Tổng quan Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844)
17/11/2020
Tổng quan Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844)Ở giai đoạn hiện tại, Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) tập trung hỗ trợ các Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp như Vườn ươm; Tổ chức thúc đẩy kinh doanh, đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo (KNST); Tổ chức cung cấp dịch vụ cho KNST; Đơn vị truyền thông cho khởi nghiệp; Trường đại học hay các Cơ sở đào tạo cho KNST. Cùng với đó, để thực hiện Đề án 844, các Bộ, ngành, địa phương có thể chỉ định cơ quan đầu mối để tham mưu cho Bộ trưởng/Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thành lập Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo, Tổ công tác thực hiện Đề án tại địa phương.Năm 2016 được xác định là năm quốc gia khởi nghiệp với xu hướng phát triển mạnh mẽ của hoạt động khởi nghiệp ĐMST. Theo thống kê của Topica Founder Institute, Việt Nam có khoảng 1800 startup hoạt động tại thời điểm đó. Với định hướng cần có một hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST phát triển mạnh mẽ để đem đến những sự hỗ trợ toàn diện, kịp thời, theo sát nhu cầu và quá trình phát triển của startup, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và các chương trình hỗ trợ để hoạt động khởi nghiệp ĐMST được triển khai mạnh mẽ, có tính lan tỏa cao trong cả nước. Nổi bật trong số đó là Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Đề án ra đời nhằm mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi, hoàn thiện hệ thống pháp lý để thúc đẩy, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST. Với đối tượng hướng đến là loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị được giao chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của Đề án.
Để hoàn thiện mục tiêu đề ra, Đề án 844 được triển khai thông qua hai luồng nhiệm vụ chính là nhiệm vụ khoa học và công nghệ và nhiệm vụ hằng năm, định kỳ. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được triển khai hướng đến kết quả là đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp ĐMST. Thời gian thực hiện nhiệm vụ trong khoảng từ 2-3 năm để có thời gian nghiên cứu bài bản và lấy ý kiến góp ý, phản biện giữa các thành phần liên quan, từ đó hoàn thiện đề xuất chính sách sát với thực tế nhất theo nhu cầu của thị trường và hệ sinh thái. Với đặc điểm này, đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ được khuyến khích là liên danh giữa cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị có thế mạnh về nghiên cứu khoa học như các trường đại học, viện nghiên cứu. Liên danh với các thành phần tối thiểu như vậy đảm bảo tận dụng được thế mạnh, đặc thù của các bên tham gia, đồng thời có góc nhìn đa chiều từ phía cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị nghiên cứu.
Nếu nhiệm vụ khoa học và công nghệ mang tính chất nghiên cứu, hướng đến những kết quả trong dài hạn thì nhiệm vụ hằng năm, định kỳ đóng vai trò là những hỗ trợ trực tiếp của Đề án đối với hệ sinh thái. Được chia làm 6 nhóm nhiệm vụ với mục tiêu khác nhau, các nhiệm vụ hằng năm, định kỳ mang đến những sự hỗ trợ toàn diện đối với hệ sinh thái, cụ thể:
- Nhóm nhiệm vụ phát triển hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Nhóm nhiệm vụ hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho các chủ thể trong hệ sinh thái, từ doanh nhân, cố vấn, huấn luyện viên đến các cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách khởi nghiệp của các Bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội. Cùng với đó, đào tạo về khởi nghiệp cho sinh viên cũng là một hoạt động trọng tâm nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực có hiểu biết về khởi nghiệp để tham gia xây dựng hệ sinh thái.
- Nhóm nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, cung cấp dịch vụ khởi nghiệp ĐMST. Mục tiêu của nhóm nhiệm vụ nhằm hướng đến việc thúc đẩy hoạt động của các cơ sở ươm tạo, thúc đẩy kinh doanh, cung cấp dịch vụ khởi nghiệp ĐMST, giúp các tổ chức này mở rộng quy mô và kết nối với các đối tác tiềm năng. Sau khi tham gia nhiệm vụ, các tổ chức ươm tạo, thúc đẩy kinh doanh được kỳ vọng sẽ tổng hợp các hoạt động, cách làm thành kinh nghiệm, bài học và hỗ trợ chuyển giao cho các đơn vị có nhu cầu.
- Nhóm nhiệm vụ tổ chức sự kiện khởi nghiệp ĐMST nhằm hướng đến việc tạo môi trường, điều kiện để các chủ thể trong hệ sinh thái gặp gỡ, trao đổi, từ đó tăng cường tình tương tác, kết nối trong hệ sinh thái. Đồng thời các sự kiện khởi nghiệp ĐMST như Techfest cũng là cơ hội để startup trưng bày, quảng bá sản phẩm đến cộng đồng.
- Nhóm nhiệm vụ truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công của Việt Nam. Mục tiêu của nhóm nhiệm vụ nhằm lan truyền tinh thần khởi nghiệp cho người dân thông qua các bài viết, video, phóng sự về các điển hình khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp thành công. Đồng thời, hoạt động truyền thông cũng nhằm mục đích hỗ trợ quảng bá, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế cho các sản phẩm của startup.
- Nhóm nhiệm vụ xây dựng, phát triển mạng lưới các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Nhóm nhiệm vụ hướng đến mục tiêu hình thành mạng lưới các chủ thể trong hệ sinh thái, bao gồm mạng lưới nhà đầu tư thiên thần, mạng lưới quỹ đầu tư mạo hiểm, mạng lưới các tổ chức ươm tạo, thúc đẩy kinh doanh, mạng lưới các nhà khoa học và doanh nhân trẻ, … nhằm mục tiêu tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm chủ thể có cùng mục tiêu, hoạt động và mong muốn hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST.
- Nhóm nhiệm vụ kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với khu vực và thế giới. Các mạng lưới hiện có trong hệ sinh thái cũng như được hình thành từ nhóm nhiệm vụ xây dựng, phát triển mạng lưới, thông qua sự hỗ trợ, kết nối của Đề án 844 sẽ hướng đến việc kết nối với các mạng lưới và xây dựng các chương trình với quy mô khu vực và quốc tế. Từ đó, hỗ trợ thúc đẩy quá trình đưa startup Việt Nam ra thế giới và tăng cường thu hút nguồn lực quốc tế để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trong nước.
Đề án 844 tìm kiếm các đơn vị có tối thiểu một năm hoạt động và đã có các hoạt động liên quan đến khởi nghiệp ĐMST, đồng thời có mong muốn tạo ảnh hưởng, đóng góp xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trong nước. Trong đó, khuyến khích các đơn vị với những đề xuất mới lạ, có khả năng huy động các thành phần trong hệ sinh thái cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
Ở giai đoạn hiện tại, Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) tập trung hỗ trợ các Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp như Vườn ươm; Tổ chức thúc đẩy kinh doanh, đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo (KNST); Tổ chức cung cấp dịch vụ cho KNST; Đơn vị truyền thông cho khởi nghiệp; Trường đại học hay các Cơ sở đào tạo cho KNST. Cùng với đó, để thực hiện Đề án 844, các Bộ, ngành, địa phương có thể chỉ định cơ quan đầu mối để tham mưu cho Bộ trưởng/Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thành lập Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo, Tổ công tác thực hiện Đề án tại địa phương.
Năm 2016 được xác định là năm quốc gia khởi nghiệp với xu hướng phát triển mạnh mẽ của hoạt động khởi nghiệp ĐMST. Theo thống kê của Topica Founder Institute, Việt Nam có khoảng 1800 startup hoạt động tại thời điểm đó. Với định hướng cần có một hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST phát triển mạnh mẽ để đem đến những sự hỗ trợ toàn diện, kịp thời, theo sát nhu cầu và quá trình phát triển của startup, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và các chương trình hỗ trợ để hoạt động khởi nghiệp ĐMST được triển khai mạnh mẽ, có tính lan tỏa cao trong cả nước. Nổi bật trong số đó là Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Đề án ra đời nhằm mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi, hoàn thiện hệ thống pháp lý để thúc đẩy, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST. Với đối tượng hướng đến là loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị được giao chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của Đề án.
Để hoàn thiện mục tiêu đề ra, Đề án 844 được triển khai thông qua hai luồng nhiệm vụ chính là nhiệm vụ khoa học và công nghệ và nhiệm vụ hằng năm, định kỳ. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được triển khai hướng đến kết quả là đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp ĐMST. Thời gian thực hiện nhiệm vụ trong khoảng từ 2-3 năm để có thời gian nghiên cứu bài bản và lấy ý kiến góp ý, phản biện giữa các thành phần liên quan, từ đó hoàn thiện đề xuất chính sách sát với thực tế nhất theo nhu cầu của thị trường và hệ sinh thái. Với đặc điểm này, đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ được khuyến khích là liên danh giữa cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị có thế mạnh về nghiên cứu khoa học như các trường đại học, viện nghiên cứu. Liên danh với các thành phần tối thiểu như vậy đảm bảo tận dụng được thế mạnh, đặc thù của các bên tham gia, đồng thời có góc nhìn đa chiều từ phía cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị nghiên cứu.
Nếu nhiệm vụ khoa học và công nghệ mang tính chất nghiên cứu, hướng đến những kết quả trong dài hạn thì nhiệm vụ hằng năm, định kỳ đóng vai trò là những hỗ trợ trực tiếp của Đề án đối với hệ sinh thái. Được chia làm 6 nhóm nhiệm vụ với mục tiêu khác nhau, các nhiệm vụ hằng năm, định kỳ mang đến những sự hỗ trợ toàn diện đối với hệ sinh thái, cụ thể:
- Nhóm nhiệm vụ phát triển hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Nhóm nhiệm vụ hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho các chủ thể trong hệ sinh thái, từ doanh nhân, cố vấn, huấn luyện viên đến các cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách khởi nghiệp của các Bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội. Cùng với đó, đào tạo về khởi nghiệp cho sinh viên cũng là một hoạt động trọng tâm nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực có hiểu biết về khởi nghiệp để tham gia xây dựng hệ sinh thái.
- Nhóm nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, cung cấp dịch vụ khởi nghiệp ĐMST. Mục tiêu của nhóm nhiệm vụ nhằm hướng đến việc thúc đẩy hoạt động của các cơ sở ươm tạo, thúc đẩy kinh doanh, cung cấp dịch vụ khởi nghiệp ĐMST, giúp các tổ chức này mở rộng quy mô và kết nối với các đối tác tiềm năng. Sau khi tham gia nhiệm vụ, các tổ chức ươm tạo, thúc đẩy kinh doanh được kỳ vọng sẽ tổng hợp các hoạt động, cách làm thành kinh nghiệm, bài học và hỗ trợ chuyển giao cho các đơn vị có nhu cầu.
- Nhóm nhiệm vụ tổ chức sự kiện khởi nghiệp ĐMST nhằm hướng đến việc tạo môi trường, điều kiện để các chủ thể trong hệ sinh thái gặp gỡ, trao đổi, từ đó tăng cường tình tương tác, kết nối trong hệ sinh thái. Đồng thời các sự kiện khởi nghiệp ĐMST như Techfest cũng là cơ hội để startup trưng bày, quảng bá sản phẩm đến cộng đồng.
- Nhóm nhiệm vụ truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công của Việt Nam. Mục tiêu của nhóm nhiệm vụ nhằm lan truyền tinh thần khởi nghiệp cho người dân thông qua các bài viết, video, phóng sự về các điển hình khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp thành công. Đồng thời, hoạt động truyền thông cũng nhằm mục đích hỗ trợ quảng bá, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế cho các sản phẩm của startup.
- Nhóm nhiệm vụ xây dựng, phát triển mạng lưới các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Nhóm nhiệm vụ hướng đến mục tiêu hình thành mạng lưới các chủ thể trong hệ sinh thái, bao gồm mạng lưới nhà đầu tư thiên thần, mạng lưới quỹ đầu tư mạo hiểm, mạng lưới các tổ chức ươm tạo, thúc đẩy kinh doanh, mạng lưới các nhà khoa học và doanh nhân trẻ, … nhằm mục tiêu tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm chủ thể có cùng mục tiêu, hoạt động và mong muốn hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST.
- Nhóm nhiệm vụ kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với khu vực và thế giới. Các mạng lưới hiện có trong hệ sinh thái cũng như được hình thành từ nhóm nhiệm vụ xây dựng, phát triển mạng lưới, thông qua sự hỗ trợ, kết nối của Đề án 844 sẽ hướng đến việc kết nối với các mạng lưới và xây dựng các chương trình với quy mô khu vực và quốc tế. Từ đó, hỗ trợ thúc đẩy quá trình đưa startup Việt Nam ra thế giới và tăng cường thu hút nguồn lực quốc tế để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trong nước.
Đề án 844 tìm kiếm các đơn vị có tối thiểu một năm hoạt động và đã có các hoạt động liên quan đến khởi nghiệp ĐMST, đồng thời có mong muốn tạo ảnh hưởng, đóng góp xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trong nước. Trong đó, khuyến khích các đơn vị với những đề xuất mới lạ, có khả năng huy động các thành phần trong hệ sinh thái cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ.