07/11/2017
Kinh doanh không gian làm việc chung đắt hàng nhờ Start-up "nở rộ"Từ năm 2012, không gian làm việc chung tại Việt Nam tăng trưởng trung bình 53%/năm. Con số này sẽ tiếp tục giữ ổn định bởi loại hình kinh doanh bất động sản này có nhiều ưu điểm, trong khi diện tích mặt bằng cho thuê dần eo hẹp. Lợi nhuận từ mô hình kinh doanh không gian làm việc chung vào khoảng 10% tổng doanh thuTừ năm 2012, không gian làm việc chung tại Việt Nam tăng trưởng trung bình 53%/năm. Con số này sẽ tiếp tục giữ ổn định bởi loại hình kinh doanh bất động sản này có nhiều ưu điểm, trong khi diện tích mặt bằng cho thuê dần eo hẹp. Lợi nhuận từ mô hình kinh doanh không gian làm việc chung vào khoảng 10% tổng doanh thu
Nhánh kinh doanh quan trọng
Nguyễn Trung Tín, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Thủy cho biết, đầu tư vào không gian làm việc chung là nhánh kinh doanh quan trọng của Tập đoàn. Lấy lợi thế từ doanh nghiệp bất động sản tầm trung, 2 Dreamplex của ông chủ 30 tuổi này cũng được xây dựng trong phân khúc này.
Dreamplex 1 ra đời từ tháng 11/2015 tại tòa nhà Miss Áo Dài (quận 1, TP. HCM), gồm 3 tầng (9-10-11), với diện tích 500 m2/tầng. Trong đó, 2 tầng 9 và 11 được thiết kế thành 35 văn phòng riêng dành cho các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ với quy mô 4 - 8 người. Tầng 10 được thiết kế thành một không gian mở, nơi hơn 100 người có thể ngồi làm việc chung cùng nhau.
Tháng 3/2017, Dreamplex 2 ra đời tại quận Bình Thạnh, cách Dreamplex 1 khoảng 4 km. Không gian thứ hai này cũng được đầu tư tương tự địa điểm đầu tiên với 3 tầng, tổng diện tích khoảng 2.000 m2. “Chúng tôi chỉ phát triển theo hai phân khúc trung và cao cấp”, Nguyễn Trung Tín cho biết và khẳng định, không gian làm việc chung tại TP.HCM sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn Hà Nội, bởi diện tích văn phòng cho thuê tại Thành phố đang dần eo hẹp, kèm theo giá cho thuê ngày càng tăng, ở mức 81,94 USD/m2, thay vì chỉ 47,25 USD/m2 tại Hà Nội.
Theo ông chủ Dreamplex, lợi nhuận từ mô hình kinh doanh không gian làm việc chung vào khoảng 10% tổng doanh thu, vì bị giới hạn bởi giá thuê cũng như vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Tuy nhiên, chủ đầu tư có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với các công ty start-up, như Dreamplex đang làm nhà đầu tư thiên thần cho khoảng 5 dự án khởi nghiệp…
“Nhiều người chưa hiểu mô hình này cực thế nào. Mỗi địa điểm 300 chỗ ngồi có nhiều thành viên ra, vào liên tục, thì cần đội ngũ quản lý chuẩn hóa như hệ thống khách sạn. Chúng tôi vẫn chưa quy chuẩn hóa được điều này, nên chưa dám mở rộng dù dự định mở 3 địa điểm mới trong 2-3 năm tới”, Nguyễn Trung Tín cho biết.
Nhu cầu tiếp tục tăng
Ngoài Dreamplex, nhắc đến mô hình kinh doanh không gian làm việc chung tại Việt Nam còn phải nhắc tới Toong, UP và CirCo. Trong đó, Toong được xem là start-up tiên phong trong việc phát triển và điều hành chuỗi không gian làm việc chung cho các công ty start-up, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khai trương địa điểm đầu tiên vào tháng 8/2015, hiện start-up này đang vận hành các mô hình tại 3 địa điểm tại Hà Nội, một tại Đà Nẵng và một tại TP.HCM.
Đáng chú ý, sau 7 tháng khai trương địa điểm đầu tiên, Toong đã gọi vốn thành công series A và nhận vốn đầu tư từ Openasia - một tập đoàn có hơn 20 năm kinh nghiệm đầu tư và kinh doanh trên 7 lĩnh vực tại Việt Nam. Thế nhưng, tính từ thời điểm mở địa điểm đầu tiên tại TP.HCM vào tháng 12/2016, đến nay, Toong vẫn chưa có thêm động tĩnh về việc sẽ mở thêm địa điểm.
Một kết luận chung từ CBRE Việt Nam, cũng như những đơn vị đang đầu tư kinh doanh không gian làm việc chung là, nhu cầu sử dụng sẽ tiếp tục đến từ các doanh nghiệp khởi nghiệp và người làm việc tự do, cả trong nước và quốc tế. Dự kiến, sẽ có thêm 10 trung tâm mới gia nhập thị trường từ nay tới cuối năm, trong đó có 5 trung tâm ở Hà Nội, còn lại ở TP.HCM.
Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2017, bà Nguyễn Thị Mỹ Phương, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Địa ốc Tiến Phước cho rằng, xu hướng M&A bất động sản sẽ phát triển mạnh trong mảng không gian làm việc chung. Điều này cho thấy sức nóng của mô hình kinh doanh này trên thị trường bất động sản.
Từ năm 2012, không gian làm việc chung tại Việt Nam tăng trưởng trung bình 53%/năm. Con số này sẽ tiếp tục giữ ổn định bởi loại hình kinh doanh bất động sản này có nhiều ưu điểm, trong khi diện tích mặt bằng cho thuê dần eo hẹp. Lợi nhuận từ mô hình kinh doanh không gian làm việc chung vào khoảng 10% tổng doanh thu
Từ năm 2012, không gian làm việc chung tại Việt Nam tăng trưởng trung bình 53%/năm. Con số này sẽ tiếp tục giữ ổn định bởi loại hình kinh doanh bất động sản này có nhiều ưu điểm, trong khi diện tích mặt bằng cho thuê dần eo hẹp. Lợi nhuận từ mô hình kinh doanh không gian làm việc chung vào khoảng 10% tổng doanh thu
Nhánh kinh doanh quan trọng
Nguyễn Trung Tín, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Thủy cho biết, đầu tư vào không gian làm việc chung là nhánh kinh doanh quan trọng của Tập đoàn. Lấy lợi thế từ doanh nghiệp bất động sản tầm trung, 2 Dreamplex của ông chủ 30 tuổi này cũng được xây dựng trong phân khúc này.
Dreamplex 1 ra đời từ tháng 11/2015 tại tòa nhà Miss Áo Dài (quận 1, TP. HCM), gồm 3 tầng (9-10-11), với diện tích 500 m2/tầng. Trong đó, 2 tầng 9 và 11 được thiết kế thành 35 văn phòng riêng dành cho các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ với quy mô 4 - 8 người. Tầng 10 được thiết kế thành một không gian mở, nơi hơn 100 người có thể ngồi làm việc chung cùng nhau.
Tháng 3/2017, Dreamplex 2 ra đời tại quận Bình Thạnh, cách Dreamplex 1 khoảng 4 km. Không gian thứ hai này cũng được đầu tư tương tự địa điểm đầu tiên với 3 tầng, tổng diện tích khoảng 2.000 m2. “Chúng tôi chỉ phát triển theo hai phân khúc trung và cao cấp”, Nguyễn Trung Tín cho biết và khẳng định, không gian làm việc chung tại TP.HCM sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn Hà Nội, bởi diện tích văn phòng cho thuê tại Thành phố đang dần eo hẹp, kèm theo giá cho thuê ngày càng tăng, ở mức 81,94 USD/m2, thay vì chỉ 47,25 USD/m2 tại Hà Nội.
Theo ông chủ Dreamplex, lợi nhuận từ mô hình kinh doanh không gian làm việc chung vào khoảng 10% tổng doanh thu, vì bị giới hạn bởi giá thuê cũng như vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Tuy nhiên, chủ đầu tư có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với các công ty start-up, như Dreamplex đang làm nhà đầu tư thiên thần cho khoảng 5 dự án khởi nghiệp…
“Nhiều người chưa hiểu mô hình này cực thế nào. Mỗi địa điểm 300 chỗ ngồi có nhiều thành viên ra, vào liên tục, thì cần đội ngũ quản lý chuẩn hóa như hệ thống khách sạn. Chúng tôi vẫn chưa quy chuẩn hóa được điều này, nên chưa dám mở rộng dù dự định mở 3 địa điểm mới trong 2-3 năm tới”, Nguyễn Trung Tín cho biết.
Nhu cầu tiếp tục tăng
Ngoài Dreamplex, nhắc đến mô hình kinh doanh không gian làm việc chung tại Việt Nam còn phải nhắc tới Toong, UP và CirCo. Trong đó, Toong được xem là start-up tiên phong trong việc phát triển và điều hành chuỗi không gian làm việc chung cho các công ty start-up, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khai trương địa điểm đầu tiên vào tháng 8/2015, hiện start-up này đang vận hành các mô hình tại 3 địa điểm tại Hà Nội, một tại Đà Nẵng và một tại TP.HCM.
Đáng chú ý, sau 7 tháng khai trương địa điểm đầu tiên, Toong đã gọi vốn thành công series A và nhận vốn đầu tư từ Openasia - một tập đoàn có hơn 20 năm kinh nghiệm đầu tư và kinh doanh trên 7 lĩnh vực tại Việt Nam. Thế nhưng, tính từ thời điểm mở địa điểm đầu tiên tại TP.HCM vào tháng 12/2016, đến nay, Toong vẫn chưa có thêm động tĩnh về việc sẽ mở thêm địa điểm.
Một kết luận chung từ CBRE Việt Nam, cũng như những đơn vị đang đầu tư kinh doanh không gian làm việc chung là, nhu cầu sử dụng sẽ tiếp tục đến từ các doanh nghiệp khởi nghiệp và người làm việc tự do, cả trong nước và quốc tế. Dự kiến, sẽ có thêm 10 trung tâm mới gia nhập thị trường từ nay tới cuối năm, trong đó có 5 trung tâm ở Hà Nội, còn lại ở TP.HCM.
Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2017, bà Nguyễn Thị Mỹ Phương, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Địa ốc Tiến Phước cho rằng, xu hướng M&A bất động sản sẽ phát triển mạnh trong mảng không gian làm việc chung. Điều này cho thấy sức nóng của mô hình kinh doanh này trên thị trường bất động sản.