29/09/2020
Khóa học Design Thinking - Business Model Canvas phần 1Bạn không cần thiết phải dùng đến hàng chục trang giấy và tốn quá nhiều thời gian để mô tả kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp mình. Với mô hình Business Model Canvas, kế hoạch kinh
doanh của bạn sẽ trở nên rõ ràng và trực quan hơn chỉ với một trang giấy và có lẽ, chỉ mất 30
phút để hoàn thành.Bạn không cần thiết phải dùng đến hàng chục trang giấy và tốn quá nhiều thời gian để mô tả kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp mình. Với mô hình Business Model Canvas, kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ trở nên rõ ràng và trực quan hơn chỉ với một trang giấy và có lẽ, chỉ mất 30 phút để hoàn thành. Bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn về Mô hình Business Model Canvas qua bài viết dưới đây
Mô hình Business Model Canvas là gì?
Business Model Canvas (BMC) (tạm gọi là bản vẽ mô hình kinh doanh) là công cụ giúp trực quan hóa chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho việc truyền đạt ý tưởng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Mô hình này được áp dụng rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
BMC được tạo nên từ 9 thành tố cơ bản của một hoạt động kinh doanh thông thường: phân khúc khách hàng, tuyên bố giá trị, kênh phân phối, quan hệ khách hàng, dòng doanh thu, các nguồn lực chính, các hoạt động chính, các đối tác chính, cơ cấu chi phí. Công cụ này đã gây tiếng vang lớn trên khắp thế giới và được các CEO, đặc biệt là những doanh nhân khởi nghiệp trẻ nhiệt tình đón nhận vì tính dễ hiểu và dễ áp dụng của nó. Những công ty lớn hàng đầu thế giới như Google, Facebook, BMW, P&G và Nestlé đều áp dụng BMC để quản lý chiến lược và tìm ra những động lực tăng trưởng mới trong khi những nhà khởi nghiệp trẻ lại sử dụng nó để xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp cho startup của mình.
Tại sao nên dùng Business Model Canvas (BMC)?
Tư duy trực quan: Nhìn vào BMC, người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng thể mô hình kinh doanh. BMC cung cấp một bản phân tích ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu về những yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và thể hiện rõ định hướng mà doanh nghiệp đang theo đuổi.
Nắm được mối quan hệ giữa 9 yếu tố: BMC giúp doanh nghiệp hiểu được sự liên hệ mật thiết của các yếu tố trong kinh doanh. Những cơ hội mới hoặc chiến lược phát triển mới có thể được tạo ra thông qua việc thay đổi một hay một vài yếu tố trong BMC, tùy vào định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Tiết kiệm thời gian: Chỉ tốn một trang giấy và khoảng 30 phút để hoàn thành, BMC sẽ giúp người dùng tiết kiệm được thời gian và tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất.
Lưu thông dễ dàng: Với mô hình nhỏ gọn trong 1 trang giấy, BMC cho phép người dùng chia sẻ ý tưởng với người khác một cách dễ dàng. Họ có thể truyền tay nhau để cùng đọc hiểu mô hình và bổ sung thêm ý tưởng nếu muốn.
Cách sử dụng bài mô hình này sẽ được giới thiệu ở bài viết tiếp theo trong chuỗi bài viết Khóa học Design Thinking.
References:
Catalina Catana (2020), ThinkZone Ventures, Mô hình Business Model Canvas và mô hình kinh doanh tinh gọn (Lean Canvas).
Thanh Hải (2019), Mô hình kinh doanh Canvas – Chìa khóa thành công cho các nhà khởi nghiệp, Sao Kim Branding:
https://www.saokim.com.vn/blog/quan-tri-dieu-hanh/mo-hinh-kinh-doanh-canvas-chia-khoa-thanh-cong-cho-cac-nha-khoi-nghiep/
Ecommerce Digest, Customer Relationships, Case studies and Further Reading:
http://www.ecommerce-digest.com/customer-relationships.html
Strategyzer, Business Model Canvas Template and Examples:
https://www.strategyzer.com/canvas/business-model-canvas
Bạn không cần thiết phải dùng đến hàng chục trang giấy và tốn quá nhiều thời gian để mô tả kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp mình. Với mô hình Business Model Canvas, kế hoạch kinh
doanh của bạn sẽ trở nên rõ ràng và trực quan hơn chỉ với một trang giấy và có lẽ, chỉ mất 30
phút để hoàn thành.
Bạn không cần thiết phải dùng đến hàng chục trang giấy và tốn quá nhiều thời gian để mô tả kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp mình. Với mô hình Business Model Canvas, kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ trở nên rõ ràng và trực quan hơn chỉ với một trang giấy và có lẽ, chỉ mất 30 phút để hoàn thành. Bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn về Mô hình Business Model Canvas qua bài viết dưới đây
-
Mô hình Business Model Canvas là gì?
Business Model Canvas (BMC) (tạm gọi là bản vẽ mô hình kinh doanh) là công cụ giúp trực quan hóa chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho việc truyền đạt ý tưởng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Mô hình này được áp dụng rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
BMC được tạo nên từ 9 thành tố cơ bản của một hoạt động kinh doanh thông thường: phân khúc khách hàng, tuyên bố giá trị, kênh phân phối, quan hệ khách hàng, dòng doanh thu, các nguồn lực chính, các hoạt động chính, các đối tác chính, cơ cấu chi phí. Công cụ này đã gây tiếng vang lớn trên khắp thế giới và được các CEO, đặc biệt là những doanh nhân khởi nghiệp trẻ nhiệt tình đón nhận vì tính dễ hiểu và dễ áp dụng của nó. Những công ty lớn hàng đầu thế giới như Google, Facebook, BMW, P&G và Nestlé đều áp dụng BMC để quản lý chiến lược và tìm ra những động lực tăng trưởng mới trong khi những nhà khởi nghiệp trẻ lại sử dụng nó để xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp cho startup của mình.
-
Tại sao nên dùng Business Model Canvas (BMC)?
Tư duy trực quan: Nhìn vào BMC, người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng thể mô hình kinh doanh. BMC cung cấp một bản phân tích ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu về những yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và thể hiện rõ định hướng mà doanh nghiệp đang theo đuổi.
Nắm được mối quan hệ giữa 9 yếu tố: BMC giúp doanh nghiệp hiểu được sự liên hệ mật thiết của các yếu tố trong kinh doanh. Những cơ hội mới hoặc chiến lược phát triển mới có thể được tạo ra thông qua việc thay đổi một hay một vài yếu tố trong BMC, tùy vào định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Tiết kiệm thời gian: Chỉ tốn một trang giấy và khoảng 30 phút để hoàn thành, BMC sẽ giúp người dùng tiết kiệm được thời gian và tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất.
Lưu thông dễ dàng: Với mô hình nhỏ gọn trong 1 trang giấy, BMC cho phép người dùng chia sẻ ý tưởng với người khác một cách dễ dàng. Họ có thể truyền tay nhau để cùng đọc hiểu mô hình và bổ sung thêm ý tưởng nếu muốn.
Cách sử dụng bài mô hình này sẽ được giới thiệu ở bài viết tiếp theo trong chuỗi bài viết Khóa học Design Thinking.
References:
-
Catalina Catana (2020), ThinkZone Ventures, Mô hình Business Model Canvas và mô hình kinh doanh tinh gọn (Lean Canvas).
-
Thanh Hải (2019), Mô hình kinh doanh Canvas – Chìa khóa thành công cho các nhà khởi nghiệp, Sao Kim Branding:
https://www.saokim.com.vn/blog/quan-tri-dieu-hanh/mo-hinh-kinh-doanh-canvas-chia-khoa-thanh-cong-cho-cac-nha-khoi-nghiep/
-
Ecommerce Digest, Customer Relationships, Case studies and Further Reading:
http://www.ecommerce-digest.com/customer-relationships.html
-
Strategyzer, Business Model Canvas Template and Examples:
https://www.strategyzer.com/canvas/business-model-canvas