10/08/2021
Khởi nghiệp trong dịch COVID- 19, tìm cơ hội từ thách thứcDịch COVID- 19 không chỉ ảnh hưởng đến các hộ kinh doanh ofline mà ngay cả online cũng gặp khó khăn vì giãn cách khó vận chuyển. Đó là chưa kể đến những mặt hàng khởi nghiệp không thiết yếu thì đang trong tình trạng “đóng băng” chờ tình hình ổn định. Tìm cơ hội duy trì và phát triển trong thách thức là bài toán khó cho khởi nghiệp hiện nay.Khó vì dịch
Nhiều người khởi nghiệp cho biết, dịch COVID- 19 ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh. Không tiếp cận được khách hàng, doanh thu giảm mạnh, lao động nghỉ việc… đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuyển đổi hình thức kinh doanh, xem online là hướng đi tất yếu. Đơn giản như đưa các sản phẩm lên fanpage, website, mạng xã hội… để sản phẩm đến với nhiều người.
Dù dòng sản phẩm là bánh phồng khoai lang đi hàng đều mỗi ngày khoảng 4 triệu đồng, nhưng anh Nguyễn Thanh Việt- Công ty TNHH 1TV Bánh Nhật Ngọc- cho biết “đang trong giai đoạn cầm cự, cố gắng vượt qua khó khăn”. Bởi lẽ, tiền mặt bằng, tiền vay vốn để khởi nghiệp các thứ “cứ réo liên tục” nhưng hoạt động chỉ cầm chừng, nhờ bán hàng online. Tuy vậy, bên cạnh tiêu thụ, anh Việt còn tặng bánh phồng khoai lang cho gian hàng 0 đồng ở Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh để “góp phần giúp đỡ bà con khó khăn hơn” và “giới thiệu sản phẩm đến nhiều người hơn nữa”.
Vừa sản xuất vừa tiêu thụ nông sản sạch do chính mình làm ra, nhưng chị Lê Ngọc Hiền- Peace Fram- cũng khó khăn trong tiêu thụ vì khó gửi hàng đi các tỉnh- thành khác. Chị Hiền cho hay: “Có hơn 2,2 tấn dưa lưới và vài trăm dây dưa leo đang cho trái, tôi chủ yếu tiêu thụ ở TP Vĩnh Long nên khá vất vả. Còn may mắn là tôi có thể đi giao hàng”. Tuy nhiên, việc kinh doanh nông sản chỉ là thứ phụ, mục tiêu của chị Hiền là các chương trình phối hợp như dự án kết hợp giáo dục và trải nghiệm tại nông trại… vì dịch bệnh nên phải hoãn lại.
Khởi nghiệp với 2 quán bún đậu mắm tôm ở TP Vĩnh Long và huyện Châu Thành (Đồng Tháp), bạn Lê Minh Hải- sinh viên Trường ĐH Xây dựng Miền Tây- đang tạm đóng quán vì dịch. Hải dí dỏm: “Đó giờ làm nhiều rồi, giờ dịch tạm nghỉ, làm hoài tiền để đâu cho hết”. Hải cho biết có thể kinh doanh online nhưng vì để đảm bảo an toàn cho mình và khách hàng, và muốn trực tiếp tham gia hỗ trợ phòng chống dịch nên tạm nghỉ. Hiện tại, Hải tham gia các hoạt động tuyến đầu chống dịch ở xã Phú Hựu (huyện Châu Thành).
Tìm cơ hội
Để vượt qua thử thách này, nhiều doanh nghiệp đã và đang nhanh chóng chuyển đổi mô hình, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh nhằm thích ứng với đại dịch tìm cơ hội trong thách thức. Anh Việt đang hy vọng: “Dịch ổn định, hết giãn cách để nhân công trở lại làm việc, các tiệm nguyên liệu mở cửa hoạt động trở lại là tôi triển khai ngay làm bánh vì đã có một số mối quen gọi đặt bánh trung thu khoai lang rồi”.
Cũng như nhiều người khởi nghiệp khác, anh Việt mong muốn các khoản vay khởi nghiệp được giảm lãi suất, vì hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng dịch bệnh rất nhiều. Bên cạnh đó, anh Việt mong rằng: “Các cơ quan, ban ngành tổng hợp ý kiến, phản hồi và đồng hành với các công ty, doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ để họ có những chính sách hỗ trợ tái đầu tư”.
Nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ, chị Hiền đi giao hàng bằng ô tô trong thành phố và để đảm bảo an toàn, chị để hàng trước cửa và chỉ nhận chuyển khoản chứ không nhận tiền mặt. Để đảm bảo đời sống nhân công, chị Hiền duy trì bằng bán hàng online và nhập thêm các loại rau củ quả Đà Lạt chất lượng để tăng thu. “Tôi đang cố gắng hết sức để vượt qua đại dịch này, không muốn vì dịch ảnh hưởng đến đời sống nhân công của mình, những người đã gắn bó với mình, có người còn là trụ cột gia đình nữa”. Để đảm bảo an toàn cho nhân công, chị Hiền thực hiện “3 tại chỗ” là ăn tại chỗ, ngủ tại chỗ và làm tại chỗ.
Thích ứng với dịch bệnh, thích nghi và phát triển là việc doanh nghiệp cần làm trong thời điểm này. Hơn nữa, cộng đồng khởi nghiệp cũng rất cần sự hỗ trợ từ chính sách đến nguồn vốn để có thể tái đầu tư sản xuất.
Quyết định số 1267/QĐ-UBND ngày 28/5/2021 về Chương trình Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021- 2025. Trong đó, có đề cập đến việc hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: trả tiền công lao động trực tiếp; sử dụng các dịch vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; sử dụng không gian số, dịch vụ hỗ trợ trực tuyến; kinh phí sản xuất thử nghiệm, làm sản phẩm mẫu, hoàn thiện công nghệ và tham gia các khóa huấn luyện tập trung ngắn hạn ở nước ngoài.
Trong đó ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thành tích xuất sắc, đạt thứ hạng cao tại cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp quốc gia hoặc quốc tế.
Nội dung và mức chi hỗ trợ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thực hiện theo Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND ngày 26/3/2020 của HĐND tỉnh Vĩnh Long ban hành quy định nội dung và mức chi thực hiện đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844)” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Theo: Báo Vĩnh Long
Dịch COVID- 19 không chỉ ảnh hưởng đến các hộ kinh doanh ofline mà ngay cả online cũng gặp khó khăn vì giãn cách khó vận chuyển. Đó là chưa kể đến những mặt hàng khởi nghiệp không thiết yếu thì đang trong tình trạng “đóng băng” chờ tình hình ổn định. Tìm cơ hội duy trì và phát triển trong thách thức là bài toán khó cho khởi nghiệp hiện nay.
Khó vì dịch
Nhiều người khởi nghiệp cho biết, dịch COVID- 19 ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh. Không tiếp cận được khách hàng, doanh thu giảm mạnh, lao động nghỉ việc… đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuyển đổi hình thức kinh doanh, xem online là hướng đi tất yếu. Đơn giản như đưa các sản phẩm lên fanpage, website, mạng xã hội… để sản phẩm đến với nhiều người.
Dù dòng sản phẩm là bánh phồng khoai lang đi hàng đều mỗi ngày khoảng 4 triệu đồng, nhưng anh Nguyễn Thanh Việt- Công ty TNHH 1TV Bánh Nhật Ngọc- cho biết “đang trong giai đoạn cầm cự, cố gắng vượt qua khó khăn”. Bởi lẽ, tiền mặt bằng, tiền vay vốn để khởi nghiệp các thứ “cứ réo liên tục” nhưng hoạt động chỉ cầm chừng, nhờ bán hàng online. Tuy vậy, bên cạnh tiêu thụ, anh Việt còn tặng bánh phồng khoai lang cho gian hàng 0 đồng ở Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh để “góp phần giúp đỡ bà con khó khăn hơn” và “giới thiệu sản phẩm đến nhiều người hơn nữa”.
Vừa sản xuất vừa tiêu thụ nông sản sạch do chính mình làm ra, nhưng chị Lê Ngọc Hiền- Peace Fram- cũng khó khăn trong tiêu thụ vì khó gửi hàng đi các tỉnh- thành khác. Chị Hiền cho hay: “Có hơn 2,2 tấn dưa lưới và vài trăm dây dưa leo đang cho trái, tôi chủ yếu tiêu thụ ở TP Vĩnh Long nên khá vất vả. Còn may mắn là tôi có thể đi giao hàng”. Tuy nhiên, việc kinh doanh nông sản chỉ là thứ phụ, mục tiêu của chị Hiền là các chương trình phối hợp như dự án kết hợp giáo dục và trải nghiệm tại nông trại… vì dịch bệnh nên phải hoãn lại.
Khởi nghiệp với 2 quán bún đậu mắm tôm ở TP Vĩnh Long và huyện Châu Thành (Đồng Tháp), bạn Lê Minh Hải- sinh viên Trường ĐH Xây dựng Miền Tây- đang tạm đóng quán vì dịch. Hải dí dỏm: “Đó giờ làm nhiều rồi, giờ dịch tạm nghỉ, làm hoài tiền để đâu cho hết”. Hải cho biết có thể kinh doanh online nhưng vì để đảm bảo an toàn cho mình và khách hàng, và muốn trực tiếp tham gia hỗ trợ phòng chống dịch nên tạm nghỉ. Hiện tại, Hải tham gia các hoạt động tuyến đầu chống dịch ở xã Phú Hựu (huyện Châu Thành).
Tìm cơ hội
Để vượt qua thử thách này, nhiều doanh nghiệp đã và đang nhanh chóng chuyển đổi mô hình, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh nhằm thích ứng với đại dịch tìm cơ hội trong thách thức. Anh Việt đang hy vọng: “Dịch ổn định, hết giãn cách để nhân công trở lại làm việc, các tiệm nguyên liệu mở cửa hoạt động trở lại là tôi triển khai ngay làm bánh vì đã có một số mối quen gọi đặt bánh trung thu khoai lang rồi”.
Cũng như nhiều người khởi nghiệp khác, anh Việt mong muốn các khoản vay khởi nghiệp được giảm lãi suất, vì hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng dịch bệnh rất nhiều. Bên cạnh đó, anh Việt mong rằng: “Các cơ quan, ban ngành tổng hợp ý kiến, phản hồi và đồng hành với các công ty, doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ để họ có những chính sách hỗ trợ tái đầu tư”.
Nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ, chị Hiền đi giao hàng bằng ô tô trong thành phố và để đảm bảo an toàn, chị để hàng trước cửa và chỉ nhận chuyển khoản chứ không nhận tiền mặt. Để đảm bảo đời sống nhân công, chị Hiền duy trì bằng bán hàng online và nhập thêm các loại rau củ quả Đà Lạt chất lượng để tăng thu. “Tôi đang cố gắng hết sức để vượt qua đại dịch này, không muốn vì dịch ảnh hưởng đến đời sống nhân công của mình, những người đã gắn bó với mình, có người còn là trụ cột gia đình nữa”. Để đảm bảo an toàn cho nhân công, chị Hiền thực hiện “3 tại chỗ” là ăn tại chỗ, ngủ tại chỗ và làm tại chỗ.
Thích ứng với dịch bệnh, thích nghi và phát triển là việc doanh nghiệp cần làm trong thời điểm này. Hơn nữa, cộng đồng khởi nghiệp cũng rất cần sự hỗ trợ từ chính sách đến nguồn vốn để có thể tái đầu tư sản xuất.
Quyết định số 1267/QĐ-UBND ngày 28/5/2021 về Chương trình Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021- 2025. Trong đó, có đề cập đến việc hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: trả tiền công lao động trực tiếp; sử dụng các dịch vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; sử dụng không gian số, dịch vụ hỗ trợ trực tuyến; kinh phí sản xuất thử nghiệm, làm sản phẩm mẫu, hoàn thiện công nghệ và tham gia các khóa huấn luyện tập trung ngắn hạn ở nước ngoài.
Trong đó ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thành tích xuất sắc, đạt thứ hạng cao tại cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp quốc gia hoặc quốc tế.
Nội dung và mức chi hỗ trợ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thực hiện theo Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND ngày 26/3/2020 của HĐND tỉnh Vĩnh Long ban hành quy định nội dung và mức chi thực hiện đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844)” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Theo: Báo Vĩnh Long