Đức đã có những chính sách “giải cứu” startup trong Covid-19 như thế nào? - Phần 2
17/11/2020
Đức đã có những chính sách “giải cứu” startup trong Covid-19 như thế nào? - Phần 2Bên cạnh hỗ trợ về nguồn tài chính, startup tại Đức cũng có thể nhận hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ lên đến 50 tỷ Euro dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và những cá nhân tự kinh doanh, chủ hộ kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Chương trình hỗ trợ được thiết kế dưới hình thức miễn giảm thuế cho doanh nghiệp và cá nhân tự kinh doanh với số lượng tối đa 10 nhân viên, chia làm 2 mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ giảm thuế tối đa 9.000 Euro trong thời gian 3 tháng cho các doanh nghiệp và cá nhân tự kinh doanh với số lượng tối đa 5 nhân viên toàn thời gian;
- Hỗ trợ giảm thuế tối đa 15.000 Euro trong thời gian 3 tháng cho các doanh nghiệp và cá nhân tự kinh doanh với số lượng tối đa 10 nhân viên toàn thời gian.
Trong trường hợp khoản hỗ trợ kể trên không được sử dụng hết trong thời gian 3 tháng bởi các đối tượng thụ hưởng nhận được những sự hỗ trợ khác như được giảm giá tiền thuê địa điểm tối thiểu 20% thì khoản hỗ trợ có thể được tiếp tục kéo dài thêm 2 tháng.
Ngoài ra Đức cũng đã có phản ứng rất nhanh để giảm bớt khó khăn và sự nguy hiểm đối với người lao động khi làm việc trong thời kỳ dịch bệnh. Chương trình Kurzarbeit được thiết kế nhằm ổn định tình hình làm việc cho nhân viên của doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ cho nhân viên làm việc tại nhà hoặc cắt giảm khoảng 30% thời gian làm việc, trong khi người lao động vẫn sẽ được nhận 60% mức lương đối với thời gian làm việc được cắt giảm và 100% mức lương đối với thời gian hoạt động bình thường. Như vậy, người lao động sẽ chỉ nhận giảm khoảng 10% mức lương, trong khi thời gian lao động được cắt giảm lên đến 30%. Kết hợp với gói hỗ trợ 2 tỷ Euro tác động đến vấn đề đầu tư, startup tại Đức đã nhận được những sự hỗ trợ hết sức thiết thực và kịp thời trong thời kỳ dịch bệnh. Ngoài ra, Chính phủ Đức cũng không đặt ra các điều khoản ràng buộc về số lượng những sự hỗ trợ startup có thể nhận, do đó startup tại Đức hoàn toàn có thể vừa nhận hỗ trợ từ Chính phủ Liên bang, vừa nhận hỗ trợ từ các chương trình khác của Chính quyền Bang, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, chương trình hỗ trợ ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Startup Đức đã gọi vốn đầu tư với tổng giá trị 6.2 tỷ Euro trong năm 2019, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2018. Điều này cho thấy tiềm năng và mức độ phát triển nhanh chóng của startup Đức. Mặc dù 2020 là một năm với nhiều biến động do tình hình dịch bệnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng với sự vào cuộc từ sớm của Chính phủ Đức với hàng loạt các chương trình hỗ trợ được đưa ra, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đức được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì vai trò là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại châu Âu đối với nhà đầu tư và startup trên toàn thế giới.
Bên cạnh hỗ trợ về nguồn tài chính, startup tại Đức cũng có thể nhận hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ lên đến 50 tỷ Euro dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và những cá nhân tự kinh doanh, chủ hộ kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.
Chương trình hỗ trợ được thiết kế dưới hình thức miễn giảm thuế cho doanh nghiệp và cá nhân tự kinh doanh với số lượng tối đa 10 nhân viên, chia làm 2 mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ giảm thuế tối đa 9.000 Euro trong thời gian 3 tháng cho các doanh nghiệp và cá nhân tự kinh doanh với số lượng tối đa 5 nhân viên toàn thời gian;
- Hỗ trợ giảm thuế tối đa 15.000 Euro trong thời gian 3 tháng cho các doanh nghiệp và cá nhân tự kinh doanh với số lượng tối đa 10 nhân viên toàn thời gian.
Trong trường hợp khoản hỗ trợ kể trên không được sử dụng hết trong thời gian 3 tháng bởi các đối tượng thụ hưởng nhận được những sự hỗ trợ khác như được giảm giá tiền thuê địa điểm tối thiểu 20% thì khoản hỗ trợ có thể được tiếp tục kéo dài thêm 2 tháng.
Ngoài ra Đức cũng đã có phản ứng rất nhanh để giảm bớt khó khăn và sự nguy hiểm đối với người lao động khi làm việc trong thời kỳ dịch bệnh. Chương trình Kurzarbeit được thiết kế nhằm ổn định tình hình làm việc cho nhân viên của doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ cho nhân viên làm việc tại nhà hoặc cắt giảm khoảng 30% thời gian làm việc, trong khi người lao động vẫn sẽ được nhận 60% mức lương đối với thời gian làm việc được cắt giảm và 100% mức lương đối với thời gian hoạt động bình thường. Như vậy, người lao động sẽ chỉ nhận giảm khoảng 10% mức lương, trong khi thời gian lao động được cắt giảm lên đến 30%. Kết hợp với gói hỗ trợ 2 tỷ Euro tác động đến vấn đề đầu tư, startup tại Đức đã nhận được những sự hỗ trợ hết sức thiết thực và kịp thời trong thời kỳ dịch bệnh. Ngoài ra, Chính phủ Đức cũng không đặt ra các điều khoản ràng buộc về số lượng những sự hỗ trợ startup có thể nhận, do đó startup tại Đức hoàn toàn có thể vừa nhận hỗ trợ từ Chính phủ Liên bang, vừa nhận hỗ trợ từ các chương trình khác của Chính quyền Bang, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, chương trình hỗ trợ ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Startup Đức đã gọi vốn đầu tư với tổng giá trị 6.2 tỷ Euro trong năm 2019, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2018. Điều này cho thấy tiềm năng và mức độ phát triển nhanh chóng của startup Đức. Mặc dù 2020 là một năm với nhiều biến động do tình hình dịch bệnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng với sự vào cuộc từ sớm của Chính phủ Đức với hàng loạt các chương trình hỗ trợ được đưa ra, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đức được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì vai trò là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại châu Âu đối với nhà đầu tư và startup trên toàn thế giới.