29/09/2020
Khóa học Design Thinking - Hiểu về Luật Sở hữu trí tuệ Các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ luôn nhận được nhiều sự quan tâm của startup. Chính vì vậy, trong buổi trao đổi cùng Luật sư Lê Thị Thu Hương, chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về Luật sở hữu trí tuệ và những biện pháp có thể được sử dụng để bảo vệ tài sản trí tuệ của startup.Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở hữu giống cây trồng. Bên cạnh các vấn đề về nguồn vốn, thuế, nhân lực, các startup còn phải quan tâm đến các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Trong quá trình hoạt động, startup cần lưu ý quan tâm 5 vấn đề dưới đây để đảm bảo quyền cũng như lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong lĩnh vực SHTT.
3 đối tượng và 5 vấn đề liên quan đến SHTT startup cần quan tâm
Sáng chế, giải pháp hữu ích
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Điều kiện bảo hộ:
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:Có tính mới; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Điều kiện bảo hộ:Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Khả năng áp dụng công nghiệp.
Nhãn hiệu và tên thương mại
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Điều kiện bảo hộ: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Điều kiện bảo hộ: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Điều kiện bảo hộ: Theo nguyên tắc “tính nguyên gốc”, tức là được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định bất kể nội dung, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa.
Thực thi và giải quyết tranh chấp liên quan đến SHTT
Hệ thống quản lý Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam bao gồm:
5.1. Xác lập quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ và Cục bản quyền tác giả
5.2. Thực thi quyền tại các cơ quan thực thi gồm:
Tòa án
Thanh tra Bộ KHCN
UBND địa phương
Công an kinh tế
Quản lý thị trường
Hải quan.
Doanh nghiệp nước ngoài muốn xác lập quyền SHTT tại Việt Nam đều phải thông qua đại diện SHTT và ngược lại các công ty tại Việt Nam muốn xác lập quyền SHTT tại các quốc gia khác hầu hết cũng cần đại diện SHTT tại nước sở tại đó. Các công ty luật chính là đại diện cho khâu trung gian, là mắt xích quan trọng trong việc kết nối mạng lưới trong nước và quốc tế để giải quyết các công việc liên quan đến SHTT cũng như các vấn đề pháp lý cho startup.
Tài liệu tham khảo
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Tổng quan về Sở hữu trí tuệ - Luật sư Lê Thị Thu Hương, Công ty TNHH T2H Lawyers.
Các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ luôn nhận được nhiều sự quan tâm của startup. Chính vì vậy, trong buổi trao đổi cùng Luật sư Lê Thị Thu Hương, chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về Luật sở hữu trí tuệ và những biện pháp có thể được sử dụng để bảo vệ tài sản trí tuệ của startup.
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở hữu giống cây trồng. Bên cạnh các vấn đề về nguồn vốn, thuế, nhân lực, các startup còn phải quan tâm đến các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Trong quá trình hoạt động, startup cần lưu ý quan tâm 5 vấn đề dưới đây để đảm bảo quyền cũng như lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong lĩnh vực SHTT.
3 đối tượng và 5 vấn đề liên quan đến SHTT startup cần quan tâm
-
Sáng chế, giải pháp hữu ích
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Điều kiện bảo hộ:
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:Có tính mới; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
-
Kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Điều kiện bảo hộ:Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Khả năng áp dụng công nghiệp.
-
Nhãn hiệu và tên thương mại
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Điều kiện bảo hộ: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Điều kiện bảo hộ: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
-
Quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Điều kiện bảo hộ: Theo nguyên tắc “tính nguyên gốc”, tức là được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định bất kể nội dung, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa.
-
Thực thi và giải quyết tranh chấp liên quan đến SHTT
Hệ thống quản lý Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam bao gồm:
5.1. Xác lập quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ và Cục bản quyền tác giả
5.2. Thực thi quyền tại các cơ quan thực thi gồm:
-
Tòa án
-
Thanh tra Bộ KHCN
-
UBND địa phương
-
Công an kinh tế
-
Quản lý thị trường
-
Hải quan.
Doanh nghiệp nước ngoài muốn xác lập quyền SHTT tại Việt Nam đều phải thông qua đại diện SHTT và ngược lại các công ty tại Việt Nam muốn xác lập quyền SHTT tại các quốc gia khác hầu hết cũng cần đại diện SHTT tại nước sở tại đó. Các công ty luật chính là đại diện cho khâu trung gian, là mắt xích quan trọng trong việc kết nối mạng lưới trong nước và quốc tế để giải quyết các công việc liên quan đến SHTT cũng như các vấn đề pháp lý cho startup.
Tài liệu tham khảo
-
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
-
Tổng quan về Sở hữu trí tuệ - Luật sư Lê Thị Thu Hương, Công ty TNHH T2H Lawyers.