09/08/2021
Nền tảng phân phối thực phẩm B2B Kamero huy động 4,6 triệu USDKhoản vốn đầu tư lần này vào Kamero do Tập đoàn CPF dẫn dắt cùng các quỹ đầu tư mạo hiểm Quest Ventures và Genesia Ventures thực hiện.Kamero là nền tảng phân phối thực phẩm B2B áp dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa các hoạt động tìm kiếm nguồn hàng (sourcing) và giao dịch mua hàng (purchasing) trong ngành F&B.
Cụ thể, công ty này kết nối người mua với người sản xuất nông nghiệp một cách nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ các bên đẩy nhanh tiến độ cung cấp trái cây và rau củ đến các nhà hàng. Trong vòng 12 tháng qua, Kamero tăng trưởng 15% mỗi tháng.
Theo ban lãnh đạo Kamero, kết quả này có được nhờ những lợi thế như ngành F&B trong nước phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm ổn định trên 10%; nhận thức về hàng hóa có nguồn gốc bền vững và đạo đức của các doanh nghiệp F&B ngày một nâng cao,…
Được thành lập vào năm 2018, đội ngũ sáng lập và vận hành Kamero muốn tái định nghĩa lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.
Mục tiêu của công ty là giúp các đầu bếp và chủ nhà hàng tập trung vào chuyên môn chế biến và phục vụ khách hàng, bằng cách hỗ trợ họ trong khâu đàm phán với nhà cung cấp, xử lý và quản lý đơn hàng.
Đội ngũ Kamero hiện có khoảng 100 nhân viên, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của hơn 400 khách hàng thường xuyên của nền tảng.
Trước khi thành lập Kamero, nhà sáng lập người Nhật Bản Taku Tanaka từng đảm nhiệm cương vị COO của chuỗi cửa hàng Pizza 4P’s.
Trong vòng 3 năm, Taku đã đưa thương hiệu phát triển chỉ từ một cửa hàng nhỏ tại TP.HCM lên đến 10 cửa hàng trên toàn quốc.
Cũng chính tại đây, Taku dần nhận thấy nhiều vấn đề cần khắc phục trong chuỗi cung ứng thực phẩm, đặc biệt là hiệu suất. Đó cũng chính là động lực để Taku thành lập Kamero sau này.
Khi được hỏi về những tố chất cần có ở đội ngũ nhân sự Kamero, nhà sáng lập Taku cho rằng, có kinh nghiệm là một phần và ông sẽ chú trọng hơn đến tư duy của nhân viên.
“Kamero cần đội ngũ nhân lực hiểu rõ và sẵn sàng giải quyết những khó khăn, có tư duy sáng tạo và đổi mới, không ngại va vấp. Họ cũng cần phải trung thực và minh bạch, và nhìn nhận sự thay đổi như một cơ hội”, Taku chia sẻ.
Chú trọng vào phát triển đội ngũ nên nguồn vốn đầu tư mới nhận được, Kamero sẽ dành phần lớn cho việc tuyển chọn nhân tài.
Ngoài tăng cường nhân lực để có thể đáp ứng số lượng người dùng ngày càng tăng, nguồn vốn mới nhận cũng sẽ giúp Kamero mở rộng phạm vi hoạt động ra Hà Nội vào năm tới, và xây dựng hệ thống quản lý kho nhằm tối ưu hóa các hoạt động hàng ngày.
Start-up này đang lên kế hoạch mở rộng dòng sản phẩm cung cấp, trước hết là sản phẩm thịt được thu mua thông qua quan hệ đối tác với Tập đoàn CP Việt Nam.
Về lâu dài, Kamero đặt mục tiêu trở thành một hệ thống trung tâm mua sắm lớn dành cho các doanh nghiệp F&B.
Theo Báo Đầu tư
Khoản vốn đầu tư lần này vào Kamero do Tập đoàn CPF dẫn dắt cùng các quỹ đầu tư mạo hiểm Quest Ventures và Genesia Ventures thực hiện.
Kamero là nền tảng phân phối thực phẩm B2B áp dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa các hoạt động tìm kiếm nguồn hàng (sourcing) và giao dịch mua hàng (purchasing) trong ngành F&B.
Cụ thể, công ty này kết nối người mua với người sản xuất nông nghiệp một cách nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ các bên đẩy nhanh tiến độ cung cấp trái cây và rau củ đến các nhà hàng. Trong vòng 12 tháng qua, Kamero tăng trưởng 15% mỗi tháng.
Theo ban lãnh đạo Kamero, kết quả này có được nhờ những lợi thế như ngành F&B trong nước phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm ổn định trên 10%; nhận thức về hàng hóa có nguồn gốc bền vững và đạo đức của các doanh nghiệp F&B ngày một nâng cao,…
Được thành lập vào năm 2018, đội ngũ sáng lập và vận hành Kamero muốn tái định nghĩa lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.
Mục tiêu của công ty là giúp các đầu bếp và chủ nhà hàng tập trung vào chuyên môn chế biến và phục vụ khách hàng, bằng cách hỗ trợ họ trong khâu đàm phán với nhà cung cấp, xử lý và quản lý đơn hàng.
Đội ngũ Kamero hiện có khoảng 100 nhân viên, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của hơn 400 khách hàng thường xuyên của nền tảng.
Trước khi thành lập Kamero, nhà sáng lập người Nhật Bản Taku Tanaka từng đảm nhiệm cương vị COO của chuỗi cửa hàng Pizza 4P’s.
Trong vòng 3 năm, Taku đã đưa thương hiệu phát triển chỉ từ một cửa hàng nhỏ tại TP.HCM lên đến 10 cửa hàng trên toàn quốc.
Cũng chính tại đây, Taku dần nhận thấy nhiều vấn đề cần khắc phục trong chuỗi cung ứng thực phẩm, đặc biệt là hiệu suất. Đó cũng chính là động lực để Taku thành lập Kamero sau này.
Khi được hỏi về những tố chất cần có ở đội ngũ nhân sự Kamero, nhà sáng lập Taku cho rằng, có kinh nghiệm là một phần và ông sẽ chú trọng hơn đến tư duy của nhân viên.
“Kamero cần đội ngũ nhân lực hiểu rõ và sẵn sàng giải quyết những khó khăn, có tư duy sáng tạo và đổi mới, không ngại va vấp. Họ cũng cần phải trung thực và minh bạch, và nhìn nhận sự thay đổi như một cơ hội”, Taku chia sẻ.
Chú trọng vào phát triển đội ngũ nên nguồn vốn đầu tư mới nhận được, Kamero sẽ dành phần lớn cho việc tuyển chọn nhân tài.
Ngoài tăng cường nhân lực để có thể đáp ứng số lượng người dùng ngày càng tăng, nguồn vốn mới nhận cũng sẽ giúp Kamero mở rộng phạm vi hoạt động ra Hà Nội vào năm tới, và xây dựng hệ thống quản lý kho nhằm tối ưu hóa các hoạt động hàng ngày.
Start-up này đang lên kế hoạch mở rộng dòng sản phẩm cung cấp, trước hết là sản phẩm thịt được thu mua thông qua quan hệ đối tác với Tập đoàn CP Việt Nam.
Về lâu dài, Kamero đặt mục tiêu trở thành một hệ thống trung tâm mua sắm lớn dành cho các doanh nghiệp F&B.
Theo Báo Đầu tư