30/09/2020
Fintech - Xu thế mới của các doanh nghiệp tài chính thời hiện đạiVới sự phát triển mạnh mẽ của ngành tài chính nói chung, Fintech đã tạo ra cuộc cách mạng trong việc thay đổi kiến thức, quy trình truyền thống trong các dịch vụ tài chính. Những doanh nghiệp startup FinTech nào đã và đang thành công trên con đường tiên phong này? Những vấn đề thường gặp cũng như định hướng của họ trong tương lai là như thế nào? Một số doanh nghiệp startup FinTech tiêu biểu
Là công ty Công nghệ Tài Chính có vị trí đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng công ty FinTech toàn cầu (sau Ant Financial), Grab (Singapore) chính là cái tên quen thuộc trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh việc kinh doanh lĩnh vực xe ôm công nghệ và giao thức ăn nhanh, Grab còn đều đặn di chuyển và đầu tư vào việc phát triển các giải pháp thanh toán, FinTech. Tham vọng của gã khổng lồ chính là tạo ra một hệ sinh thái thanh toán độc quyền cho riêng mình dựa trên lượng khách hàng khổng lồ có sẵn.
Một đại diện của Việt Nam điển hình chính là ví điện tử Momo, với 13 triệu người dùng ứng dụng trên 2 nền tảng IOS và Android. Đây là startup có tốc độ phát triển nhanh nhất trong những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán “không tiền mặt” tại Việt Nam. Momo cung cấp các dịch vụ đa dạng về thanh toán như: điện, nước, cáp, mua vietlott, vé máy bay,... nhờ đó mà có tốc độ tăng trưởng người dùng và tổng giá trị giao dịch đến 15%/tháng”.
Ví điện tử Momo là một trong những đại diện Startup FinTech tại Việt Nam
Những vấn đề và thường gặp và cách giải quyết
Những khó khăn nổi bật mà các Startup FinTech như Grab và Momo thường gặp phải chính là:
Việc tiên phong trong cung cấp các giải pháp số hóa đòi hỏi các ngân hàng phải có thời gian thích ứng và thay đổi lớn trong bộ máy. Quyết định chấp nhận bất kỳ công nghệ nào cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trong tương lai. Vì thế, phần lớn ngân hàng còn khá dè dặt. Tuy nhiên, việc thay đổi là sớm muộn bởi việc chạy theo xu hướng thị trường đúng đắn sẽ giúp các quy trình trở nên tốt hơn. Để khắc phục vấn đề này, các startup này cần đã đưa ra các sản phẩm thích hợp và lập luận thuyết phục nhằm nhận được sự tin tưởng.
Vấn đề thanh toán online còn chưa phổ biến rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á, thực tế cho thấy, có rất nhiều người dùng vẫn còn dè dặt trong việc trong việc tin tưởng vào các ứng dụng online vì nhiều lý do, trong đó có vấn đề bảo mật thông tin. Chính vì vậy, cả Momo và Grab đều thực hiện các chiến dịch truyền thông đặt cam kết bảo mật lên hàng đầu. Hơn thế, các chính sách kích cầu để mời khách hàng mới tham gia cũng được diễn ra sôi động như: Nhận được 999k khi liên kết tài khoản Momo hay nhận được ưu đãi lên đến 100 nghìn khi lần đầu thanh toán bằng Moca (ứng dụng thanh toán riêng của Grab tại Việt Nam).
Một vấn đề nữa là làm sao nhận được sự phối hợp của cơ quan quản lý để ban hành các chính sách pháp lý phù hợp. Hơn thế, việc cân bằng, đổi mới sáng tạo nhưng làm sao giữ ổn định tài chính và quyền lợi người tiêu dùng để được thị trường đón nhận cũng không dễ dàng. Vì thế, các Startup FinTech nói trên đã không ngừng mở rộng quan hệ và tuyển chọn nhân tài để giải quyết vấn đề này ổn thỏa.
Định hướng nào doanh nghiệp startup FinTech kể trên?
Doanh nghiệp startup FinTech có những định hướng gì?
Với Grab, trong 5 năm đến sẽ không ngừng phát triển kết hợp các giải pháp FinTech, công nghệ di động mới khác và logistics, hướng đến việc tạo ra uy tín và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Ngoài ra cũng giải quyết các khó khăn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở khu vực Đông Nam Á. Hơn thế, Grab còn hướng đến cộng đồng bằng các chương trình thiện nguyện, tạo lập tên tuổi và thiện cảm với người dân khu vực này.
Còn với Momo, đơn vị này bên cạnh việc phát triển các công nghệ FinTech mới nhất còn đề cao sự phối hợp đa chiều từ nhà nước, ngân hàng đến người dân. Thêm vào đó còn đẩy mạnh phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp cũng như đối tác kinh doanh trong nhiều lĩnh lực nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của của khách hàng. Mục tiêu hướng đến mở rộng các điểm chấp nhận giao dịch để đẩy mạnh tiếp cận với người dân nông thôn. Ngoài ra, Momo cũng tiến hành những chương trình cộng đồng như Grab bằng các chương trình xây trường, xây nhà, quyên góp ủng hộ các thành phố ảnh hưởng dịch,... để lan tỏa thương hiệu rộng rãi hơn đến mọi vùng miền.
Như vậy, qua phân tích ví dụ điển hình từ 2 startup Fintech nổi bật là Grab và Momo, cùng những vấn đề thường gặp, định hướng tương lai mà những startup này hướng đến, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và học được nhiều điều bổ ích, thú vị nhất.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành tài chính nói chung, Fintech đã tạo ra cuộc cách mạng trong việc thay đổi kiến thức, quy trình truyền thống trong các dịch vụ tài chính. Những doanh nghiệp startup FinTech nào đã và đang thành công trên con đường tiên phong này? Những vấn đề thường gặp cũng như định hướng của họ trong tương lai là như thế nào?
Một số doanh nghiệp startup FinTech tiêu biểu
Là công ty Công nghệ Tài Chính có vị trí đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng công ty FinTech toàn cầu (sau Ant Financial), Grab (Singapore) chính là cái tên quen thuộc trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh việc kinh doanh lĩnh vực xe ôm công nghệ và giao thức ăn nhanh, Grab còn đều đặn di chuyển và đầu tư vào việc phát triển các giải pháp thanh toán, FinTech. Tham vọng của gã khổng lồ chính là tạo ra một hệ sinh thái thanh toán độc quyền cho riêng mình dựa trên lượng khách hàng khổng lồ có sẵn.
Một đại diện của Việt Nam điển hình chính là ví điện tử Momo, với 13 triệu người dùng ứng dụng trên 2 nền tảng IOS và Android. Đây là startup có tốc độ phát triển nhanh nhất trong những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán “không tiền mặt” tại Việt Nam. Momo cung cấp các dịch vụ đa dạng về thanh toán như: điện, nước, cáp, mua vietlott, vé máy bay,... nhờ đó mà có tốc độ tăng trưởng người dùng và tổng giá trị giao dịch đến 15%/tháng”.
Ví điện tử Momo là một trong những đại diện Startup FinTech tại Việt Nam
Những vấn đề và thường gặp và cách giải quyết
Những khó khăn nổi bật mà các Startup FinTech như Grab và Momo thường gặp phải chính là:
Việc tiên phong trong cung cấp các giải pháp số hóa đòi hỏi các ngân hàng phải có thời gian thích ứng và thay đổi lớn trong bộ máy. Quyết định chấp nhận bất kỳ công nghệ nào cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trong tương lai. Vì thế, phần lớn ngân hàng còn khá dè dặt. Tuy nhiên, việc thay đổi là sớm muộn bởi việc chạy theo xu hướng thị trường đúng đắn sẽ giúp các quy trình trở nên tốt hơn. Để khắc phục vấn đề này, các startup này cần đã đưa ra các sản phẩm thích hợp và lập luận thuyết phục nhằm nhận được sự tin tưởng.
Vấn đề thanh toán online còn chưa phổ biến rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á, thực tế cho thấy, có rất nhiều người dùng vẫn còn dè dặt trong việc trong việc tin tưởng vào các ứng dụng online vì nhiều lý do, trong đó có vấn đề bảo mật thông tin. Chính vì vậy, cả Momo và Grab đều thực hiện các chiến dịch truyền thông đặt cam kết bảo mật lên hàng đầu. Hơn thế, các chính sách kích cầu để mời khách hàng mới tham gia cũng được diễn ra sôi động như: Nhận được 999k khi liên kết tài khoản Momo hay nhận được ưu đãi lên đến 100 nghìn khi lần đầu thanh toán bằng Moca (ứng dụng thanh toán riêng của Grab tại Việt Nam).
Một vấn đề nữa là làm sao nhận được sự phối hợp của cơ quan quản lý để ban hành các chính sách pháp lý phù hợp. Hơn thế, việc cân bằng, đổi mới sáng tạo nhưng làm sao giữ ổn định tài chính và quyền lợi người tiêu dùng để được thị trường đón nhận cũng không dễ dàng. Vì thế, các Startup FinTech nói trên đã không ngừng mở rộng quan hệ và tuyển chọn nhân tài để giải quyết vấn đề này ổn thỏa.
Định hướng nào doanh nghiệp startup FinTech kể trên?
Doanh nghiệp startup FinTech có những định hướng gì?
Với Grab, trong 5 năm đến sẽ không ngừng phát triển kết hợp các giải pháp FinTech, công nghệ di động mới khác và logistics, hướng đến việc tạo ra uy tín và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Ngoài ra cũng giải quyết các khó khăn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở khu vực Đông Nam Á. Hơn thế, Grab còn hướng đến cộng đồng bằng các chương trình thiện nguyện, tạo lập tên tuổi và thiện cảm với người dân khu vực này.
Còn với Momo, đơn vị này bên cạnh việc phát triển các công nghệ FinTech mới nhất còn đề cao sự phối hợp đa chiều từ nhà nước, ngân hàng đến người dân. Thêm vào đó còn đẩy mạnh phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp cũng như đối tác kinh doanh trong nhiều lĩnh lực nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của của khách hàng. Mục tiêu hướng đến mở rộng các điểm chấp nhận giao dịch để đẩy mạnh tiếp cận với người dân nông thôn. Ngoài ra, Momo cũng tiến hành những chương trình cộng đồng như Grab bằng các chương trình xây trường, xây nhà, quyên góp ủng hộ các thành phố ảnh hưởng dịch,... để lan tỏa thương hiệu rộng rãi hơn đến mọi vùng miền.
Như vậy, qua phân tích ví dụ điển hình từ 2 startup Fintech nổi bật là Grab và Momo, cùng những vấn đề thường gặp, định hướng tương lai mà những startup này hướng đến, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và học được nhiều điều bổ ích, thú vị nhất.