THÁI LAN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO - Phần 1
09/10/2020
THÁI LAN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO - Phần 1Theo đánh giá từ Startup Blink, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Thái Lan đứng thứ 10 tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với các thành phố khởi nghiệp nổi bật như Bangkok, Chiang Mai, Phuket, Pattaya,... Không chỉ là đất nước phát triển du lịch, Thái Lan đang thu hút nhiều người ngoại quốc tài năng sinh sống và là quốc gia có những chính sách vô cùng sáng tạo thúc đẩy khởi nghiệp.Từ năm 2017, Bangkok được đánh giá là một hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tổng lượng vốn đầu tư vào các startup Thái Lan khi đó đã là 120 triệu đô la Mỹ. Trong đó, ngành thương mại điện tử hoạt động nổi bật với những điển hình như Zilingo, aCommerce và Pomelo, thu hút về 101 triệu đô la Mỹ. Lĩnh vực Fintech với 128 startup cũng cho thấy xu thế dẫn đầu với những cái tên nổi bật là Claim Di, Finnomena và StockRadars, chiếm 13.8% tổng số vốn đầu tư.
Kể từ năm 2018 trở đi, dòng vốn đầu tư đã đa dạng và phong phú hơn, tập trung vào trí tuệ nhân tạo, học máy và công nghệ chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, còn có lĩnh vực hàng không, nông nghiệp, du lịch. Điều đó cho thấy thị trường startup Thái Lan ngày một cạnh tranh hơn. Dù vậy, thương mại điện tử vẫn là ngành thế mạnh của Thái Lan với định giá 3,5 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến thị trường sẽ tăng 13.2 % mỗi năm, ước tính năm 2022 đạt 5,8 tỷ USD.
Thúc đẩy công nghệ và chuyển đổi số từ năm 2016
Để có được những kết quả này, Thái Lan đã tích cực ban hành một loạt chính sách mạnh mẽ nhằm hỗ trợ cho chuyển đổi số và thúc đẩy công nghệ từ năm 2016. Trước đó, từ mô hình nền kinh tế Thailand 1.0 tập trung vào nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, đến Thailand 2.0 tập trung vào sản xuất nội địa, Thailand 3.0 tập trung vào các ngành công nghiệp phức hợp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, biến Thái Lan trở thành trung tâm sản xuất cho xuất khẩu, nhưng cũng đã khiến Thái Lan vướng vào bẫy thu nhập trung bình, phân biệt giai cấp và phát triển không đồng đều. Do đó Thailand 4. 0 ra đời.
Kế hoạch Thailand 4.0 năm 2016 tập trung vào 10 lĩnh vực, phát triển các ngành công nghiệp hiện tại bằng việc ứng dụng công nghệ cao: tự động hóa và robot, điện tử thông minh, du lịch cao cấp và du lịch y tế, nông nghiệp thông minh và công nghệ sinh học, đổi mới công nghệ thực phẩm, công nghệ vũ trụ, năng lượng sinh học và hóa sinh, kỹ thuật số và Y tế.
Song hành với đó là Kế hoạch Digital Thailand ra đời tháng 4 năm 2016 tập trung vào thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thiết yếu cho công chúng, bao gồm các trung tâm dữ liệu chuẩn quốc tế, khu thử nghiệm đổi mới, trung tâm IoT,… Người dân Thái Lan được khuyến khích sử dụng công nghệ số một cách hiệu quả, từ đó giảm thiểu chi phí và loại bỏ các hạn chế về mọi mặt cho khu vực công và tư nhân. Kết quả nổi bật nhất trong kế hoạch này là việc hình thành Khu công nghệ kỹ thuật số True Digital Park đối ứng vốn đầu tư công tư, được coi là khu công nghệ cho khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất Đông Nam Á.
Theo đánh giá từ Startup Blink, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Thái Lan đứng thứ 10 tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với các thành phố khởi nghiệp nổi bật như Bangkok, Chiang Mai, Phuket, Pattaya,... Không chỉ là đất nước phát triển du lịch, Thái Lan đang thu hút nhiều người ngoại quốc tài năng sinh sống và là quốc gia có những chính sách vô cùng sáng tạo thúc đẩy khởi nghiệp.
Từ năm 2017, Bangkok được đánh giá là một hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tổng lượng vốn đầu tư vào các startup Thái Lan khi đó đã là 120 triệu đô la Mỹ. Trong đó, ngành thương mại điện tử hoạt động nổi bật với những điển hình như Zilingo, aCommerce và Pomelo, thu hút về 101 triệu đô la Mỹ. Lĩnh vực Fintech với 128 startup cũng cho thấy xu thế dẫn đầu với những cái tên nổi bật là Claim Di, Finnomena và StockRadars, chiếm 13.8% tổng số vốn đầu tư.
Kể từ năm 2018 trở đi, dòng vốn đầu tư đã đa dạng và phong phú hơn, tập trung vào trí tuệ nhân tạo, học máy và công nghệ chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, còn có lĩnh vực hàng không, nông nghiệp, du lịch. Điều đó cho thấy thị trường startup Thái Lan ngày một cạnh tranh hơn. Dù vậy, thương mại điện tử vẫn là ngành thế mạnh của Thái Lan với định giá 3,5 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến thị trường sẽ tăng 13.2 % mỗi năm, ước tính năm 2022 đạt 5,8 tỷ USD.
Thúc đẩy công nghệ và chuyển đổi số từ năm 2016
Để có được những kết quả này, Thái Lan đã tích cực ban hành một loạt chính sách mạnh mẽ nhằm hỗ trợ cho chuyển đổi số và thúc đẩy công nghệ từ năm 2016. Trước đó, từ mô hình nền kinh tế Thailand 1.0 tập trung vào nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, đến Thailand 2.0 tập trung vào sản xuất nội địa, Thailand 3.0 tập trung vào các ngành công nghiệp phức hợp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, biến Thái Lan trở thành trung tâm sản xuất cho xuất khẩu, nhưng cũng đã khiến Thái Lan vướng vào bẫy thu nhập trung bình, phân biệt giai cấp và phát triển không đồng đều. Do đó Thailand 4. 0 ra đời.
Kế hoạch Thailand 4.0 năm 2016 tập trung vào 10 lĩnh vực, phát triển các ngành công nghiệp hiện tại bằng việc ứng dụng công nghệ cao: tự động hóa và robot, điện tử thông minh, du lịch cao cấp và du lịch y tế, nông nghiệp thông minh và công nghệ sinh học, đổi mới công nghệ thực phẩm, công nghệ vũ trụ, năng lượng sinh học và hóa sinh, kỹ thuật số và Y tế.
Song hành với đó là Kế hoạch Digital Thailand ra đời tháng 4 năm 2016 tập trung vào thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thiết yếu cho công chúng, bao gồm các trung tâm dữ liệu chuẩn quốc tế, khu thử nghiệm đổi mới, trung tâm IoT,… Người dân Thái Lan được khuyến khích sử dụng công nghệ số một cách hiệu quả, từ đó giảm thiểu chi phí và loại bỏ các hạn chế về mọi mặt cho khu vực công và tư nhân. Kết quả nổi bật nhất trong kế hoạch này là việc hình thành Khu công nghệ kỹ thuật số True Digital Park đối ứng vốn đầu tư công tư, được coi là khu công nghệ cho khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất Đông Nam Á.