/2020
Khóa học Design Thinking - Định nghĩa Design ThinkingDesign Thinking (Tư duy thiết kế) là quá trình tư duy bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, cách tiếp cận thực tế bằng tư duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra, được thực hiện liên tục như một vòng lặp. Một quy trình Design Thinking bao gồm 5 giai đoạn: Emphasize - Thấu hiểu, Define - Nhận biết, Ideate - Lên ý tưởng, Prototype - Lên khuôn mẫu, Test - Thử nghiệm.
Không chỉ là một quá trình tư duy nhằm tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách sâu sắc, thực tế, Design Thinking (Tư duy thiết kế) còn là sự phối hợp hài hoà và đầy tâm huyết của cả đội ngũ doanh nghiệp dựa trên tinh thần thấu hiểu lẫn nhau cũng như thấu hiểu khách hàng và mục tiêu của họ thông qua những giải pháp “có tâm và có tầm”, từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận phân khúc khách hàng mới.
5 giai đoạn của Design Thinking
Giai đoạn 1 - Empathize
Ở giai đoạn này chú trọng vào sự thấu cảm, nhận thức sâu sắc vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Sự thấu hiểu đối tượng khách hàng cũng như điều họ cần chính là chìa khoá cho những thiết kế lấy con người làm trung tâm (Human Centered Design).
Giai đoạn 2 - Define
Dựa trên những tìm hiểu, nghiên cứu về đối tượng khách hàng và các thông tin thu thập được từ giai đoạn 1, bạn cần xác định rõ điều mà khách hàng cần và những vấn đề nào bạn cần phải giải quyết.
Giai đoạn 3 - Ideate
Sau khi xác định được vấn đề, bạn cần tập hợp chúng lại và lên ý tưởng cho những giải pháp phù hợp, sau đó chọn lọc ra ý tưởng nào tốt nhất để phát triển và đưa chúng tiếp cận với khách hàng.
Giai đoạn 4 - Prototype
Đây là giai đoạn mô hình hoá ý tưởng bằng việc tạo bản mẫu để kiểm chứng khả năng hiện thực hóa ý tưởng được tạo ra. Kết quả thu được từ giai đoạn này giúp bạn nhận biết đâu là điểm mạnh, đâu là hạn chế và các vấn đề hiện hữu trong ý tưởng của mình, từ đó không ngừng cải tiến ý tưởng và cho ra mắt sản phẩm/dịch vụ có chất lượng tốt hơn.
Giai đoạn 5 - Test
Thông qua quá trình thử nghiệm, bạn sẽ biết được trải nghiệm, sau đó là phản hồi của người dùng để có những thay đổi, cải tiến thích hợp để tạo ra những sản phẩm/dịch vụ chất lượng và giải quyết được các vấn đề của khách hàng.
Mối quan hệ giữa các giai đoạn và lợi ích của Design Thinking
Mỗi giai đoạn đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vấn đề cần giải quyết thường không nằm trong tư duy của một cá nhân mà nằm ở nhu cầu của khách hàng, do vậy muốn có những giải pháp phù hợp, doanh nghiệp cần đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu rõ về giá trị mà họ đem lại. Thấu hiểu được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải (emphasize), doanh nghiệp có thể nhận biết nhu cầu cũng như xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng (define), sau đó đưa ra mẫu ý tưởng (prototype) phù hợp. Thông qua quá trình thử nghiệm mẫu ý tưởng (test), công ty có thể nắm bắt về đối tượng khách hàng cũng như về sản phẩm/dịch vụ để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của mình.
Design Thinking mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Theo IBM - một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, Design Thinking giúp tăng khả năng tiếp cận thị trường nhanh gấp đôi, giảm thiểu tối đa lên tới 75% thời gian thiết kế và phát triển sản phẩm, giảm thiểu chi phí rủi ro và tăng lợi nhuận một cách hiệu quả. Đặc biệt, lợi nhuận đạt được so với chi phí bỏ ra ban đầu (ROI) có thể tăng lên tới 300% (2018).
Design Thinking (Tư duy thiết kế) là quá trình tư duy bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, cách tiếp cận thực tế bằng tư duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra, được thực hiện liên tục như một vòng lặp. Một quy trình Design Thinking bao gồm 5 giai đoạn: Emphasize - Thấu hiểu, Define - Nhận biết, Ideate - Lên ý tưởng, Prototype - Lên khuôn mẫu, Test - Thử nghiệm.
Không chỉ là một quá trình tư duy nhằm tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách sâu sắc, thực tế, Design Thinking (Tư duy thiết kế) còn là sự phối hợp hài hoà và đầy tâm huyết của cả đội ngũ doanh nghiệp dựa trên tinh thần thấu hiểu lẫn nhau cũng như thấu hiểu khách hàng và mục tiêu của họ thông qua những giải pháp “có tâm và có tầm”, từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận phân khúc khách hàng mới.
5 giai đoạn của Design Thinking
Giai đoạn 1 - Empathize
Ở giai đoạn này chú trọng vào sự thấu cảm, nhận thức sâu sắc vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Sự thấu hiểu đối tượng khách hàng cũng như điều họ cần chính là chìa khoá cho những thiết kế lấy con người làm trung tâm (Human Centered Design).
Giai đoạn 2 - Define
Dựa trên những tìm hiểu, nghiên cứu về đối tượng khách hàng và các thông tin thu thập được từ giai đoạn 1, bạn cần xác định rõ điều mà khách hàng cần và những vấn đề nào bạn cần phải giải quyết.
Giai đoạn 3 - Ideate
Sau khi xác định được vấn đề, bạn cần tập hợp chúng lại và lên ý tưởng cho những giải pháp phù hợp, sau đó chọn lọc ra ý tưởng nào tốt nhất để phát triển và đưa chúng tiếp cận với khách hàng.
Giai đoạn 4 - Prototype
Đây là giai đoạn mô hình hoá ý tưởng bằng việc tạo bản mẫu để kiểm chứng khả năng hiện thực hóa ý tưởng được tạo ra. Kết quả thu được từ giai đoạn này giúp bạn nhận biết đâu là điểm mạnh, đâu là hạn chế và các vấn đề hiện hữu trong ý tưởng của mình, từ đó không ngừng cải tiến ý tưởng và cho ra mắt sản phẩm/dịch vụ có chất lượng tốt hơn.
Giai đoạn 5 - Test
Thông qua quá trình thử nghiệm, bạn sẽ biết được trải nghiệm, sau đó là phản hồi của người dùng để có những thay đổi, cải tiến thích hợp để tạo ra những sản phẩm/dịch vụ chất lượng và giải quyết được các vấn đề của khách hàng.
Mối quan hệ giữa các giai đoạn và lợi ích của Design Thinking
Mỗi giai đoạn đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vấn đề cần giải quyết thường không nằm trong tư duy của một cá nhân mà nằm ở nhu cầu của khách hàng, do vậy muốn có những giải pháp phù hợp, doanh nghiệp cần đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu rõ về giá trị mà họ đem lại. Thấu hiểu được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải (emphasize), doanh nghiệp có thể nhận biết nhu cầu cũng như xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng (define), sau đó đưa ra mẫu ý tưởng (prototype) phù hợp. Thông qua quá trình thử nghiệm mẫu ý tưởng (test), công ty có thể nắm bắt về đối tượng khách hàng cũng như về sản phẩm/dịch vụ để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của mình.
Design Thinking mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Theo IBM - một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, Design Thinking giúp tăng khả năng tiếp cận thị trường nhanh gấp đôi, giảm thiểu tối đa lên tới 75% thời gian thiết kế và phát triển sản phẩm, giảm thiểu chi phí rủi ro và tăng lợi nhuận một cách hiệu quả. Đặc biệt, lợi nhuận đạt được so với chi phí bỏ ra ban đầu (ROI) có thể tăng lên tới 300% (2018).