Chiến lược phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của Singapore
07/11/2017
Chiến lược phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của SingaporeSự phát triển doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Singapore được đặc trưng bởi vai trò chi phối của nhà nước đô thị. Hệ sinh thái này tồn tại với các lựa chọn chiến lược của các nhà hoạch định chính sách khi quốc gia này chuyển từ nền kinh tế sản xuất truyền thống sang nền kinh tế tri thức. Sự phát triển doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Singapore được đặc trưng bởi vai trò chi phối của nhà nước đô thị. Hệ sinh thái này tồn tại với các lựa chọn chiến lược của các nhà hoạch định chính sách khi quốc gia này chuyển từ nền kinh tế sản xuất truyền thống sang nền kinh tế tri thức. Tại đây có ba cách tiếp cận chiến lược đã thúc đẩy các hoạt động doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và định hình sự phát triển của hệ sinh thái theo mô hình của Isenberg (xem số 1-2017) và thúc đẩy sự giao thoa của các khía cạnh trong hệ sinh thái.
3.1. Thúc đẩy Động thái Ba đường xoắn
Cơ sở cho Mối quan hệ Ba đường xoắn là sự tương tác giữa ba lĩnh vực - trường đại học, ngành công nghiệp và chính phủ, được phát triển từ nền Singapo như một trung tâm NC&PT. Cách tiếp cận Ba đường xoắn khuyến khích các tổ chức chính phủ và đại học tham gia vào khu vực công nghiệp, nhấn mạnh các phương thức tương tác hợp tác. Sự tham gia của khu vực công nghiệp thông qua thương mại hoá công nghệ cũng được ưu tiên.
Việc hình thành các quan hệ đối tác công - tư (PPP) sẽ tập trung các nguồn lực NC&PT vào các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp và tạo các cơ hội hình thành những ý tưởng, thị trường và doanh nghiệp mới. Để thúc đẩy động thái Ba đường xoắn, Singapo cần xây dựng cốt lõi năng lực NC&PT mạnh trong các tổ chức nghiên cứu công. Ngoài ra, Chính phủ đã cam kết xây dựng các cơ sở hạ tầng hỗ trợ các dự án PPP và cung cấp các nguồn lực để thương mại hóa các đổi mới sáng tạo, tương ứng với khía cạnh Chính sách của khung Isenberg.
Tiếp cận Thúc đẩy Động thái Ba đường xoắn
Về phía các trường đại học, "nhiệm vụ thứ ba" được coi là quan trọng hơn, với một lăng kính công nghiệp được áp dụng cho cả hoạt động nghiên cứu và giáo dục. Các nhà nghiên cứu của đại học đảm nhận vai trò của các nhà đổi mới và trở thành các doanh nhân tiềm năng, tương ứng với khía cạnh Nguồn nhân lực. Các quan hệ đối tác công - tư được tạo ra bởi động thái Ba đường xoắn thúc đẩy sự gia tăng liên kết mạng lưới, minh hoạ khía cạnh Thị trường.
Các dự án công nghiệp được A*STAR thực hiện cho thấy cách thức Singapo đã thúc đẩy động thái Ba đường xoắn trong hệ sinh thái. Thông qua các hình thức quan hệ đối tác công - tư độc đáo (Hình 2), A*STAR và các viện nghiên cứu công (PRI) của nó đã quản lý một danh mục nhiều dự án phức tạp và liên quan đến nhiều đối tác và nhiều cấp trong khu vực chính phủ (Public Agency).
Các đối tác công nghiệp bao gồm các tập đoàn đa quốc gia (MNC), doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và doanh nghiệp địa phương (LE).
Các dự án liên kết được đặc biệt quan tâm, tập trung theo lĩnh vực, ứng dụng hoặc ngành công nghiệp, và thu hút các nhà khoa học từ cả ba khối của đường xoắn. Một ví dụ là Liên doanh EpiGen, một liên minh quốc tế các nhà nghiên cứu biểu sinh hàng đầu trên thế giới từ Viện Khoa học lâm sàng Singapo của A*STAR và các trường đại học ở Singapo, Anh và New Zealand. Trong năm 2011, liên doanh EpiGen đã bắt tay vào hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Nestle và Nestle Nutrition.
3.2. Cách tiếp cận "Sinh ra ở phạm vi toàn cầu"
Tiếp cận "Sinh ra ở phạm vi toàn cầu"
Thị trường trong nước nhỏ bé của Singapo đòi hỏi các khởi nghiệp ở giai đoạn phát triển phải có triển vọng toàn cầu, cả ở khía cạnh thị trường và thu hút nguồn lực. Trong nghiên cứu của Wong và cộng sự (2011) về các công ty khởi nghiệp công nghệ cao ở Singapo, các công ty khởi nghiệp phát triển nhanh nhất bộc lộ những thách thức hàng đầu bao gồm tuyển dụng nhân tài và nhu cầu đa dạng hóa cơ sở khách hàng của họ.
Động lực quốc tế hóa cho các khởi nghiệp đã được các nhà hoạch định chính sách nhận biết, tương ứng với khía cạnh Chính sách trong khung Isenberg. Trong ngân sách chính phủ năm 2016, quốc tế hóa là một trụ cột chính cho các chính sách hỗ trợ các khởi nghiệp mở rộng quy mô. Hai cơ quan chính phủ, SPRING và IE Singapo, đã hỗ trợ quốc tế hóa cho các khởi nghiệp Singapo trong việc thiết lập các mối liên lạc và tìm kiếm thị trường nước ngoài, hỗ trợ mở rộng khía cạnh Thị trường. Hơn nữa, trọng tâm là mở rộng quy mô thông qua việc quốc tế hóa bằng kỹ thuật số hóa bằng cách xây dựng năng lực của các khởi nghiệp trong các lĩnh vực như phân tích khách hàng và tiếp thị trên truyền thông xã hội. Các công ty khởi nghiệp với những khả năng này được sinh ra ở phạm toàn cầu (born global) và có thể tận dụng nền kinh tế kỹ thuật số quốc tế để tham gia vào thị trường toàn cầu. Để thực hiện các chiến lược phát triển năng lực, các cơ quan chính phủ làm việc với các hiệp hội công nghiệp và các tổ chức hỗ trợ doanh nhân như các trung tâm thúc đẩy và các cơ sở ươm tạo, hình thành khía cạnh Hỗ trợ.
Khái niệm "Sinh ra ở phạm vi toàn cầu" cũng bao gồm du nhập các tài năng và ý tưởng, như sự hiện diện của các doanh nhân và các công ty khởi nghiệp nước ngoài làm phong phú thêm các mạng lưới trong hệ sinh thái trong nước, tiếp tục tác động đến khía cạnh Thị trường. Ngoài ra, triển vọng toàn cầu và sự tương tác giữa các doanh nhân trong nước và nước ngoài sẽ tăng cường khía cạnh Văn hoá. Sự tiếp xúc quốc tế có thể giảm nhẹ thái độ bảo thủ đối với kinh doanh trong xã hội Singapo đã được ghi nhận trong dự án GEM.
Một sáng kiến độc đáo minh hoạ cách tiếp cận Sinh ra ở phạm vi toàn cầu là Viện Nghiên cứu Đại học Quốc gia Singapo (NUSRI) đặt tại Khu công nghiệp Tô Châu, Trung Quốc. Được thành lập vào năm 2010, NUSRI tạo điều kiện hợp tác giữa Trung Quốc và Singapo trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và doanh nghiệp. Dựa vào động thái Ba đường xoắn, NUSRI cung cấp bàn đạp cho các công ty khởi nghiệp Singapo và quốc tế tiếp cận vào thị trường Trung Quốc.
Trung tâm ươm tạo NUSRI đã thu hút trên 15 công ty khởi nghiệp của Singapo, cung cấp các dịch vụ ươm tạo và cơ hội kết nối với các doanh nhân Trung Quốc, các nhà đầu tư mạo hiểm và các quan chức chính phủ. NUSRI cũng đóng vai trò dẫn dắt các công ty khởi nghiệp Trung Quốc đang tìm cách xâm nhập các thị trường Singapo và ASEAN.
Trung tâm Phát triển Chẩn đoán (DxD) cũng cung cấp nền tảng cho toàn cầu hóa các công ty khởi nghiệp Singapo. Được A*STAR triển khai vào năm 2014, Trung tâm DxD thu hút nhiều bên liên quan trong ngành Công nghệ Y học (MedTech) của Singapo vào một nền tảng không biên giới chung để nhanh chóng theo dõi sự phát triển và thương mại hoá các giải pháp chẩn đoán. Trung tâm kết hợp chuyên môn ở nhiều phân khúc khác nhau của ngành công nghiệp này bằng cách nuôi dưỡng các quan hệ hợp tác giữa các công ty, nhà nghiên cứu, bác sĩ lâm sàng và các nhà quản lý.
Tính năng độc đáo của Trung tâm này là sự tham gia sớm của các bác sĩ lâm sàng trong quá trình phát triển sản phẩm, mở ra khả năng hợp tác với các bệnh viện, trung tâm nghiên cứu y học và lâm sàng. Thông qua DxD, các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ có thể truy cập vào tài sản trí tuệ (IP) khu vực công. Họ có thể khai thác khả năng của các công ty lớn trong ngành, bao gồm nhiều công ty MedTech toàn cầu ở Singapo, để phát triển các sản phẩm sẵn sàng cho thị trường đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Để thúc đẩy tư duy "Sinh ra ở phạm vi toàn cầu", các chính sách cũng đã được thực hiện để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu và hoạt động kinh doanh mới tại Singapo. Chương trình Entrepass (Thẻ Doanh nhân Singapo) được triển khai vào năm 2004, nhằm vào các doanh nhân có những ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Việc đánh giá dựa trên thành tích và nhấn mạnh đến nội dung đổi mới sáng tạo và tiềm năng tăng trưởng. Trong năm 2011, Quỹ Nghiên cứu quốc gia đã đề xuất một chương trình Nhà Quản trị Doanh nghiệp Toàn cầu nhằm thu hút các doanh nhân điều hành các công ty tăng trưởng nhanh trong các lĩnh vực công nghệ cao được lựa chọn để chuyển các công ty của họ sang Singapo. Các doanh nhân này sẽ đóng góp vào hệ sinh thái địa phương bằng cách cung cấp hướng dẫn, tư vấn và cảm hứng cho các khởi nghiệp trong nước. Ngoài những sáng kiến nhằm vào doanh nhân này, chính sách tăng cường nhân tài và các cơ cấu thuế hấp dẫn cũng là thỏi nam châm thu hút các nhà đổi mới đến Singapo.
Một ví dụ hàng đầu về một doanh nhân nước ngoài đã có những đóng góp đáng kể cho hệ sinh thái khởi nghiệph địa phương là Eduardo Saverin, đồng sáng lập Facebook. Kể từ khi chuyển đến Singapo năm 2009, ông đã thực hiện một số khoản đầu tư lớn vào các công ty khởi nghiệp trong nước, bao gồm cửa hàng tạp hóa trực tuyến Redmart và cổng thông tin 99.co. Roger Egan và Vikram Rupani, cả hai không phải là người Singapo nhưng có nhiều kinh nghiệm về doanh nghiệp, đã gặp nhau tại Cơ sở INSEAD Asia ở Singapo và quyết định thành lập khởi nghiệp của họ, Redmart, vào năm 2011. Giờ đây, Redmart là một trong những công ty thương mại điện tử đang phát triển nhanh nhất Singapo, với kế hoạch mở rộng ra khu vực và tạo việc làm cho hàng trăm nhân viên.
3.2. Phương pháp tiếp cận dựa trên Cụm tập trung
Trọng tâm của chiến lược của Singapo nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo là cách tiếp cận dựa trên cụm. Các khối cơ bản tạo nên cách tiếp cận này là các nền kinh tế tập trung phát sinh khi các doanh nghiệp và người dân tập trung ở cùng một địa điểm. Các lý thuyết đương đại về kinh tế tập trung đã nhấn mạnh vai trò của đổi mới sáng tạo và luồng tri thức, những ý tưởng được khám phá trong các nghiên cứu về các khu vực kinh doanh năng động như Thung lũng Silicon. Kinh nghiệm của Singapo là một trường hợp quy hoạch tập trung để tạo ra một cụm doanh nghiệp, với luồng tri thức là cơ chế chủ yếu cho phát triển cụm, và sự đổi mới và doanh nghiệp là kết quả của sự tập trung cụm này.
Cách tiếp cận dựa trên cụm đã phát triển cả sáu khía cạnh của khung Isenberg. Trong mô tả phát triển cụm công nghiệp ở Singapo, Wong et al. (2010) đã đưa ra 5 thành phần phải được thiết lập để tạo nên cho một cụm kiến thức:
1) Thiết lập cơ sở hạ tầng khoa học công cộng, tức là các trường đại học và viện nghiên cứu công (các khía cạnh Chính sách và Nguồn nhân lực)
2) Thu hút khu vực tư nhân vào cụm, bao gồm cả các công ty thâm dụng tri thức hình thành nên lõi của cụm và các dịch vụ hỗ trợ sẽ bao quanh họ (khía cạnh Thị trường). Trong bối cảnh cụm doanh nghiệp, thành phần quan trọng của các dịch vụ hỗ trợ khu vực tư nhân là các công ty đầu tư (khía cạnh Tài chính).
3) Thiết lập mối liên kết với thị trường người sử dụng chính (khía cạnh Thị trường).
4) Tạo điều kiện thuận lợi cho luồng kiến thức và liên kết mạng. Điều này sẽ bao gồm các mạng liên ngành, cũng như tạo ra nền tảng và cơ chế hợp tác (khía cạnh Hỗ trợ) và xây dựng các mạng xã hội và cộng đồng có sự quan tâm chung (khía cạnh Văn hóa).
5) Thiết lập một môi trường kinh doanh và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của Cụm. Điều này sẽ liên quan đến các quy định và ưu đãi (khía cạnh Chính sách), cơ sở hạ tầng (khía cạnh Hỗ trợ) và các nguồn lực (khía cạnh Tài chính).
Cách tiếp cận phát triển hệ sinh thái dựa trên cụm được minh họa bằng dự án JTL Launchpad @ one-north. Launchpad được bắt đầu vào năm 2011 theo nguyên tắc tập trung vào một không gian chung cho tất cả các nhân tố chủ chốt trong nền tảng doanh nghiệp dựa trên công nghệ địa phương, mang lại hình ảnh tập thể cho cộng đồng. Launchpad đã khởi động từ một tòa nhà đổ nát từ những năm 1970, Block 71 (Blk71) trong khu công nghiệp Ayer Rajah. Trong năm 2010, Blk71 đã được dự kiến phá dỡ.
Trong năm 2011, NUS Enterprise (một bộ phận của NUS thúc đẩy đổi mới và doanh nghiệp), Singtel Innov8 (công ty đầu tư mạo hiểm của công ty viễn thông Singtel) và Cơ quan Phát triển Truyền thông Singapo đã hợp tác để biến Blk71 thành Đầu mối trung tâm cho các hoạt động khởi nghiệp công nghệ. Điều này minh hoạ cho chiến lược quan hệ Ba đường xoắn (các khía cạnh Chính sách, Nguồn Nhân lực, Thị trường). Sáng kiến Blk71 tập trung các khởi nghiệp, các nhà đầu tư (Tài chính) và hỗ trợ các tổ chức như vườn ươm và trung tâm thúc đẩy (Hỗ trợ) vào trong một không gian, để thực hiện các nền kinh tế bản địa hoá. Các sự kiện kết nối mạng thông thường và triết lý mở tất cả các giờ đã tạo ra một cộng đồng nơi sự chia sẻ và học tập diễn ra một cách hữu cơ (Nhân lực và Văn hoá). Blk71 đã mở rộng nhanh chóng với tỷ lệ thành công cao, và nhu cầu nhanh chóng vượt quá khả năng cung cấp. Đáp lại, chính phủ mở rộng dự án bao gồm Blk73 và Blk79, và Launchpad@one-north đã chính thức ra mắt.
Năm 2013, Tạp chí The Economist thông báo rằng Launchpad là trung tâm khởi nghiệp công nghệ có mật độ cao nhất thế giới. Vào tháng 11/2015, ước tính Launchpad là nơi hoạt động của 21 công ty đầu tư mạo hiểm, 19 trung tâm thúc đẩy và vườn ươm, 13 đơn vị hỗ trợ như các hội nghề nghiệp và các cơ quan chính phủ, và 220 công ty khởi nghiệp, với hàng chục không gian làm việc chung và các cơ sở ươm tạo. Hoạt động ở đây cũng rất năng động với tần suất cao các công ty khởi nghiệp mới chuyển vào Launchpad, và các khởi nghiệp chuyển ra ngoài khi chúng phát triển và đòi hỏi nhiều không gian hơn.
Vị trí của Launchpad là một yếu tố quan trọng. Quận one-north nằm liền kề với Công viên Khoa học Singapo, các khu Biopolis và Fusionopolis. Launchpad ở trên đường từ một số viện nghiên cứu công của A*STAR và SPRING Singapo, cơ quan chính phủ giám sát xúc tiến doanh nghiệp. Launchpad là địa chỉ của các cơ sở ươm tạo của hai trường đại học lớn nhất - NUS Enterprise Enubator và NTUitive. Launchpad cũng là nơi đặt trụ sở của A*StartCentral, một sáng kiến của A*STAR hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ bằng cách cung cấp cả hỗ trợ phần cứng (ví dụ, các cơ sở kỹ thuật và khoa học sự sống, trang thiết bị) và phần mềm (ví dụ, tư vấn). Là cơ sở hạ tầng khoa học sự sống duy nhất ở Singapo, A*StartCentral áp dụng cách tiếp cận không giới hạn để có thể tiếp cận với các đổi mới sáng tạo. Cộng đồng khoa học sự sống và kỹ thuật đổi mới sáng tạo mở của A*StartCentral cũng đã tham gia vào các quan hệ đối tác với các nhà đầu tư chiến lược nhằm vào mở rộng quy mô cho các đầu tư giai đoạn đầu trong khu vực. Sự tập trung của các tài năng nghiên cứu đỉnh cao và khoa học công trong Launchpad và khu vực lân cận không chỉ tạo ra những đổi mới sáng tạo mà còn thu hút các tập đoàn công nghệ lớn đến khu vực này. Đây là những người dùng hàng đầu cho nhiều công ty khởi nghiệp, cung cấp cơ hội hợp tác và các cơ sở khách hàng tiềm năng.
Sự phát triển doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Singapore được đặc trưng bởi vai trò chi phối của nhà nước đô thị. Hệ sinh thái này tồn tại với các lựa chọn chiến lược của các nhà hoạch định chính sách khi quốc gia này chuyển từ nền kinh tế sản xuất truyền thống sang nền kinh tế tri thức.
Sự phát triển doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Singapore được đặc trưng bởi vai trò chi phối của nhà nước đô thị. Hệ sinh thái này tồn tại với các lựa chọn chiến lược của các nhà hoạch định chính sách khi quốc gia này chuyển từ nền kinh tế sản xuất truyền thống sang nền kinh tế tri thức. Tại đây có ba cách tiếp cận chiến lược đã thúc đẩy các hoạt động doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và định hình sự phát triển của hệ sinh thái theo mô hình của Isenberg (xem số 1-2017) và thúc đẩy sự giao thoa của các khía cạnh trong hệ sinh thái.
3.1. Thúc đẩy Động thái Ba đường xoắn
Cơ sở cho Mối quan hệ Ba đường xoắn là sự tương tác giữa ba lĩnh vực - trường đại học, ngành công nghiệp và chính phủ, được phát triển từ nền Singapo như một trung tâm NC&PT. Cách tiếp cận Ba đường xoắn khuyến khích các tổ chức chính phủ và đại học tham gia vào khu vực công nghiệp, nhấn mạnh các phương thức tương tác hợp tác. Sự tham gia của khu vực công nghiệp thông qua thương mại hoá công nghệ cũng được ưu tiên.
Việc hình thành các quan hệ đối tác công - tư (PPP) sẽ tập trung các nguồn lực NC&PT vào các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp và tạo các cơ hội hình thành những ý tưởng, thị trường và doanh nghiệp mới. Để thúc đẩy động thái Ba đường xoắn, Singapo cần xây dựng cốt lõi năng lực NC&PT mạnh trong các tổ chức nghiên cứu công. Ngoài ra, Chính phủ đã cam kết xây dựng các cơ sở hạ tầng hỗ trợ các dự án PPP và cung cấp các nguồn lực để thương mại hóa các đổi mới sáng tạo, tương ứng với khía cạnh Chính sách của khung Isenberg.
Về phía các trường đại học, "nhiệm vụ thứ ba" được coi là quan trọng hơn, với một lăng kính công nghiệp được áp dụng cho cả hoạt động nghiên cứu và giáo dục. Các nhà nghiên cứu của đại học đảm nhận vai trò của các nhà đổi mới và trở thành các doanh nhân tiềm năng, tương ứng với khía cạnh Nguồn nhân lực. Các quan hệ đối tác công - tư được tạo ra bởi động thái Ba đường xoắn thúc đẩy sự gia tăng liên kết mạng lưới, minh hoạ khía cạnh Thị trường.
Các dự án công nghiệp được A*STAR thực hiện cho thấy cách thức Singapo đã thúc đẩy động thái Ba đường xoắn trong hệ sinh thái. Thông qua các hình thức quan hệ đối tác công - tư độc đáo (Hình 2), A*STAR và các viện nghiên cứu công (PRI) của nó đã quản lý một danh mục nhiều dự án phức tạp và liên quan đến nhiều đối tác và nhiều cấp trong khu vực chính phủ (Public Agency).
Các đối tác công nghiệp bao gồm các tập đoàn đa quốc gia (MNC), doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và doanh nghiệp địa phương (LE).
Các dự án liên kết được đặc biệt quan tâm, tập trung theo lĩnh vực, ứng dụng hoặc ngành công nghiệp, và thu hút các nhà khoa học từ cả ba khối của đường xoắn. Một ví dụ là Liên doanh EpiGen, một liên minh quốc tế các nhà nghiên cứu biểu sinh hàng đầu trên thế giới từ Viện Khoa học lâm sàng Singapo của A*STAR và các trường đại học ở Singapo, Anh và New Zealand. Trong năm 2011, liên doanh EpiGen đã bắt tay vào hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Nestle và Nestle Nutrition.
3.2. Cách tiếp cận "Sinh ra ở phạm vi toàn cầu"
Thị trường trong nước nhỏ bé của Singapo đòi hỏi các khởi nghiệp ở giai đoạn phát triển phải có triển vọng toàn cầu, cả ở khía cạnh thị trường và thu hút nguồn lực. Trong nghiên cứu của Wong và cộng sự (2011) về các công ty khởi nghiệp công nghệ cao ở Singapo, các công ty khởi nghiệp phát triển nhanh nhất bộc lộ những thách thức hàng đầu bao gồm tuyển dụng nhân tài và nhu cầu đa dạng hóa cơ sở khách hàng của họ.
Động lực quốc tế hóa cho các khởi nghiệp đã được các nhà hoạch định chính sách nhận biết, tương ứng với khía cạnh Chính sách trong khung Isenberg. Trong ngân sách chính phủ năm 2016, quốc tế hóa là một trụ cột chính cho các chính sách hỗ trợ các khởi nghiệp mở rộng quy mô. Hai cơ quan chính phủ, SPRING và IE Singapo, đã hỗ trợ quốc tế hóa cho các khởi nghiệp Singapo trong việc thiết lập các mối liên lạc và tìm kiếm thị trường nước ngoài, hỗ trợ mở rộng khía cạnh Thị trường. Hơn nữa, trọng tâm là mở rộng quy mô thông qua việc quốc tế hóa bằng kỹ thuật số hóa bằng cách xây dựng năng lực của các khởi nghiệp trong các lĩnh vực như phân tích khách hàng và tiếp thị trên truyền thông xã hội. Các công ty khởi nghiệp với những khả năng này được sinh ra ở phạm toàn cầu (born global) và có thể tận dụng nền kinh tế kỹ thuật số quốc tế để tham gia vào thị trường toàn cầu. Để thực hiện các chiến lược phát triển năng lực, các cơ quan chính phủ làm việc với các hiệp hội công nghiệp và các tổ chức hỗ trợ doanh nhân như các trung tâm thúc đẩy và các cơ sở ươm tạo, hình thành khía cạnh Hỗ trợ.
Khái niệm "Sinh ra ở phạm vi toàn cầu" cũng bao gồm du nhập các tài năng và ý tưởng, như sự hiện diện của các doanh nhân và các công ty khởi nghiệp nước ngoài làm phong phú thêm các mạng lưới trong hệ sinh thái trong nước, tiếp tục tác động đến khía cạnh Thị trường. Ngoài ra, triển vọng toàn cầu và sự tương tác giữa các doanh nhân trong nước và nước ngoài sẽ tăng cường khía cạnh Văn hoá. Sự tiếp xúc quốc tế có thể giảm nhẹ thái độ bảo thủ đối với kinh doanh trong xã hội Singapo đã được ghi nhận trong dự án GEM.
Một sáng kiến độc đáo minh hoạ cách tiếp cận Sinh ra ở phạm vi toàn cầu là Viện Nghiên cứu Đại học Quốc gia Singapo (NUSRI) đặt tại Khu công nghiệp Tô Châu, Trung Quốc. Được thành lập vào năm 2010, NUSRI tạo điều kiện hợp tác giữa Trung Quốc và Singapo trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và doanh nghiệp. Dựa vào động thái Ba đường xoắn, NUSRI cung cấp bàn đạp cho các công ty khởi nghiệp Singapo và quốc tế tiếp cận vào thị trường Trung Quốc.
Trung tâm ươm tạo NUSRI đã thu hút trên 15 công ty khởi nghiệp của Singapo, cung cấp các dịch vụ ươm tạo và cơ hội kết nối với các doanh nhân Trung Quốc, các nhà đầu tư mạo hiểm và các quan chức chính phủ. NUSRI cũng đóng vai trò dẫn dắt các công ty khởi nghiệp Trung Quốc đang tìm cách xâm nhập các thị trường Singapo và ASEAN.
Trung tâm Phát triển Chẩn đoán (DxD) cũng cung cấp nền tảng cho toàn cầu hóa các công ty khởi nghiệp Singapo. Được A*STAR triển khai vào năm 2014, Trung tâm DxD thu hút nhiều bên liên quan trong ngành Công nghệ Y học (MedTech) của Singapo vào một nền tảng không biên giới chung để nhanh chóng theo dõi sự phát triển và thương mại hoá các giải pháp chẩn đoán. Trung tâm kết hợp chuyên môn ở nhiều phân khúc khác nhau của ngành công nghiệp này bằng cách nuôi dưỡng các quan hệ hợp tác giữa các công ty, nhà nghiên cứu, bác sĩ lâm sàng và các nhà quản lý.
Tính năng độc đáo của Trung tâm này là sự tham gia sớm của các bác sĩ lâm sàng trong quá trình phát triển sản phẩm, mở ra khả năng hợp tác với các bệnh viện, trung tâm nghiên cứu y học và lâm sàng. Thông qua DxD, các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ có thể truy cập vào tài sản trí tuệ (IP) khu vực công. Họ có thể khai thác khả năng của các công ty lớn trong ngành, bao gồm nhiều công ty MedTech toàn cầu ở Singapo, để phát triển các sản phẩm sẵn sàng cho thị trường đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Để thúc đẩy tư duy "Sinh ra ở phạm vi toàn cầu", các chính sách cũng đã được thực hiện để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu và hoạt động kinh doanh mới tại Singapo. Chương trình Entrepass (Thẻ Doanh nhân Singapo) được triển khai vào năm 2004, nhằm vào các doanh nhân có những ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Việc đánh giá dựa trên thành tích và nhấn mạnh đến nội dung đổi mới sáng tạo và tiềm năng tăng trưởng. Trong năm 2011, Quỹ Nghiên cứu quốc gia đã đề xuất một chương trình Nhà Quản trị Doanh nghiệp Toàn cầu nhằm thu hút các doanh nhân điều hành các công ty tăng trưởng nhanh trong các lĩnh vực công nghệ cao được lựa chọn để chuyển các công ty của họ sang Singapo. Các doanh nhân này sẽ đóng góp vào hệ sinh thái địa phương bằng cách cung cấp hướng dẫn, tư vấn và cảm hứng cho các khởi nghiệp trong nước. Ngoài những sáng kiến nhằm vào doanh nhân này, chính sách tăng cường nhân tài và các cơ cấu thuế hấp dẫn cũng là thỏi nam châm thu hút các nhà đổi mới đến Singapo.
Một ví dụ hàng đầu về một doanh nhân nước ngoài đã có những đóng góp đáng kể cho hệ sinh thái khởi nghiệph địa phương là Eduardo Saverin, đồng sáng lập Facebook. Kể từ khi chuyển đến Singapo năm 2009, ông đã thực hiện một số khoản đầu tư lớn vào các công ty khởi nghiệp trong nước, bao gồm cửa hàng tạp hóa trực tuyến Redmart và cổng thông tin 99.co. Roger Egan và Vikram Rupani, cả hai không phải là người Singapo nhưng có nhiều kinh nghiệm về doanh nghiệp, đã gặp nhau tại Cơ sở INSEAD Asia ở Singapo và quyết định thành lập khởi nghiệp của họ, Redmart, vào năm 2011. Giờ đây, Redmart là một trong những công ty thương mại điện tử đang phát triển nhanh nhất Singapo, với kế hoạch mở rộng ra khu vực và tạo việc làm cho hàng trăm nhân viên.
3.2. Phương pháp tiếp cận dựa trên Cụm tập trung
Trọng tâm của chiến lược của Singapo nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo là cách tiếp cận dựa trên cụm. Các khối cơ bản tạo nên cách tiếp cận này là các nền kinh tế tập trung phát sinh khi các doanh nghiệp và người dân tập trung ở cùng một địa điểm. Các lý thuyết đương đại về kinh tế tập trung đã nhấn mạnh vai trò của đổi mới sáng tạo và luồng tri thức, những ý tưởng được khám phá trong các nghiên cứu về các khu vực kinh doanh năng động như Thung lũng Silicon. Kinh nghiệm của Singapo là một trường hợp quy hoạch tập trung để tạo ra một cụm doanh nghiệp, với luồng tri thức là cơ chế chủ yếu cho phát triển cụm, và sự đổi mới và doanh nghiệp là kết quả của sự tập trung cụm này.
Cách tiếp cận dựa trên cụm đã phát triển cả sáu khía cạnh của khung Isenberg. Trong mô tả phát triển cụm công nghiệp ở Singapo, Wong et al. (2010) đã đưa ra 5 thành phần phải được thiết lập để tạo nên cho một cụm kiến thức:
1) Thiết lập cơ sở hạ tầng khoa học công cộng, tức là các trường đại học và viện nghiên cứu công (các khía cạnh Chính sách và Nguồn nhân lực)
2) Thu hút khu vực tư nhân vào cụm, bao gồm cả các công ty thâm dụng tri thức hình thành nên lõi của cụm và các dịch vụ hỗ trợ sẽ bao quanh họ (khía cạnh Thị trường). Trong bối cảnh cụm doanh nghiệp, thành phần quan trọng của các dịch vụ hỗ trợ khu vực tư nhân là các công ty đầu tư (khía cạnh Tài chính).
3) Thiết lập mối liên kết với thị trường người sử dụng chính (khía cạnh Thị trường).
4) Tạo điều kiện thuận lợi cho luồng kiến thức và liên kết mạng. Điều này sẽ bao gồm các mạng liên ngành, cũng như tạo ra nền tảng và cơ chế hợp tác (khía cạnh Hỗ trợ) và xây dựng các mạng xã hội và cộng đồng có sự quan tâm chung (khía cạnh Văn hóa).
5) Thiết lập một môi trường kinh doanh và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của Cụm. Điều này sẽ liên quan đến các quy định và ưu đãi (khía cạnh Chính sách), cơ sở hạ tầng (khía cạnh Hỗ trợ) và các nguồn lực (khía cạnh Tài chính).
Cách tiếp cận phát triển hệ sinh thái dựa trên cụm được minh họa bằng dự án JTL Launchpad @ one-north. Launchpad được bắt đầu vào năm 2011 theo nguyên tắc tập trung vào một không gian chung cho tất cả các nhân tố chủ chốt trong nền tảng doanh nghiệp dựa trên công nghệ địa phương, mang lại hình ảnh tập thể cho cộng đồng. Launchpad đã khởi động từ một tòa nhà đổ nát từ những năm 1970, Block 71 (Blk71) trong khu công nghiệp Ayer Rajah. Trong năm 2010, Blk71 đã được dự kiến phá dỡ.
Trong năm 2011, NUS Enterprise (một bộ phận của NUS thúc đẩy đổi mới và doanh nghiệp), Singtel Innov8 (công ty đầu tư mạo hiểm của công ty viễn thông Singtel) và Cơ quan Phát triển Truyền thông Singapo đã hợp tác để biến Blk71 thành Đầu mối trung tâm cho các hoạt động khởi nghiệp công nghệ. Điều này minh hoạ cho chiến lược quan hệ Ba đường xoắn (các khía cạnh Chính sách, Nguồn Nhân lực, Thị trường). Sáng kiến Blk71 tập trung các khởi nghiệp, các nhà đầu tư (Tài chính) và hỗ trợ các tổ chức như vườn ươm và trung tâm thúc đẩy (Hỗ trợ) vào trong một không gian, để thực hiện các nền kinh tế bản địa hoá. Các sự kiện kết nối mạng thông thường và triết lý mở tất cả các giờ đã tạo ra một cộng đồng nơi sự chia sẻ và học tập diễn ra một cách hữu cơ (Nhân lực và Văn hoá). Blk71 đã mở rộng nhanh chóng với tỷ lệ thành công cao, và nhu cầu nhanh chóng vượt quá khả năng cung cấp. Đáp lại, chính phủ mở rộng dự án bao gồm Blk73 và Blk79, và Launchpad@one-north đã chính thức ra mắt.
Năm 2013, Tạp chí The Economist thông báo rằng Launchpad là trung tâm khởi nghiệp công nghệ có mật độ cao nhất thế giới. Vào tháng 11/2015, ước tính Launchpad là nơi hoạt động của 21 công ty đầu tư mạo hiểm, 19 trung tâm thúc đẩy và vườn ươm, 13 đơn vị hỗ trợ như các hội nghề nghiệp và các cơ quan chính phủ, và 220 công ty khởi nghiệp, với hàng chục không gian làm việc chung và các cơ sở ươm tạo. Hoạt động ở đây cũng rất năng động với tần suất cao các công ty khởi nghiệp mới chuyển vào Launchpad, và các khởi nghiệp chuyển ra ngoài khi chúng phát triển và đòi hỏi nhiều không gian hơn.
Vị trí của Launchpad là một yếu tố quan trọng. Quận one-north nằm liền kề với Công viên Khoa học Singapo, các khu Biopolis và Fusionopolis. Launchpad ở trên đường từ một số viện nghiên cứu công của A*STAR và SPRING Singapo, cơ quan chính phủ giám sát xúc tiến doanh nghiệp. Launchpad là địa chỉ của các cơ sở ươm tạo của hai trường đại học lớn nhất - NUS Enterprise Enubator và NTUitive. Launchpad cũng là nơi đặt trụ sở của A*StartCentral, một sáng kiến của A*STAR hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ bằng cách cung cấp cả hỗ trợ phần cứng (ví dụ, các cơ sở kỹ thuật và khoa học sự sống, trang thiết bị) và phần mềm (ví dụ, tư vấn). Là cơ sở hạ tầng khoa học sự sống duy nhất ở Singapo, A*StartCentral áp dụng cách tiếp cận không giới hạn để có thể tiếp cận với các đổi mới sáng tạo. Cộng đồng khoa học sự sống và kỹ thuật đổi mới sáng tạo mở của A*StartCentral cũng đã tham gia vào các quan hệ đối tác với các nhà đầu tư chiến lược nhằm vào mở rộng quy mô cho các đầu tư giai đoạn đầu trong khu vực. Sự tập trung của các tài năng nghiên cứu đỉnh cao và khoa học công trong Launchpad và khu vực lân cận không chỉ tạo ra những đổi mới sáng tạo mà còn thu hút các tập đoàn công nghệ lớn đến khu vực này. Đây là những người dùng hàng đầu cho nhiều công ty khởi nghiệp, cung cấp cơ hội hợp tác và các cơ sở khách hàng tiềm năng.