Các công ty khởi nghiệp ứng dụng công nghệ và phát triển công nghệ ở Việt Nam đang mở rộng quy mô như thế nào?
Mặc dù tất cả các doanh nghiệp này đều có khả năng tăng trưởng, nhưng khả năng mở rộng quy mô là khác nhau, dựa vào các lĩnh vực hoạt động, giai đoạn tăng trưởng, năng lực ứng dụng công nghệ và năng lực quản lý của những người sáng lập.
Mặc dù tất cả các doanh nghiệp này  đều có khả năng tăng trưởng, nhưng khả năng mở rộng quy mô là khác nhau, dựa vào các lĩnh vực hoạt động, giai đoạn tăng trưởng, năng lực ứng dụng công nghệ và năng lực quản lý của những người sáng lập.
 
Một nghiên cứu của Deloitte vào năm 2015 cho thấy cơ hội để một doanh nghiệp mới tăng trưởng vượt trội là khoảng 0,5%, có nghĩa là trong số 200 doanh nghiệp mới thì chỉ có 1 doanh nghiệp . Số lượng“Unicorns” thậm chí còn ít hơn nhiều.
 
Ông Joe Haslam, Giám đốc điều hành của chương trình làm chủ những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh tại Trường IE Business khẳng định: “Quá trình chuyển đổi từ khởi nghiệp sang tăng trưởng nhanh đòi hỏi quá trình sự học hỏi không ngừng từ môi trường toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng hiện nay.”
VNG là “kỳ lân” duy nhất tại Việt Nam cho đến năm 2020. Ảnh Vietnamnet.
 
Anh Phạm Nam Long, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam Abivin, người chiến thắng Startup World Cup 2019, gần đây đã từ chối trả lời câu hỏi về khả năng trở thành “unicorn” của công ty mình.
Anh thừa nhận: “Chúng tôi vẫn đang trong giai đoạn lặp đi lặp lại việc xây dựng, đo lường và học hỏi để tạo ra những bước nhảy vọt lớn hơn”. Anh cho biết rằng việc cạnh tranh trong những tiến bộ công nghệ đòi hỏi những quyết định có tính toán một cách nghiêm túc về việc một công ty có thể thành công hay thất bại ở điểm này.
 
Brant Cooper và Patrick Vlaskovits đã viết một bài học để đời khác trong cuốn sách kinh điển của họ có tên “Khởi nghiệp tinh giản”, rằng ngay cả khi một công ty khởi nghiệp có tất cả các yếu tố của một mô hình kinh doanh tốt, đặc biệt là đối với các công ty phát triển công nghệ, điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp đó có thể phát triển lớn mạnh. Wefit, một trong 10 công ty khởi nghiệp hàng đầu của cuộc thi Techfest 2016, là ví dụ nổi bật về một thực tế là mô hình kinh doanh “bắt chước” thì vẫn bị thất bại.
 
Công ty đã nộp đơn phá sản một cách đáng ngạc nhiên vào tháng 5 này, mặc dù nó đã làm theo mô hình của một công ty đã mở rộng quy mô thành công ở Hoa Kỳ - ClassPass, một nền tảng đăng ký tập luyện thể thao trực tuyến được niêm yết có trụ sở chính tại New York. Vụ việc này cho thấy các chiến lược chuyển hướng của Wefit đã bị lệch khỏi quỹ đạo do việc quản lý kém hiệu quả và mô hình kinh doanh hiện tại không phù hợp để mở rộng quy mô tại Việt Nam.
 
Ông Nguyễn Việt An, Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ Tiên phong tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc - Hà Nội, cho biết: “Đây có thể được coi là thất bại mang lại nhiều bài học từ  một công ty khởi nghiệp thế hệ thứ ba trong nước. Chúng ta nên trân trọng và đón nhận thất bại này, vì từ đó chúng ta có thể rút ra được rất nhiều bài học, đặc biệt là về quản lý chiến lược chuyển hướng và sai lầm trong việc tập trung quá mức vào vấn đề tăng trưởng người dùng ở các công ty phát triển công nghệ.
 
COVID-19 được cho là đã đẩy nhanh sự phá sản của Wefit. Ảnh của VnExpress / Đạt Nguyễn.
Nicolas Colin, nhà đồng sáng lập và giám đốc công ty European Accelerator The Family cho biết, khi một công ty mở rộng quy mô, nó có thể tăng lợi nhuận nhưng lại “gây ra hai loại rủi ro công nghệ mới”. Ông cho rằng cơ sở hạ tầng phải đủ để đáp ứng việc mở rộng quy mô này và công nghệ để xử lý dữ liệu và quản lý quá trình vận hành cần được phát triển đồng thời
 
Ông Trần Trí Dũng, Giám đốc chương trình của Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sĩ tại Hà Nội và Miền Trung Việt Nam cho biết: “Một mô hình kinh doanh tốt thì luôn đi cùng những tiến bộ về mặt công nghệ.”

Ranh giới giữa phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ ngày càng mờ nhạt hơn trong các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng trưởng nhanh. Những gã khổng lồ về công nghệ như Google, Apple và Amazon, đã phát triển và đa dạng hóa đủ để theo đuổi cả hai mô hình này.
VNG, “kỳ lân” duy nhất của Việt Nam, là một công ty ứng dụng công nghệ với các sản phẩm nổi tiếng như Zing MP3, Zalo, ZaloPay, cạnh tranh trực tiếp với các gã khổng lồ trên thế giới như Spotify, Facebook Messenger hay SamsungPay. Công ty mới thông báo là đã phát triển thành công công nghệ điện toán đám mây do các kỹ sư Việt Nam sở hữu để phục vụ hàng trăm triệu người dùng.
 
Mandy Nguyen, Giám đốc Phát triển Hệ sinh thái của Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) - đơn vị đồng tổ chức cuộc thi khởi nghiệp Techfest 2020 cho biết, “Việt Nam vẫn đang chờ đợi một thế hệ tiếp theo có các công ty tăng trưởng nhanh và doanh nghiệp kỳ lân. Chúng tôi tin rằng việc tạo ra một sân chơi đầy ý nghĩa giữa các công ty khởi nghiệp theo định hướng mô hình kinh doanh sáng tạo và các công ty công nghệ [phát triển công nghệ] sẽ mang lại nhiều lợi ích và đẩy mạnh sự phát triển của hệ sinh thái, từ đó đạt được viễn cảnh đang được mong đợi như trên.
 Mặc dù tất cả các doanh nghiệp này  đều có khả năng tăng trưởng, nhưng khả năng mở rộng quy mô là khác nhau, dựa vào các lĩnh vực hoạt động, giai đoạn tăng trưởng, năng lực ứng dụng công nghệ và năng lực quản lý của những người sáng lập.
 
Một nghiên cứu của Deloitte vào năm 2015 cho thấy cơ hội để một doanh nghiệp mới tăng trưởng vượt trội là khoảng 0,5%, có nghĩa là trong số 200 doanh nghiệp mới thì chỉ có 1 doanh nghiệp . Số lượng“Unicorns” thậm chí còn ít hơn nhiều.
 
Ông Joe Haslam, Giám đốc điều hành của chương trình làm chủ những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh tại Trường IE Business khẳng định: “Quá trình chuyển đổi từ khởi nghiệp sang tăng trưởng nhanh đòi hỏi quá trình sự học hỏi không ngừng từ môi trường toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng hiện nay.”
VNG là “kỳ lân” duy nhất tại Việt Nam cho đến năm 2020. 
 
Anh Phạm Nam Long, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam Abivin, người chiến thắng Startup World Cup 2019, gần đây đã từ chối trả lời câu hỏi về khả năng trở thành “unicorn” của công ty mình.

Anh thừa nhận: “Chúng tôi vẫn đang trong giai đoạn lặp đi lặp lại việc xây dựng, đo lường và học hỏi để tạo ra những bước nhảy vọt lớn hơn”. Anh cho biết rằng việc cạnh tranh trong những tiến bộ công nghệ đòi hỏi những quyết định có tính toán một cách nghiêm túc về việc một công ty có thể thành công hay thất bại ở điểm này.
 
Brant Cooper và Patrick Vlaskovits đã viết một bài học để đời khác trong cuốn sách kinh điển của họ có tên “Khởi nghiệp tinh giản”, rằng ngay cả khi một công ty khởi nghiệp có tất cả các yếu tố của một mô hình kinh doanh tốt, đặc biệt là đối với các công ty phát triển công nghệ, điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp đó có thể phát triển lớn mạnh. Wefit, một trong 10 công ty khởi nghiệp hàng đầu của cuộc thi Techfest 2016, là ví dụ nổi bật về một thực tế là mô hình kinh doanh “bắt chước” thì vẫn bị thất bại.
 
Công ty đã nộp đơn phá sản một cách đáng ngạc nhiên vào tháng 5 này, mặc dù nó đã làm theo mô hình của một công ty đã mở rộng quy mô thành công ở Hoa Kỳ - ClassPass, một nền tảng đăng ký tập luyện thể thao trực tuyến được niêm yết có trụ sở chính tại New York. Vụ việc này cho thấy các chiến lược chuyển hướng của Wefit đã bị lệch khỏi quỹ đạo do việc quản lý kém hiệu quả và mô hình kinh doanh hiện tại không phù hợp để mở rộng quy mô tại Việt Nam.
 
Ông Nguyễn Việt An, Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ Tiên phong tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc - Hà Nội, cho biết: “Đây có thể được coi là thất bại mang lại nhiều bài học từ  một công ty khởi nghiệp thế hệ thứ ba trong nước. Chúng ta nên trân trọng và đón nhận thất bại này, vì từ đó chúng ta có thể rút ra được rất nhiều bài học, đặc biệt là về quản lý chiến lược chuyển hướng và sai lầm trong việc tập trung quá mức vào vấn đề tăng trưởng người dùng ở các công ty phát triển công nghệ.
 
Nicolas Colin, nhà đồng sáng lập và giám đốc công ty European Accelerator The Family cho biết, khi một công ty mở rộng quy mô, nó có thể tăng lợi nhuận nhưng lại “gây ra hai loại rủi ro công nghệ mới”. Ông cho rằng cơ sở hạ tầng phải đủ để đáp ứng việc mở rộng quy mô này và công nghệ để xử lý dữ liệu và quản lý quá trình vận hành cần được phát triển đồng thời
 
Ông Trần Trí Dũng, Giám đốc chương trình của Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sĩ tại Hà Nội và Miền Trung Việt Nam cho biết: “Một mô hình kinh doanh tốt thì luôn đi cùng những tiến bộ về mặt công nghệ.”
 
Ranh giới giữa phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ ngày càng mờ nhạt hơn trong các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng trưởng nhanh. Những gã khổng lồ về công nghệ như Google, Apple và Amazon, đã phát triển và đa dạng hóa đủ để theo đuổi cả hai mô hình này.
VNG, “kỳ lân” duy nhất của Việt Nam, là một công ty ứng dụng công nghệ với các sản phẩm nổi tiếng như Zing MP3, Zalo, ZaloPay, cạnh tranh trực tiếp với các gã khổng lồ trên thế giới như Spotify, Facebook Messenger hay SamsungPay. Công ty mới thông báo là đã phát triển thành công công nghệ điện toán đám mây do các kỹ sư Việt Nam sở hữu để phục vụ hàng trăm triệu người dùng.
 
Mandy Nguyen, Giám đốc Phát triển Hệ sinh thái của Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) - đơn vị đồng tổ chức cuộc thi khởi nghiệp Techfest 2020 cho biết, “Việt Nam vẫn đang chờ đợi một thế hệ tiếp theo có các công ty tăng trưởng nhanh và doanh nghiệp kỳ lân. Chúng tôi tin rằng việc tạo ra một sân chơi đầy ý nghĩa giữa các công ty khởi nghiệp theo định hướng mô hình kinh doanh sáng tạo và các công ty công nghệ [phát triển công nghệ] sẽ mang lại nhiều lợi ích và đẩy mạnh sự phát triển của hệ sinh thái, từ đó đạt được viễn cảnh đang được mong đợi như trên.
 
Vòng sơ khảo của cuộc thi khởi nghiệp quốc gia đang diễn ra từ ngày 8/10 - 8/11, được chia thành hai nhóm khởi nghiệp: công ty công nghệ và công ty theo mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo. Top 60 công ty xuất sắc nhất trong số gần 500 công ty khởi nghiệp trên toàn quốc sẽ được nhận các buổi đào tạo và cơ hội trình bày sản phẩm trực tuyến trước các nhà đầu tư và chuyên gia trong nước và quốc tế. Vòng chung kết sẽ được tổ chức tại sự kiện thường niên lớn nhất dành cho cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam - Techfest 2020 vào ngày 28/11 tại Hà Nội. Người chiến thắng sẽ đại diện Việt Nam tham dự Vòng chung kết Startup World Cup 2021 tại Silicon Valley, cạnh tranh với hơn 40 công ty khởi nghiệp tài năng trên toàn thế giới để giành được giải thưởng là một khoản đầu tư trị giá 1 triệu đô la.
 
Vòng sơ khảo của cuộc thi khởi nghiệp quốc gia đang diễn ra từ ngày 8/10 - 8/11, được chia thành hai nhóm khởi nghiệp: công ty công nghệ và công ty theo mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo. Top 60 công ty xuất sắc nhất trong số gần 500 công ty khởi nghiệp trên toàn quốc sẽ được nhận các buổi đào tạo và cơ hội trình bày sản phẩm trực tuyến trước các nhà đầu tư và chuyên gia trong nước và quốc tế. Vòng chung kết sẽ được tổ chức tại sự kiện thường niên lớn nhất dành cho cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam - Techfest 2020 vào ngày 28/11 tại Hà Nội. Người chiến thắng sẽ đại diện Việt Nam tham dự Vòng chung kết Startup World Cup 2021 tại Silicon Valley, cạnh tranh với hơn 40 công ty khởi nghiệp tài năng trên toàn thế giới để giành được giải thưởng là một khoản đầu tư trị giá 1 triệu đô la.