07/11/2017
Ravi - Mô hình sản xuất rau sạch thông qua giám sát bằng cameraSau khi tốt nghiệp đại học, Trần Xuân Dự - chàng trai sinh năm 1979 đã thử sức trong hoạt động nghiên cứu hàn lâm tại Viện Năng lượng nguyên tử. Tuy nhiên, kết thúc một năm, với nhiệt huyết tuổi trẻ, Xuân Dự cảm thấy thời gian cống hiến cho đam mê thuở sinh viên của mình là công nghệ thông tin không được nhiều, Anh tạm dừng công việc tại Viện Năng lượng nguyên tử để quyết định thực hiện ước mơ của mình.Rau là thực phẩm thiết yếu cho mọi bữa ăn hàng ngày trong các gia đình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay rau lại là nguồn thực phẩm dễ bị ô nhiễm nhất trong các loại nông sản do dư lượng của các loại thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân bón và thường được sử dụng ngay sau khi thu hoạch, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nếu không có sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo chất lượng an toàn. Điều này đã làm cho rất nhiều người tiêu dùng hoang mang, lo lắng và thậm trí khó phân biệt được giữa rau sạch và rau bẩn ngay ở cả các cửa hàng rau sạch và các siêu thị lớn. Điều này đã gây trăn trở cho chàng cử nhân vật lý Trần Xuân Dự của Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Trần Xuân Dự - chàng trai sinh năm 1979 đã thử sức trong hoạt động nghiên cứu hàn lâm tại Viện Năng lượng nguyên tử. Tuy nhiên, kết thúc một năm, với nhiệt huyết tuổi trẻ, Xuân Dự cảm thấy thời gian cống hiến cho đam mê thuở sinh viên của mình là công nghệ thông tin không được nhiều, Anh tạm dừng công việc tại Viện Năng lượng nguyên tử để quyết định thực hiện ước mơ của mình.
Năm 2004, Anh cùng người bạn học cũ là Chu Đình Châu thực hiện dự án đã ấp ủ từ lâu, mở công ty về CNTT và Internet do chính mình làm chủ. Thời điểm thành lập công ty CNTT ISN, đây là lĩnh vực vô cùng mới, internet chưa được phổ biến rộng rãi, các website và thương mại điện tử lại càng không được nhiều người quan tâm biết đến. Từ bỏ những công việc chuyên môn, đặt trọn niềm tin và tâm huyết của vào lĩnh vực mới nhưng đầy những khó khăn đối với hai chàng trai. Đã có lúc họ phải “cầm cố” đồ đạc cá nhân để duy trì niềm đam mê và lòng tin vào tương lai. Hợp đồng thiết kế website đầu tiên trị giá 7,5 triệu đồng là tia hy vọng để họ vững tin vào một ngày CNTT sẽ được ứng dụng rộng rãi. Gần 10 năm phát triển, đến nay công ty ISN đã phát triển và hoạt động có lãi trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cho điện thoại thông minh và thương mại điện tử. Và khi xã hội rung lên những hồi chuông báo động về thực phẩm sạch, đặc biệt là rau xanh thì Anh chợt nghĩ, làm sao để xây dựng lòng tin người tiêu dùng khi thực tế có rất nhiều hộ trồng rau có đạo đức vẫn đang bị những người tiêu dùng nghi ngờ về sản phẩm do mình làm ra, trong khi những loại rau “bẩn” vẫn len lỏi vào thị trường và được gắn mác “rau sạch”?
Những rào cản và lời giải sáng tạo
Với ý tưởng mới này, mặc dù đã ý thức được những khó khăn sẽ gặp phải nhưng khi trực tiếp thực hiện, Anh cũng không lường hết được những khó khăn càng lúc càng lớn ngoài sức tưởng tượng của mình, và nếu không kiên trì thì đã không dưới hai lần bỏ cuộc. Khó khăn đầu tiên đó là khi thiết lập hệ thống giám sát đòi hỏi phải có hạ tầng internet. Anh đã liên hệ nhiều nhà cung cấp như FPT, Vietel, VNPT nhưng khi nghe nói kéo dây Internet ra giữa ruộng, các nhà cung cấp đều lần lượt từ chối. Để giải quyết vấn đề trên, anh lần lượt đến từng hộ dân thuyết phục họ để nhờ đường dây internet kéo ra ruộng, kết hợp giải thích cho người dân về hiệu quả của việc thiết lập mô hình giám sát của mình. Khi người dân đã tin tưởng đồng ý cho để nhờ, hai chàng trai lại tự mình kéo dây ra ruộng giữa trời nắng hè oi bức của tháng Sáu. Tuy một số người dân còn chưa tin, băn khoăn nhưng về ý tưởng, nhưng họ hoàn toàn ủng hộ. Đây cũng là sự khích lệ quý báu đối với nhóm khởi nghiệp.
Khó khăn tiếp theo là thiết bị giám sát (camera) để ở ruộng liệu có an toàn không khi không có người bảo vệ? Một điều may mắn là cho đến nay chưa có chiếc camera nào bị mất bởi người dân tham gia dự án chính là những người tích cực nhất trong vấn đề bảo vệ tài sản.
Mục tiêu mà dự án khởi nghiệp của Nguyễn Xuân Dự là rất rõ ràng, đó là xây dựng hệ thống giám sát mang tính công cộng (public), nghĩa là những ai quan tâm đều có thể xem một cách dễ dàng, không phải sử dụng đến các phần mềm ứng dụng hỗ trợ phức tạp mặc dù hệ thống camera sử dụng các công nghệ khác nhau.
Một câu hỏi đặt ra rất thực tế mà Xuân Dự đã nhận được, đó là hiện nay lưu lượng truy cập chưa nhiều nhưng đến một thời điểm nào đó, lượng truy cập sẽ lên đến hàng triệu thì lưu lượng sẽ tăng lên, liệu nhóm có tính vào giá thành sản phẩm rau xanh để tăng giá? Khảo sát của Dự và nhóm khởi nghiệp đã đưa ra đáp án cho những lo lắng rất chính đáng trên. Hiện nay, trên thị trường, giá rau xanh từ 22-25 nghìn đồng/kg trong khi chi phí sản xuất chỉ vào khoảng 7-8 nghìn đồng/kg, do vậy bài toán kinh tế từ sản xuất đến tiêu dùng hoàn toàn có thể đáp ứng được. Mặt khác, hiện nay công nghệ điện toán đám mây không còn xa lạ, vì vậy việc tăng thêm lưu lượng (băng thông) không phải là yếu tố khó khăn lớn.
Có người lại cho rằng, với hàng triệu người truy cập nhưng không phải tất cả họ đều mua rau. Quan điển của Trần Xuân Dự, đó là giải pháp này không phải chỉ áp dụng cho RAVI mà ý nghĩa lớn hơn chính là tạo ra tiêu chuẩn minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa mà theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng: “Một trong những chuẩn khắt khe cần có mà người tiêu dùng hoặc người mua hàng cần biết chính là xem xét được các công đoạn sản xuất từ lúc gieo trồng đến thu hoạch, nếu phát hiện vi phạm thì hoàn toàn có thể hủy bỏ hợp đồng hoặc không mua hàng. Do vậy, việc sử dụng CNTT để người tiêu dùng có thể truy cập và biết được nguồn gốc các sản phẩm chính là một sự cam kết dũng cảm, tự tin, sáng tạo của RAVI”.
Ứng dụng được tạo lập dựa trên công nghệ mới, chạy trên nền tảng IOS và Adroid đã hỗ trợ cho mọi người có thể giám sát. Chỉ cần sử dung phần mềm “zalo” thông dụng khi xem chiếc tem nhãn gắn trên mỗi sản phẩm, ngay sau đó, thông tin về túi rau được hiện lên chi tiết tên sản phẩm, lô sản xuất, vụ canh tác, ngày thu hoạch, quy cách đóng gói và các thông tin của nhà sản xuất. Nhấn thêm bước nữa người mua rau có thể xem trực tiếp camera thửa ruộng trồng rau đang cầm trên tay với độ nét khá cao.
Dự án trên được triển khai phần nào giúp người dân xây dựng và củng cố đạo đức, niềm tin khi cung cấp sản phẩm ra xã hội. Và hy vọng có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư do thực phẩm mà theo thống kê hiện nay chiếm 35%, cao hơn hẳn so với di truyền gen (20-25%) và trong đó ở nông thông cao gấp 3 lần thành thị do trực tiếp sử dụng các loại hợp chất hóa học độc hại để chăm sóc cây trồng. Ban đầu triển khai thử nghiệm, chỉ có 3 hộ gia đình tham gia với 1.400 m2 nhưng cho đến nay, toàn bộ xã viên HTX Rau an toàn Hòa Bình đã hồ hởi tham gia.
Về định hướng trong thời gian tới, RAVI sẽ xây dựng điểm bán Rau an toàn do Công ty trực tiếp giới thiệu đến người tiêu dùng. Tiếp đó, Công ty lập tổng đài thông báo qua hệ thống tin nhắn cho người sử dụng sản phẩm khi họ đăng ký số điện thoại trực tiếp qua trang web của Công ty.
CÔNG TY THỰC PHẨM RAU SẠCH RAVI
Ra đời năm 2016, RAVI là mô hình giám sát rau an toàn bằng hệ thống camera và mã hóa, mã vạch cho từng lô sản phẩm. Thông qua website ravi.vn, mô hình này cho phép người tiêu dùng có thể theo dõi toàn bộ quá trình canh tác rau an toàn 24/24 giờ theo thời gian thực qua hệ thống camera được gắn tại vùng sản xuất và nơi sơ chế, sử dụng CNTT để giải quát bài toán minh bạch trong sản xuất và phân phối trong nông nghiệp. Dự án hướng tới giải pháp giám sát và công khai toàn diện quá trình sản xuất, tư đó xây dựng lòng tin của người tiêu dùng. Trên từng bó rau sẽ có mã vạch và người tiêu dùng có thể sử dụng ứng dụng zalo để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Add: A9, Lô 13, Khu đô thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.
Tel: 0961 181 907; Mail: sales@ravi.vn
Web: http://ravi.vn
Sau khi tốt nghiệp đại học, Trần Xuân Dự - chàng trai sinh năm 1979 đã thử sức trong hoạt động nghiên cứu hàn lâm tại Viện Năng lượng nguyên tử. Tuy nhiên, kết thúc một năm, với nhiệt huyết tuổi trẻ, Xuân Dự cảm thấy thời gian cống hiến cho đam mê thuở sinh viên của mình là công nghệ thông tin không được nhiều, Anh tạm dừng công việc tại Viện Năng lượng nguyên tử để quyết định thực hiện ước mơ của mình.
Rau là thực phẩm thiết yếu cho mọi bữa ăn hàng ngày trong các gia đình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay rau lại là nguồn thực phẩm dễ bị ô nhiễm nhất trong các loại nông sản do dư lượng của các loại thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân bón và thường được sử dụng ngay sau khi thu hoạch, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nếu không có sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo chất lượng an toàn. Điều này đã làm cho rất nhiều người tiêu dùng hoang mang, lo lắng và thậm trí khó phân biệt được giữa rau sạch và rau bẩn ngay ở cả các cửa hàng rau sạch và các siêu thị lớn. Điều này đã gây trăn trở cho chàng cử nhân vật lý Trần Xuân Dự của Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Trần Xuân Dự - chàng trai sinh năm 1979 đã thử sức trong hoạt động nghiên cứu hàn lâm tại Viện Năng lượng nguyên tử. Tuy nhiên, kết thúc một năm, với nhiệt huyết tuổi trẻ, Xuân Dự cảm thấy thời gian cống hiến cho đam mê thuở sinh viên của mình là công nghệ thông tin không được nhiều, Anh tạm dừng công việc tại Viện Năng lượng nguyên tử để quyết định thực hiện ước mơ của mình.
Năm 2004, Anh cùng người bạn học cũ là Chu Đình Châu thực hiện dự án đã ấp ủ từ lâu, mở công ty về CNTT và Internet do chính mình làm chủ. Thời điểm thành lập công ty CNTT ISN, đây là lĩnh vực vô cùng mới, internet chưa được phổ biến rộng rãi, các website và thương mại điện tử lại càng không được nhiều người quan tâm biết đến. Từ bỏ những công việc chuyên môn, đặt trọn niềm tin và tâm huyết của vào lĩnh vực mới nhưng đầy những khó khăn đối với hai chàng trai. Đã có lúc họ phải “cầm cố” đồ đạc cá nhân để duy trì niềm đam mê và lòng tin vào tương lai. Hợp đồng thiết kế website đầu tiên trị giá 7,5 triệu đồng là tia hy vọng để họ vững tin vào một ngày CNTT sẽ được ứng dụng rộng rãi. Gần 10 năm phát triển, đến nay công ty ISN đã phát triển và hoạt động có lãi trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cho điện thoại thông minh và thương mại điện tử. Và khi xã hội rung lên những hồi chuông báo động về thực phẩm sạch, đặc biệt là rau xanh thì Anh chợt nghĩ, làm sao để xây dựng lòng tin người tiêu dùng khi thực tế có rất nhiều hộ trồng rau có đạo đức vẫn đang bị những người tiêu dùng nghi ngờ về sản phẩm do mình làm ra, trong khi những loại rau “bẩn” vẫn len lỏi vào thị trường và được gắn mác “rau sạch”?
Những rào cản và lời giải sáng tạo
Với ý tưởng mới này, mặc dù đã ý thức được những khó khăn sẽ gặp phải nhưng khi trực tiếp thực hiện, Anh cũng không lường hết được những khó khăn càng lúc càng lớn ngoài sức tưởng tượng của mình, và nếu không kiên trì thì đã không dưới hai lần bỏ cuộc. Khó khăn đầu tiên đó là khi thiết lập hệ thống giám sát đòi hỏi phải có hạ tầng internet. Anh đã liên hệ nhiều nhà cung cấp như FPT, Vietel, VNPT nhưng khi nghe nói kéo dây Internet ra giữa ruộng, các nhà cung cấp đều lần lượt từ chối. Để giải quyết vấn đề trên, anh lần lượt đến từng hộ dân thuyết phục họ để nhờ đường dây internet kéo ra ruộng, kết hợp giải thích cho người dân về hiệu quả của việc thiết lập mô hình giám sát của mình. Khi người dân đã tin tưởng đồng ý cho để nhờ, hai chàng trai lại tự mình kéo dây ra ruộng giữa trời nắng hè oi bức của tháng Sáu. Tuy một số người dân còn chưa tin, băn khoăn nhưng về ý tưởng, nhưng họ hoàn toàn ủng hộ. Đây cũng là sự khích lệ quý báu đối với nhóm khởi nghiệp.
Khó khăn tiếp theo là thiết bị giám sát (camera) để ở ruộng liệu có an toàn không khi không có người bảo vệ? Một điều may mắn là cho đến nay chưa có chiếc camera nào bị mất bởi người dân tham gia dự án chính là những người tích cực nhất trong vấn đề bảo vệ tài sản.
Mục tiêu mà dự án khởi nghiệp của Nguyễn Xuân Dự là rất rõ ràng, đó là xây dựng hệ thống giám sát mang tính công cộng (public), nghĩa là những ai quan tâm đều có thể xem một cách dễ dàng, không phải sử dụng đến các phần mềm ứng dụng hỗ trợ phức tạp mặc dù hệ thống camera sử dụng các công nghệ khác nhau.
Một câu hỏi đặt ra rất thực tế mà Xuân Dự đã nhận được, đó là hiện nay lưu lượng truy cập chưa nhiều nhưng đến một thời điểm nào đó, lượng truy cập sẽ lên đến hàng triệu thì lưu lượng sẽ tăng lên, liệu nhóm có tính vào giá thành sản phẩm rau xanh để tăng giá? Khảo sát của Dự và nhóm khởi nghiệp đã đưa ra đáp án cho những lo lắng rất chính đáng trên. Hiện nay, trên thị trường, giá rau xanh từ 22-25 nghìn đồng/kg trong khi chi phí sản xuất chỉ vào khoảng 7-8 nghìn đồng/kg, do vậy bài toán kinh tế từ sản xuất đến tiêu dùng hoàn toàn có thể đáp ứng được. Mặt khác, hiện nay công nghệ điện toán đám mây không còn xa lạ, vì vậy việc tăng thêm lưu lượng (băng thông) không phải là yếu tố khó khăn lớn.
Có người lại cho rằng, với hàng triệu người truy cập nhưng không phải tất cả họ đều mua rau. Quan điển của Trần Xuân Dự, đó là giải pháp này không phải chỉ áp dụng cho RAVI mà ý nghĩa lớn hơn chính là tạo ra tiêu chuẩn minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa mà theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng: “Một trong những chuẩn khắt khe cần có mà người tiêu dùng hoặc người mua hàng cần biết chính là xem xét được các công đoạn sản xuất từ lúc gieo trồng đến thu hoạch, nếu phát hiện vi phạm thì hoàn toàn có thể hủy bỏ hợp đồng hoặc không mua hàng. Do vậy, việc sử dụng CNTT để người tiêu dùng có thể truy cập và biết được nguồn gốc các sản phẩm chính là một sự cam kết dũng cảm, tự tin, sáng tạo của RAVI”.
Ứng dụng được tạo lập dựa trên công nghệ mới, chạy trên nền tảng IOS và Adroid đã hỗ trợ cho mọi người có thể giám sát. Chỉ cần sử dung phần mềm “zalo” thông dụng khi xem chiếc tem nhãn gắn trên mỗi sản phẩm, ngay sau đó, thông tin về túi rau được hiện lên chi tiết tên sản phẩm, lô sản xuất, vụ canh tác, ngày thu hoạch, quy cách đóng gói và các thông tin của nhà sản xuất. Nhấn thêm bước nữa người mua rau có thể xem trực tiếp camera thửa ruộng trồng rau đang cầm trên tay với độ nét khá cao.
Dự án trên được triển khai phần nào giúp người dân xây dựng và củng cố đạo đức, niềm tin khi cung cấp sản phẩm ra xã hội. Và hy vọng có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư do thực phẩm mà theo thống kê hiện nay chiếm 35%, cao hơn hẳn so với di truyền gen (20-25%) và trong đó ở nông thông cao gấp 3 lần thành thị do trực tiếp sử dụng các loại hợp chất hóa học độc hại để chăm sóc cây trồng. Ban đầu triển khai thử nghiệm, chỉ có 3 hộ gia đình tham gia với 1.400 m2 nhưng cho đến nay, toàn bộ xã viên HTX Rau an toàn Hòa Bình đã hồ hởi tham gia.
Về định hướng trong thời gian tới, RAVI sẽ xây dựng điểm bán Rau an toàn do Công ty trực tiếp giới thiệu đến người tiêu dùng. Tiếp đó, Công ty lập tổng đài thông báo qua hệ thống tin nhắn cho người sử dụng sản phẩm khi họ đăng ký số điện thoại trực tiếp qua trang web của Công ty.
CÔNG TY THỰC PHẨM RAU SẠCH RAVI
Ra đời năm 2016, RAVI là mô hình giám sát rau an toàn bằng hệ thống camera và mã hóa, mã vạch cho từng lô sản phẩm. Thông qua website ravi.vn, mô hình này cho phép người tiêu dùng có thể theo dõi toàn bộ quá trình canh tác rau an toàn 24/24 giờ theo thời gian thực qua hệ thống camera được gắn tại vùng sản xuất và nơi sơ chế, sử dụng CNTT để giải quát bài toán minh bạch trong sản xuất và phân phối trong nông nghiệp. Dự án hướng tới giải pháp giám sát và công khai toàn diện quá trình sản xuất, tư đó xây dựng lòng tin của người tiêu dùng. Trên từng bó rau sẽ có mã vạch và người tiêu dùng có thể sử dụng ứng dụng zalo để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Add: A9, Lô 13, Khu đô thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.
Tel: 0961 181 907; Mail: sales@ravi.vn
Web: http://ravi.vn |