28/09/2021
Tâm lý “vọng ngoại” cản trở bước đường thương mại hóa sáng chếTâm lý “vọng ngoại” và đánh giá thấp công nghệ, sáng chế trong nước mặc dù chất lượng tương đương đang cản trở việc thương mại hóa sáng chế.Đó là ý kiến được nhiều người đồng tình tại hội thảo “Thách thức trong thương mại hóa sáng chế và các tài sản trí tuệ” do Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo tổ chứcngày 25/9 trong khuôn khổ TECHFEST Việt Nam 2021.
Ông Trần Giang Khuê, Trưởng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, cho biết, hoạt động thương mại hóa sáng chế và tài sản trí tuệ hiện nay gặp nhiều thách thức. Đó là việc nghiên cứu, sáng tạo còn ở phạm vi hẹp, tự phát, chưa sát với nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, nhà sáng chế còn yếu về thông tin, kiến thức kỹ năng, nguồn lực, kinh phí,... cho việc nghiên cứu, sáng tạo cũng như thương mại hóa sáng chế. Việc khai thác, thương mại hóa sáng chế cũng chưa có sự liên kết, hợp tác để khai thác thị trường; và việc kết nối cung cầu, sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành còn hạn chế.
Ông Hoàng Đức Thảo, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vùng Tàu (Busadco), thì cho rằng,các sản phẩm KH&CN được tạo ra trong nước dù chất lượng tương đương, giá thành rẻ hơn cũng khó cạnh tranh với các thương hiệu của doanh nghiệp nước ngoài đã có kinh nghiệm và thâm niên. “Vì vậy, việc ứng dụng các sáng chế, sản phẩm KH&CN vào thực tiễn còn rất khó khăn”.
Cũng theo ông Thảo, nhà sáng chế phải tính được bài toán chi phí đầu tư, lợi nhuận, làm sao “lấy thu bù chi” để tiếp tục tái đầu tư. Ông lưu ý, khi thương mại hóa sản phẩm, các nhà sáng chế phải chuẩn bị (kiến thức, nhân lực, chi phí,…) sẵn sàng đối phó với tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Ông đề xuất việc điều chỉnh dự luật về SHTT theo hướng tăng cường các biện pháp chế tài, mức xử phạt, rút ngắn thời gian xử lý các hành vi vi phạm quyền SHTT; đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng về SHTT, cải tiến hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước về SHTT,…
Đồng quan điểm với ông Hoàng Đức Thảo, ông Thân Thế Hào, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Giải pháp công nghệ Thuận Thiên, bổ sung thêm, nhiều doanh nghiệp ngại rủi ro, đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm mới. Nếu chọn việc trực tiếp sản xuất, các nhà sáng chế thường thiếu nhân lực hoặc không đủ khả năng huy động nhân lực. Ngoài ra, họ còn yếu về vốn, hạ tầng công nghệ, cơ sở vật chất,… Vì vậy, theo ông Hảo, các nhà sáng chế cần tránh việc theo đuổi nhiều lãnh vực sáng chế khác nhau để không bị phân tán nguồn lực. Đồng thời, tích cực tiếp cận bạn bè, người quen để trao đổi ý tưởng. Từ đó, mời gọi đầu tư, định giá bằng độc quyền, quyết định tự sản xuất hay hợp tác, chuyển giao công nghệ,… Ông mong muốn Hội Sáng chế Việt Nam tăng cường vai trò trong việc kết nối đầu tư và hỗ trợ tư vấn hợp tác, triển khai sáng chế giữa doanh nghiệp và nhà sáng chế.
Ông Trần Thanh Mỹ, Chủ tịch HĐQT Rynan Technologie, thì chia sẻ kinh nghiệm “5 đúng” để khởi nghiệp hay thương mại hóa sáng chế thành công. Đó là đúng thời điểm, đúng nơi đăng ký bản quyền (thị trường lớn, có nhà sản xuất), đúng quy trình sản xuất sản phẩm đang có (doanh nghiệp không mặn mà khi phải thay đổi hoàn toàn quy trình hiện đang sản xuất của họ), đúng đối tác chuyển giao (các công ty lớn) và đúng cách thức chuyển giao.
Theo: Khoa học & Phát triển
Tâm lý “vọng ngoại” và đánh giá thấp công nghệ, sáng chế trong nước mặc dù chất lượng tương đương đang cản trở việc thương mại hóa sáng chế.
Đó là ý kiến được nhiều người đồng tình tại hội thảo “Thách thức trong thương mại hóa sáng chế và các tài sản trí tuệ” do Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo tổ chứcngày 25/9 trong khuôn khổ TECHFEST Việt Nam 2021.
Ông Trần Giang Khuê, Trưởng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, cho biết, hoạt động thương mại hóa sáng chế và tài sản trí tuệ hiện nay gặp nhiều thách thức. Đó là việc nghiên cứu, sáng tạo còn ở phạm vi hẹp, tự phát, chưa sát với nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, nhà sáng chế còn yếu về thông tin, kiến thức kỹ năng, nguồn lực, kinh phí,... cho việc nghiên cứu, sáng tạo cũng như thương mại hóa sáng chế. Việc khai thác, thương mại hóa sáng chế cũng chưa có sự liên kết, hợp tác để khai thác thị trường; và việc kết nối cung cầu, sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành còn hạn chế.
Ông Hoàng Đức Thảo, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vùng Tàu (Busadco), thì cho rằng,các sản phẩm KH&CN được tạo ra trong nước dù chất lượng tương đương, giá thành rẻ hơn cũng khó cạnh tranh với các thương hiệu của doanh nghiệp nước ngoài đã có kinh nghiệm và thâm niên. “Vì vậy, việc ứng dụng các sáng chế, sản phẩm KH&CN vào thực tiễn còn rất khó khăn”.
Cũng theo ông Thảo, nhà sáng chế phải tính được bài toán chi phí đầu tư, lợi nhuận, làm sao “lấy thu bù chi” để tiếp tục tái đầu tư. Ông lưu ý, khi thương mại hóa sản phẩm, các nhà sáng chế phải chuẩn bị (kiến thức, nhân lực, chi phí,…) sẵn sàng đối phó với tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Ông đề xuất việc điều chỉnh dự luật về SHTT theo hướng tăng cường các biện pháp chế tài, mức xử phạt, rút ngắn thời gian xử lý các hành vi vi phạm quyền SHTT; đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng về SHTT, cải tiến hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước về SHTT,…
Đồng quan điểm với ông Hoàng Đức Thảo, ông Thân Thế Hào, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Giải pháp công nghệ Thuận Thiên, bổ sung thêm, nhiều doanh nghiệp ngại rủi ro, đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm mới. Nếu chọn việc trực tiếp sản xuất, các nhà sáng chế thường thiếu nhân lực hoặc không đủ khả năng huy động nhân lực. Ngoài ra, họ còn yếu về vốn, hạ tầng công nghệ, cơ sở vật chất,… Vì vậy, theo ông Hảo, các nhà sáng chế cần tránh việc theo đuổi nhiều lãnh vực sáng chế khác nhau để không bị phân tán nguồn lực. Đồng thời, tích cực tiếp cận bạn bè, người quen để trao đổi ý tưởng. Từ đó, mời gọi đầu tư, định giá bằng độc quyền, quyết định tự sản xuất hay hợp tác, chuyển giao công nghệ,… Ông mong muốn Hội Sáng chế Việt Nam tăng cường vai trò trong việc kết nối đầu tư và hỗ trợ tư vấn hợp tác, triển khai sáng chế giữa doanh nghiệp và nhà sáng chế.
Ông Trần Thanh Mỹ, Chủ tịch HĐQT Rynan Technologie, thì chia sẻ kinh nghiệm “5 đúng” để khởi nghiệp hay thương mại hóa sáng chế thành công. Đó là đúng thời điểm, đúng nơi đăng ký bản quyền (thị trường lớn, có nhà sản xuất), đúng quy trình sản xuất sản phẩm đang có (doanh nghiệp không mặn mà khi phải thay đổi hoàn toàn quy trình hiện đang sản xuất của họ), đúng đối tác chuyển giao (các công ty lớn) và đúng cách thức chuyển giao.
Theo: Khoa học & Phát triển