17/11/2020
Chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Đức - Phần 1Theo đánh giá của Startup Blink năm 2020, Đức có hệ sinh thái khởi nghiệp đứng thứ 5 trên thế giới, tăng 4 bậc so với năm 2019. Điều này cho thấy tiềm năng và sự ủng hộ của Chính phủ Đức đối với hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Nước Đức có nền tảng lâu đời và vững chắc về công nghiệp và công nghệ trên thế giới. Đồng thời Đức là quốc gia đi tiên phong trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với mục tiêu không chỉ là đưa internet phổ cập trên toàn xã hội, mà còn là việc sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình tự động hóa các khâu sản xuất trong một dây chuyền sản phẩm hay toàn nhà máy. Với thế mạnh là nơi đặt nhà máy của nhiều hãng sản xuất lớn như BMW, Opel, Volkswagen, Tesla, … việc áp dụng công nghệ vào dây chuyền sản xuất có thể khiến tăng mạnh năng suất lao động. Do đó, khởi nghiệp ở Đức tập trung phần lớn vào việc thúc đẩy thế mạnh của đất nước là công nghiệp và cơ khí.
Bên cạnh thế mạnh công nghiệp và công nghệ sẵn có, hoạt động đổi mới sáng tạo tại Đức diễn ra thực sự sôi nổi và luôn nhận được sự quan tâm cao độ từ Chính phủ. Trong vòng 5 năm, Đức đã vạch ra một loạt các chiến lược quốc gia đối với quá trình chuyển đổi số như: Chiến lược kỹ thuật số đến 2025, Chiến lược an ninh mạng năm 2016, Chiến lược làm việc 4.0 năm 2017, Chiến lược phát triển mạng 5G năm 2017, Chiến lược công nghệ cao đến năm 2025, Chiến lược phát triển Trí tuệ nhân tạo năm 2018, Chiến lược phát triển công nghệ Blockchain năm 2019, … Trong đó, Chiến lược kỹ thuật số 2025 là chiến lược dài hạn ra đời sớm nhất và mang tính chất tổng quát nhất. Digital Strategy vạch ra 10 bước tiến về tương lai, trong đó đặc biệt hỗ trợ startup và khuyến khích hợp tác giữa startup và các doanh nghiệp đã có thâm niên trên thị trường.
Hiệu quả của chính sách phát triển khởi nghiệp của Đức thể hiện rõ nét nhất ở Berlin, thành phố với hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển nhất nước Đức. Theo bảng xếp hạng các hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2020 của Startup Genome, hệ sinh thái khởi nghiệp Berlin đứng thứ 16 trên tổng số 30 hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển hàng đầu thế giới và và thứ 5 tại châu Âu, sau London, Stockholm, Amsterdam, và Paris. Một trong nhiều lý do đem đến thứ hạng ấn tượng này là do Berlin định hướng phát triển là thành phố sáng tạo, cộng với chi phí văn phòng và sinh hoạt ở Berlin là tương đối thấp hơn so với các thành phố khác ở châu Âu khiến doanh nhân trên khắp thế giới lựa chọn Berlin là nơi để phát triển dự án startup của riêng mình.
Theo đánh giá của Startup Blink năm 2020, Đức có hệ sinh thái khởi nghiệp đứng thứ 5 trên thế giới, tăng 4 bậc so với năm 2019. Điều này cho thấy tiềm năng và sự ủng hộ của Chính phủ Đức đối với hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Nước Đức có nền tảng lâu đời và vững chắc về công nghiệp và công nghệ trên thế giới. Đồng thời Đức là quốc gia đi tiên phong trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với mục tiêu không chỉ là đưa internet phổ cập trên toàn xã hội, mà còn là việc sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình tự động hóa các khâu sản xuất trong một dây chuyền sản phẩm hay toàn nhà máy. Với thế mạnh là nơi đặt nhà máy của nhiều hãng sản xuất lớn như BMW, Opel, Volkswagen, Tesla, … việc áp dụng công nghệ vào dây chuyền sản xuất có thể khiến tăng mạnh năng suất lao động. Do đó, khởi nghiệp ở Đức tập trung phần lớn vào việc thúc đẩy thế mạnh của đất nước là công nghiệp và cơ khí.
Bên cạnh thế mạnh công nghiệp và công nghệ sẵn có, hoạt động đổi mới sáng tạo tại Đức diễn ra thực sự sôi nổi và luôn nhận được sự quan tâm cao độ từ Chính phủ. Trong vòng 5 năm, Đức đã vạch ra một loạt các chiến lược quốc gia đối với quá trình chuyển đổi số như: Chiến lược kỹ thuật số đến 2025, Chiến lược an ninh mạng năm 2016, Chiến lược làm việc 4.0 năm 2017, Chiến lược phát triển mạng 5G năm 2017, Chiến lược công nghệ cao đến năm 2025, Chiến lược phát triển Trí tuệ nhân tạo năm 2018, Chiến lược phát triển công nghệ Blockchain năm 2019, … Trong đó, Chiến lược kỹ thuật số 2025 là chiến lược dài hạn ra đời sớm nhất và mang tính chất tổng quát nhất. Digital Strategy vạch ra 10 bước tiến về tương lai, trong đó đặc biệt hỗ trợ startup và khuyến khích hợp tác giữa startup và các doanh nghiệp đã có thâm niên trên thị trường.
Hiệu quả của chính sách phát triển khởi nghiệp của Đức thể hiện rõ nét nhất ở Berlin, thành phố với hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển nhất nước Đức. Theo bảng xếp hạng các hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2020 của Startup Genome, hệ sinh thái khởi nghiệp Berlin đứng thứ 16 trên tổng số 30 hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển hàng đầu thế giới và và thứ 5 tại châu Âu, sau London, Stockholm, Amsterdam, và Paris. Một trong nhiều lý do đem đến thứ hạng ấn tượng này là do Berlin định hướng phát triển là thành phố sáng tạo, cộng với chi phí văn phòng và sinh hoạt ở Berlin là tương đối thấp hơn so với các thành phố khác ở châu Âu khiến doanh nhân trên khắp thế giới lựa chọn Berlin là nơi để phát triển dự án startup của riêng mình.