07/11/2017
Mô hình dạy học trực tuyến Schoolbus: Truyền cảm hứng, dạy đam mêSchoolbus cũng là một trong những mô hình học trực tuyến đã được xây dựng và phát triển bởi một nhà khởi nghiệp tài ba Bùi Hà Thái. Với lớp học Schoolbus trên nền tảng truyền hình trực tuyến, giáo viên có thể tường thuật trực tiếp nội dung giảng dạy và học sinh có thể tham dự lớp học từ bất cứ đâu thông qua mạng internet, và chi phí cho việc học chỉ bằng 50% so với các lớp học thông thường. Hiện nay, công nghệ thông tin được phổ cập đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cho con người, trong đó bao gồm cả phát triển giáo dục. Trong vài năm trở lại đây, xu hướng học và thi online đã dần thay đổi quan niệm của các bậc phụ huynh về lợi ích của Internet. Để đáp ứng nhu cầu xã hội, các mô hình học đang ngày càng được đa dạng hóa, Schoolbus cũng là một trong những mô hình học trực tuyến đã được xây dựng và phát triển bởi một nhà khởi nghiệp tài ba Bùi Hà Thái. Với lớp học Schoolbus trên nền tảng truyền hình trực tuyến, giáo viên có thể tường thuật trực tiếp nội dung giảng dạy và học sinh có thể tham dự lớp học từ bất cứ đâu thông qua mạng internet, và chi phí cho việc học chỉ bằng 50% so với các lớp học thông thường. Sản phẩm của nhóm khởi nghiệp Schoolbus đã được đánh giá cao và nhận được hỗ trợ từ Đề án “Thương mại hóa theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam” của Bộ Khoa học - Công nghệ.
Schoolbus có thể học ở bất cứ nơi đâu
Có thể nói, việc học thêm đã trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái giáo dục ở Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả các lớp học thêm đều có chung một vấn đề, đó là bị giới hạn bởi không gian và khoảng cách. Ý tưởng của nhóm khởi nghiệp Schoolbus ra đời xuất phát từ thực tế đó, với mong muốn đưa vào cuộc sống các lớp học online, giúp mọi người có thể tham gia học tập dù đang ở bất cứ đâu. Giám đốc điều hành của đề án, ông Bùi Hà Thái cho biết, Schoolbus là nền tảng truyền hình trực tuyến trên internet (Live Streaming) dành cho giáo viên và học sinh phổ thông trung học. Sản phẩm này giúp giáo viên tường thuật trực tiếp lớp học của họ trên website Schoolbus; học sinh có thể tham dự lớp học chỉ với một máy tính và đường truyền internet, giao tiếp trực tiếp với các giáo viên và có thể xem lại nội dung của buổi học sau khi đã kết thúc. Học sinh cũng có thể bình luận ngay khi có thắc mắc nào đó và nhận được sự hồi đáp ngay lập tức của giáo viên. Nếu có nhiều câu hỏi có nội dung giống nhau, hệ thống sẽ có bộ lọc để đưa đến cho giáo viên câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất. Với một nền tảng mở, lớp học truyền hình trực tuyến vẫn có được những ưu điểm của lớp học truyền thống, với những trải nghiệm học tập thông thường qua sự trao đổi với giáo viên. Người dạy cũng có thể căn cứ vào khả năng của học sinh để tối ưu hóa các bài giảng sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Với hình thức này, giáo viên không gặp phải các vấn đề hạn chế do khoảng cách, không quá lo lắng về chi phí, về địa điểm, phòng ốc. Học sinh chỉ phải trả học phí bằng 50% so với lớp học thông thường và tiết kiệm được rất nhiều về thời gian cũng như công sức và chi phí đi lại. Giáo viên chỉ cần 3 thiết bị cơ bản, gồm máy tính có kết nối internet, camera để ghi lại hình ảnh và một chiếc micro là đã có thể bắt đầu kết nối với hệ thống Schoolbus, đưa lớp học lên website. Học sinh có thể sử dụng máy tính, máy tính bảng hay smartphone để tham gia học. Ông Bùi Hà Thái nêu một ví dụ về thầy giáo Thế Anh, giáo viên toán cấp 3 tại Hà Nội, người có 4 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Như nhiều giáo viên khác, thầy Thế Anh đang có một lớp học thêm gồm 20 học sinh, với thu nhập khoảng 1 triệu/buổi học kéo dài 2 tiếng. Sau khi sử dụng Schoolbus, thu nhập từ lớp học đó đã tăng lên gấp 3 lần.
Tương tự, mặc dù mới chỉ xuất hiện trong gần 2 năm, nhưng Schoolbus đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía học sinh. Em Đặng Thị Thu Hương (Trường PTTH Thăng Long Hà Nội) cho biết: “Khi học Schoolbus, em đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Em không phải đi lại nhiều để đến chỗ học thêm vì thời gian học ở trường đã quá nửa ngày. Hơn nữa việc tương tác qua mạng cũng có lợi thế là không phải đối diện trực tiếp với giáo viên, xóa đi sự lo lắng của học sinh với giáo viên-một tâm trạng thường hay xuất hiện của học sinh nói chung, do vậy việc học tập dễ dàng, tích cực và thoải mái hơn”.
Số người dùng Schoolbus đạt gần mốc 500.000 người
Theo ông Bùi Hà Thái: “Schoolbus ra mắt từ tháng 8-2015 và đến nay, vẫn luôn giữ được tốc độ tăng trưởng 50%/tháng. Theo thống kê mới nhất, hiện có 17.000 người dùng và 70% trong số đó có tham gia ít nhất một khóa học. Chúng tôi cũng đã có 120 lớp học được dạy bởi 70 giáo viên”. Ngoài ra, Schoolbus còn hợp tác tổ chức cuộc thi Giải toán qua internet - ViOlympic dành cho học sinh phổ thông. Cuộc thi thu hút hơn 5 triệu thí sinh tham gia mỗi năm. Schoolbus và ViOlympic sẽ cho ra mắt một loạt khóa học ôn luyện cho cuộc thi vào năm học tới.
Hiện nay, Schoolbus đang tập trung hướng đến thị trường giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Trung bình hằng năm, mỗi học sinh phải trả khoảng 8 triệu đồng cho tất cả các lớp học thêm, cũng có nghĩa là tham gia vào một thị trường có giá trị hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Schoolbus cũng đang có những đối thủ cạnh tranh, đó là các lớp học thêm truyền thống. Như đã nói ở trên, kiểu lớp học truyền thống có những hạn chế về không gian, số lượng người học… Các hệ thống học trực tuyến khác, thường được thực hiện theo mô hình quay video và phát lại, không có sự tương tác giữa người dạy và người học; chương trình được thiết kế chung nên học sinh học giỏi hay kém đều học chung một chương trình.
“Trong 6 tháng tới, theo kế hoạch, chúng tôi sẽ tăng số lượng học sinh lên 50.000 em và số lượng giáo viên lên hơn 500 người, đồng thời sẽ ứng dụng di động cho hệ điều hành Adroid và IOS”, ông Thái cho biết. Trong tương lai xa hơn, Schoolbus sẽ có kế hoạch mở rộng sang các thị trường khác, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường đứng thứ 2 và thứ 3 thế giới trong việc học thêm. Ngoài ra, doanh nghiệp khởi nghiệp này sẽ cân nhắc đến việc mở rộng theo chiều ngang, sang các lĩnh vực khác như đồ họa, lập trình…
Tại sự kiện Ngày hội Đầu tư năm 2016, trước các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước, Giám đốc Bùi Hà Thái đã mạnh dạn trình bày mong muốn cũng như dự định của nhóm, cụ thể là họ kêu gọi 300.000 USD từ phía các nhà đầu tư để thực hiện 2 mục tiêu chính đó là xây dựng đội ngũ kinh doanh ở các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước với nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ các giáo viên sử dụng Schoolbus; và xây dựng kênh tuyển sinh theo phương pháp bán hàng qua điện thoại (telesales) để giúp giáo viên có thêm nhiều học sinh. Theo kế hoạch, Schoolbus sẽ cán mốc 500.000 người dùng vào quý II-2018, trong đó có 150.000 người dùng trả học phí hằng tháng.
Schoolbus cũng là một trong những mô hình học trực tuyến đã được xây dựng và phát triển bởi một nhà khởi nghiệp tài ba Bùi Hà Thái. Với lớp học Schoolbus trên nền tảng truyền hình trực tuyến, giáo viên có thể tường thuật trực tiếp nội dung giảng dạy và học sinh có thể tham dự lớp học từ bất cứ đâu thông qua mạng internet, và chi phí cho việc học chỉ bằng 50% so với các lớp học thông thường.
Hiện nay, công nghệ thông tin được phổ cập đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cho con người, trong đó bao gồm cả phát triển giáo dục. Trong vài năm trở lại đây, xu hướng học và thi online đã dần thay đổi quan niệm của các bậc phụ huynh về lợi ích của Internet. Để đáp ứng nhu cầu xã hội, các mô hình học đang ngày càng được đa dạng hóa, Schoolbus cũng là một trong những mô hình học trực tuyến đã được xây dựng và phát triển bởi một nhà khởi nghiệp tài ba Bùi Hà Thái. Với lớp học Schoolbus trên nền tảng truyền hình trực tuyến, giáo viên có thể tường thuật trực tiếp nội dung giảng dạy và học sinh có thể tham dự lớp học từ bất cứ đâu thông qua mạng internet, và chi phí cho việc học chỉ bằng 50% so với các lớp học thông thường. Sản phẩm của nhóm khởi nghiệp Schoolbus đã được đánh giá cao và nhận được hỗ trợ từ Đề án “Thương mại hóa theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam” của Bộ Khoa học - Công nghệ.
Schoolbus có thể học ở bất cứ nơi đâu
Có thể nói, việc học thêm đã trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái giáo dục ở Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả các lớp học thêm đều có chung một vấn đề, đó là bị giới hạn bởi không gian và khoảng cách. Ý tưởng của nhóm khởi nghiệp Schoolbus ra đời xuất phát từ thực tế đó, với mong muốn đưa vào cuộc sống các lớp học online, giúp mọi người có thể tham gia học tập dù đang ở bất cứ đâu. Giám đốc điều hành của đề án, ông Bùi Hà Thái cho biết, Schoolbus là nền tảng truyền hình trực tuyến trên internet (Live Streaming) dành cho giáo viên và học sinh phổ thông trung học. Sản phẩm này giúp giáo viên tường thuật trực tiếp lớp học của họ trên website Schoolbus; học sinh có thể tham dự lớp học chỉ với một máy tính và đường truyền internet, giao tiếp trực tiếp với các giáo viên và có thể xem lại nội dung của buổi học sau khi đã kết thúc. Học sinh cũng có thể bình luận ngay khi có thắc mắc nào đó và nhận được sự hồi đáp ngay lập tức của giáo viên. Nếu có nhiều câu hỏi có nội dung giống nhau, hệ thống sẽ có bộ lọc để đưa đến cho giáo viên câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất. Với một nền tảng mở, lớp học truyền hình trực tuyến vẫn có được những ưu điểm của lớp học truyền thống, với những trải nghiệm học tập thông thường qua sự trao đổi với giáo viên. Người dạy cũng có thể căn cứ vào khả năng của học sinh để tối ưu hóa các bài giảng sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Với hình thức này, giáo viên không gặp phải các vấn đề hạn chế do khoảng cách, không quá lo lắng về chi phí, về địa điểm, phòng ốc. Học sinh chỉ phải trả học phí bằng 50% so với lớp học thông thường và tiết kiệm được rất nhiều về thời gian cũng như công sức và chi phí đi lại. Giáo viên chỉ cần 3 thiết bị cơ bản, gồm máy tính có kết nối internet, camera để ghi lại hình ảnh và một chiếc micro là đã có thể bắt đầu kết nối với hệ thống Schoolbus, đưa lớp học lên website. Học sinh có thể sử dụng máy tính, máy tính bảng hay smartphone để tham gia học. Ông Bùi Hà Thái nêu một ví dụ về thầy giáo Thế Anh, giáo viên toán cấp 3 tại Hà Nội, người có 4 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Như nhiều giáo viên khác, thầy Thế Anh đang có một lớp học thêm gồm 20 học sinh, với thu nhập khoảng 1 triệu/buổi học kéo dài 2 tiếng. Sau khi sử dụng Schoolbus, thu nhập từ lớp học đó đã tăng lên gấp 3 lần.
Tương tự, mặc dù mới chỉ xuất hiện trong gần 2 năm, nhưng Schoolbus đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía học sinh. Em Đặng Thị Thu Hương (Trường PTTH Thăng Long Hà Nội) cho biết: “Khi học Schoolbus, em đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Em không phải đi lại nhiều để đến chỗ học thêm vì thời gian học ở trường đã quá nửa ngày. Hơn nữa việc tương tác qua mạng cũng có lợi thế là không phải đối diện trực tiếp với giáo viên, xóa đi sự lo lắng của học sinh với giáo viên-một tâm trạng thường hay xuất hiện của học sinh nói chung, do vậy việc học tập dễ dàng, tích cực và thoải mái hơn”.
Số người dùng Schoolbus đạt gần mốc 500.000 người
Theo ông Bùi Hà Thái: “Schoolbus ra mắt từ tháng 8-2015 và đến nay, vẫn luôn giữ được tốc độ tăng trưởng 50%/tháng. Theo thống kê mới nhất, hiện có 17.000 người dùng và 70% trong số đó có tham gia ít nhất một khóa học. Chúng tôi cũng đã có 120 lớp học được dạy bởi 70 giáo viên”. Ngoài ra, Schoolbus còn hợp tác tổ chức cuộc thi Giải toán qua internet - ViOlympic dành cho học sinh phổ thông. Cuộc thi thu hút hơn 5 triệu thí sinh tham gia mỗi năm. Schoolbus và ViOlympic sẽ cho ra mắt một loạt khóa học ôn luyện cho cuộc thi vào năm học tới.
Hiện nay, Schoolbus đang tập trung hướng đến thị trường giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Trung bình hằng năm, mỗi học sinh phải trả khoảng 8 triệu đồng cho tất cả các lớp học thêm, cũng có nghĩa là tham gia vào một thị trường có giá trị hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Schoolbus cũng đang có những đối thủ cạnh tranh, đó là các lớp học thêm truyền thống. Như đã nói ở trên, kiểu lớp học truyền thống có những hạn chế về không gian, số lượng người học… Các hệ thống học trực tuyến khác, thường được thực hiện theo mô hình quay video và phát lại, không có sự tương tác giữa người dạy và người học; chương trình được thiết kế chung nên học sinh học giỏi hay kém đều học chung một chương trình.
“Trong 6 tháng tới, theo kế hoạch, chúng tôi sẽ tăng số lượng học sinh lên 50.000 em và số lượng giáo viên lên hơn 500 người, đồng thời sẽ ứng dụng di động cho hệ điều hành Adroid và IOS”, ông Thái cho biết. Trong tương lai xa hơn, Schoolbus sẽ có kế hoạch mở rộng sang các thị trường khác, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường đứng thứ 2 và thứ 3 thế giới trong việc học thêm. Ngoài ra, doanh nghiệp khởi nghiệp này sẽ cân nhắc đến việc mở rộng theo chiều ngang, sang các lĩnh vực khác như đồ họa, lập trình…
Tại sự kiện Ngày hội Đầu tư năm 2016, trước các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước, Giám đốc Bùi Hà Thái đã mạnh dạn trình bày mong muốn cũng như dự định của nhóm, cụ thể là họ kêu gọi 300.000 USD từ phía các nhà đầu tư để thực hiện 2 mục tiêu chính đó là xây dựng đội ngũ kinh doanh ở các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước với nhiệm vụ tìm kiếm, hỗ trợ các giáo viên sử dụng Schoolbus; và xây dựng kênh tuyển sinh theo phương pháp bán hàng qua điện thoại (telesales) để giúp giáo viên có thêm nhiều học sinh. Theo kế hoạch, Schoolbus sẽ cán mốc 500.000 người dùng vào quý II-2018, trong đó có 150.000 người dùng trả học phí hằng tháng.