20/04/2021
Cú huých để ngành logistics tăng tốc trong cuộc đua hội nhậpDịch vụ logistics là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng. Đó là nhận định chung của các đại biểu tại Hội thảo “Phát triển thị trường dịch vụ logistics cho doanh nghiệp”, do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 20/4.Tiềm năng phát triển rất lớn
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết: Năm 2020 được đánh giá là một trong những năm khó khăn cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng, thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Mặc dù Chính phủ các nước nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và đặc biệt ưu tiên lưu thông các loại hàng hóa thiết yếu, nhưng do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, các quy định về cách ly, giãn cách xã hội, có những thời điểm, toàn bộ hoạt động gần như bị tê liệt...
Thứ trường Trần Quốc Khánh cho rằng: Thị trường logistics toàn cầu nửa cuối năm 2020 chủ yếu được thúc đẩy bởi việc khôi phục dòng chảy thương mại quốc tế. Hơn nữa, các chính sách thuận lợi hóa thương mại, kích thích tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19 được thực hiện bởi Chính phủ cũng đang hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường.Trong khi một số nơi các hoạt động logistics bị ngưng trệ vì dịch bệnh, một số phân khúc khác như logistics phục vụ thương mại điện tử lại trở nên quá tải vì số lượng người mua hàng và đơn giao hàng tại nhà tăng đột biến. Trong cả hai trường hợp, nếu không có sự chuẩn bị tốt, các doanh nghiệp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ gặp khó khăn rất lớn để thích nghi với hoàn cảnh mới.
Các động lực chính của thị trường này trong nửa cuối năm 2020 chính là nỗ lực lớn từ cả phía các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp để giúp ổn định chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. “Theo báo cáo của một tổ chức quốc tế, quy mô thị trường logistics toàn cầu ước đạt 3.215 tỷ USD vào năm 2021, tăng 17,6% so với năm 2020. Điều này cho thấy ngành logistics vẫn có tiềm năng phát triển rất lớn” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã đặt mục tiêu: Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. “Quyết định 221/QĐ-TTg đã đặt ra 6 nhóm nhiệm vụ chính mà các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội cần thực hiện để đạt được mục tiêu nêu trên” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho hay.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại hội thảo
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng chia sẻ: Logistics là ngành cung cấp các dịch vụ liên quan tới vận tải biển, đường hàng không, đường bộ và quản lý hàng hóa khai báo hải quan hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng, phục vụ chuỗi cung ứng cho ngành hàng bán lẻ.
Thời gian qua, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đã và đang khiến thói quen tiêu dùng thay đổi từ mua bán truyền thống sang mua hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, nền kinh tế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng với hơn 500 tỷ USD xuất nhập khẩu mỗi năm; quy mô vận tải hàng hóa đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt đều rất lớn - đây là mảnh đất màu mỡ để các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics có thể tìm kiếm cơ hội.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và thương mại điện tử, vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics và khởi nghiệp đã ứng dụng công nghệ giúp thay đổi ngành logistics lên một tầm cao mới, đồng thời, giúp chủ hàng giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, người tiêu dùng được hưởng lợi.
“Dù chưa có thống kê chính xác về số lượng đơn vị khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics, nhưng nếu nhìn vào thành công của startup trong lĩnh vực này như Abivin, Lovigan, FastGo... với những công nghệ đột phá, những giải thưởng và thương vụ đầu tư trong thời gian qua, có thể thấy sức hấp dẫn cũng như tiềm năng khởi nghiệp rất lớn trong một ngành đã được nhận định là “mạch máu” của nền kinh tế” - Thứ trưởng Trần Văn Tùng khẳng định.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hưng - Phó Trưởng ban Kinh doanh và Phát triển thị trường, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - cho rằng: Thị trường vận tải hàng không Việt Nam nói chung và thị trường logistics hàng không nói riêng được đánh giá còn nhiều dư địa tăng trưởng.
Ông Nguyễn Quốc Hưng - Phó Trưởng ban Kinh doanh và Phát triển thị trường, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
Ông Hưng phân tích, cùng với những điều kiện thuận lợi từ các chính sách của Chính phủ như tham gia các tổ chức ASEAN, APEC, WTO, các hiệp định thương mại tự do (FTA)… sự bùng nổ của thương mại điện tử, lợi thế dân số trẻ và nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng của đại đa số người dân trong thời kỳ số đã thúc đẩy sản lượng vận chuyển hàng hóa tăng cao.
Theo dự báo Hội đồng cảng hàng không quốc tế (ACI), Việt Nam là một trong top 10 quốc gia phát triển vận chuyển hành khách cao nhất trong giai đoạn 2018 - 2040; và định hướng mục tiêu phát triển của thị trường vận tải hàng không trong nước đến năm 2030 tăng trưởng trung bình 10% - 12%/năm.
Ông Lê Quang Trung - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) - bày tỏ: VIMC đang có 16 cảng trên toàn quốc, với tổng số lượng hàng hóa ra vào khoảng 15 triệu tấn. Tuy nhiên, dù sở hữu một hệ thống hạ tầng cảng biển, logistics và vận tải biển, chúng tôi vẫn nhận thấy chưa xứng với tiềm năng bởi nhu cầu vận tải, logistics hiện nay rất lớn. “Thị trường của chúng ta còn lớn hơn thực tế chúng ta đang làm rất nhiều” - ông Lê Quang Trung nói.
Tháo gỡ điểm nghẽn, tăng sức cạnh tranh
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, tiềm năng, ngành logistics Việt Nam cũng gặp một số khó khăn, thách thức. Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, hiện nay 95% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
“Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về sân chơi” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nêu và nhận định: Dịch vụ logistics là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng. Do đó, việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu sẽ thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tạo dựng niềm tin giữa các doanh nghiệp.
Đồng thời, cần hình thành mạng lưới các doanh nghiệp lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường; tìm kiếm, chia sẻ đơn hàng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam... Hoạt động này không chỉ cần sự chủ động của các doanh nghiệp mà còn cần những chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Cho rằng vẫn còn một “khoảng trống” về nguồn nhân lực logistics, ông Đỗ Huy Bình - Nhà sáng lập và CEO Smartlog Việt Nam - chia sẻ: Nhân sự, nhân lực là vấn đề then chốt trong phát triển logistics hiện nay. Tuy nhiên, Smartlog cũng như nhiều doanh nghiệp logistics khác đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực, nhất là nguồn nhân lực giỏi. Các chương trình đào hiện nay chưa tạo được một nền tảng vững chắc để các bạn sinh viên trở thành những chuyên gia thực thụ trong ngành logistics.
“Chúng tôi muốn hợp tác với các trường học đề đào tạo tập trung nhân lực logistics, để biến các bạn ấy thành những “chiến binh”, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp” - ông Đỗ Huy Bình nói.
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương (ngoài cùng bên trái) điều phối phiên thảo luận tại hội thảo
Ông Trần Trung Hưng - Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel - chia sẻ thêm: Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; kết nối giữa các phương thức vận tải còn hạn chế vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến chi phí vận tải tại Việt Nam còn quá cao, thiếu tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, logistics ở các nước khác được coi là hạ tầng trong khi ở Việt Nam chỉ coi là dịch vụ, do đó gần như không có sự can thiệp quá sâu vào đầu tư của Nhà nước, thậm chí là tư nhân. Điều này dẫn tới các doanh nghiệp hầu như phải tự xoay sở và như vậy nó sẽ manh mún rất nhiều cũng như không có sự ưu tiên.
“Để tăng cường sự liên kết, tôi mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam phải thực sự cởi mở, đừng coi các doanh nghiệp nội địa là đối thủ của nhau. Đặc biệt, tôi nhấn mạnh đến vai trò kết nối của hiệp hội rất quan trọng. Trong thời gian tới, Viettel sẽ tích cực cùng hiệp hội tham gia vào quá trình chuyển đổi công nghệ cho logistics Việt Nam” - ông Trần Trung Hưng cho biết.
Theo ông Phạm Nam Long - Nhà sáng lập và CEO Abivin: Hiện nay tại Việt Nam, khối lượng hàng hóa vận tải lớn nhất đến từ vận tải nội địa. Trong đó, hai loại hình vận tải hàng hóa phổ biến nhất là vận tải đường bộ và vận tải đường thủy nội địa. Với 1,3 triệu xe tải, Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều xe tải thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Điều này cho thấy tiềm năng chuyển đổi số, tối ưu vận tải đường bộ và đường thủy nội địa tại Việt Nam vô cùng lớn. Chuyển đổi số là việc triển khai những thay đổi về công nghệ và con người để tái cấu trúc cách thức hoạt động, từ đó tạo ra những cơ hội và giá trị mới cho doanh nghiệp.
Dịch vụ logistics là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng. Đó là nhận định chung của các đại biểu tại Hội thảo “Phát triển thị trường dịch vụ logistics cho doanh nghiệp”, do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 20/4.
Tiềm năng phát triển rất lớn
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết: Năm 2020 được đánh giá là một trong những năm khó khăn cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng, thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Mặc dù Chính phủ các nước nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và đặc biệt ưu tiên lưu thông các loại hàng hóa thiết yếu, nhưng do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, các quy định về cách ly, giãn cách xã hội, có những thời điểm, toàn bộ hoạt động gần như bị tê liệt...
Thứ trường Trần Quốc Khánh cho rằng: Thị trường logistics toàn cầu nửa cuối năm 2020 chủ yếu được thúc đẩy bởi việc khôi phục dòng chảy thương mại quốc tế. Hơn nữa, các chính sách thuận lợi hóa thương mại, kích thích tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19 được thực hiện bởi Chính phủ cũng đang hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường.Trong khi một số nơi các hoạt động logistics bị ngưng trệ vì dịch bệnh, một số phân khúc khác như logistics phục vụ thương mại điện tử lại trở nên quá tải vì số lượng người mua hàng và đơn giao hàng tại nhà tăng đột biến. Trong cả hai trường hợp, nếu không có sự chuẩn bị tốt, các doanh nghiệp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ gặp khó khăn rất lớn để thích nghi với hoàn cảnh mới.
Các động lực chính của thị trường này trong nửa cuối năm 2020 chính là nỗ lực lớn từ cả phía các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp để giúp ổn định chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. “Theo báo cáo của một tổ chức quốc tế, quy mô thị trường logistics toàn cầu ước đạt 3.215 tỷ USD vào năm 2021, tăng 17,6% so với năm 2020. Điều này cho thấy ngành logistics vẫn có tiềm năng phát triển rất lớn” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã đặt mục tiêu: Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. “Quyết định 221/QĐ-TTg đã đặt ra 6 nhóm nhiệm vụ chính mà các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội cần thực hiện để đạt được mục tiêu nêu trên” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho hay.
|
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại hội thảo |
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng chia sẻ: Logistics là ngành cung cấp các dịch vụ liên quan tới vận tải biển, đường hàng không, đường bộ và quản lý hàng hóa khai báo hải quan hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng, phục vụ chuỗi cung ứng cho ngành hàng bán lẻ.
Thời gian qua, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đã và đang khiến thói quen tiêu dùng thay đổi từ mua bán truyền thống sang mua hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, nền kinh tế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng với hơn 500 tỷ USD xuất nhập khẩu mỗi năm; quy mô vận tải hàng hóa đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt đều rất lớn - đây là mảnh đất màu mỡ để các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics có thể tìm kiếm cơ hội.
|
Các đại biểu tham dự hội thảo |
Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và thương mại điện tử, vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics và khởi nghiệp đã ứng dụng công nghệ giúp thay đổi ngành logistics lên một tầm cao mới, đồng thời, giúp chủ hàng giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, người tiêu dùng được hưởng lợi.
“Dù chưa có thống kê chính xác về số lượng đơn vị khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics, nhưng nếu nhìn vào thành công của startup trong lĩnh vực này như Abivin, Lovigan, FastGo... với những công nghệ đột phá, những giải thưởng và thương vụ đầu tư trong thời gian qua, có thể thấy sức hấp dẫn cũng như tiềm năng khởi nghiệp rất lớn trong một ngành đã được nhận định là “mạch máu” của nền kinh tế” - Thứ trưởng Trần Văn Tùng khẳng định.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hưng - Phó Trưởng ban Kinh doanh và Phát triển thị trường, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - cho rằng: Thị trường vận tải hàng không Việt Nam nói chung và thị trường logistics hàng không nói riêng được đánh giá còn nhiều dư địa tăng trưởng.
|
Ông Nguyễn Quốc Hưng - Phó Trưởng ban Kinh doanh và Phát triển thị trường, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam |
Ông Hưng phân tích, cùng với những điều kiện thuận lợi từ các chính sách của Chính phủ như tham gia các tổ chức ASEAN, APEC, WTO, các hiệp định thương mại tự do (FTA)… sự bùng nổ của thương mại điện tử, lợi thế dân số trẻ và nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng của đại đa số người dân trong thời kỳ số đã thúc đẩy sản lượng vận chuyển hàng hóa tăng cao.
Theo dự báo Hội đồng cảng hàng không quốc tế (ACI), Việt Nam là một trong top 10 quốc gia phát triển vận chuyển hành khách cao nhất trong giai đoạn 2018 - 2040; và định hướng mục tiêu phát triển của thị trường vận tải hàng không trong nước đến năm 2030 tăng trưởng trung bình 10% - 12%/năm.
Ông Lê Quang Trung - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) - bày tỏ: VIMC đang có 16 cảng trên toàn quốc, với tổng số lượng hàng hóa ra vào khoảng 15 triệu tấn. Tuy nhiên, dù sở hữu một hệ thống hạ tầng cảng biển, logistics và vận tải biển, chúng tôi vẫn nhận thấy chưa xứng với tiềm năng bởi nhu cầu vận tải, logistics hiện nay rất lớn. “Thị trường của chúng ta còn lớn hơn thực tế chúng ta đang làm rất nhiều” - ông Lê Quang Trung nói.
Tháo gỡ điểm nghẽn, tăng sức cạnh tranh
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, tiềm năng, ngành logistics Việt Nam cũng gặp một số khó khăn, thách thức. Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, hiện nay 95% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
“Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về sân chơi” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nêu và nhận định: Dịch vụ logistics là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng. Do đó, việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu sẽ thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tạo dựng niềm tin giữa các doanh nghiệp.
Đồng thời, cần hình thành mạng lưới các doanh nghiệp lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường; tìm kiếm, chia sẻ đơn hàng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam... Hoạt động này không chỉ cần sự chủ động của các doanh nghiệp mà còn cần những chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Cho rằng vẫn còn một “khoảng trống” về nguồn nhân lực logistics, ông Đỗ Huy Bình - Nhà sáng lập và CEO Smartlog Việt Nam - chia sẻ: Nhân sự, nhân lực là vấn đề then chốt trong phát triển logistics hiện nay. Tuy nhiên, Smartlog cũng như nhiều doanh nghiệp logistics khác đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực, nhất là nguồn nhân lực giỏi. Các chương trình đào hiện nay chưa tạo được một nền tảng vững chắc để các bạn sinh viên trở thành những chuyên gia thực thụ trong ngành logistics.
“Chúng tôi muốn hợp tác với các trường học đề đào tạo tập trung nhân lực logistics, để biến các bạn ấy thành những “chiến binh”, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp” - ông Đỗ Huy Bình nói.
|
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương (ngoài cùng bên trái) điều phối phiên thảo luận tại hội thảo |
Ông Trần Trung Hưng - Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel - chia sẻ thêm: Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; kết nối giữa các phương thức vận tải còn hạn chế vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến chi phí vận tải tại Việt Nam còn quá cao, thiếu tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, logistics ở các nước khác được coi là hạ tầng trong khi ở Việt Nam chỉ coi là dịch vụ, do đó gần như không có sự can thiệp quá sâu vào đầu tư của Nhà nước, thậm chí là tư nhân. Điều này dẫn tới các doanh nghiệp hầu như phải tự xoay sở và như vậy nó sẽ manh mún rất nhiều cũng như không có sự ưu tiên.
“Để tăng cường sự liên kết, tôi mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam phải thực sự cởi mở, đừng coi các doanh nghiệp nội địa là đối thủ của nhau. Đặc biệt, tôi nhấn mạnh đến vai trò kết nối của hiệp hội rất quan trọng. Trong thời gian tới, Viettel sẽ tích cực cùng hiệp hội tham gia vào quá trình chuyển đổi công nghệ cho logistics Việt Nam” - ông Trần Trung Hưng cho biết.
Theo ông Phạm Nam Long - Nhà sáng lập và CEO Abivin: Hiện nay tại Việt Nam, khối lượng hàng hóa vận tải lớn nhất đến từ vận tải nội địa. Trong đó, hai loại hình vận tải hàng hóa phổ biến nhất là vận tải đường bộ và vận tải đường thủy nội địa. Với 1,3 triệu xe tải, Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều xe tải thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Điều này cho thấy tiềm năng chuyển đổi số, tối ưu vận tải đường bộ và đường thủy nội địa tại Việt Nam vô cùng lớn. Chuyển đổi số là việc triển khai những thay đổi về công nghệ và con người để tái cấu trúc cách thức hoạt động, từ đó tạo ra những cơ hội và giá trị mới cho doanh nghiệp.