11/07/2025
KHƠI DẬY TINH THẦN KHỞI NGHIỆP TỪ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNGLàng nghề không chỉ là nơi bảo đảm cuộc sống vững bền, gần gũi dễ tiếp cận cho lực lượng lao động nông thôn, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an sinh xã hội. Nhấn mạnh vai trò chiến lược của làng nghề trong thời kỳ hội nhập, tại buổi gặp mặt nghệ nhân tiêu biểu toàn quốc ngày 10/6, Chủ tịch nước Lương Cường kêu gọi khơi dậy tinh thần khởi nghiệp từ chính những giá trị truyền thống.
Cùng tham dự buổi gặp mặt có Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cùng đông đảo nghệ nhân tiêu biểu, đại diện cho hơn 5.400 làng nghề trên cả nước.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt cho biết, làng nghề Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và văn hóa của đất nước. Các sản phẩm làng nghề không chỉ là mặt hàng tiêu dùng mà còn là hiện thân của bản sắc văn hóa vùng miền, chứa đựng tinh hoa truyền thống được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Nhờ chính sách đổi mới và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các làng nghề Việt Nam đã có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, cả nước có 5.411 làng nghề và làng có nghề, đây là nguồn lực quý báu trong phát triển kinh tế nông thôn và bảo tồn văn hóa dân tộc.
Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng khi được gặp gỡ những nghệ nhân tiêu biểu – những người đang trực tiếp gìn giữ và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc qua từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Theo Chủ tịch nước, làng nghề không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa thuần Việt mà còn là điểm tựa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn và đóng góp tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình bước vào một kỷ nguyên phát triển mới với nhiều thời cơ và thách thức đan xen, các làng nghề cần được tiếp tục đầu tư và hỗ trợ để không đánh mất vai trò là nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững.
Đặc biệt, trong xu thế cạnh tranh toàn cầu, ngành thủ công mỹ nghệ phải không ngừng đổi mới, sáng tạo để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao từ thị trường trong nước và quốc tế.
Từ thực tiễn đó, Chủ tịch nước kêu gọi các cấp, các ngành, địa phương cùng Hiệp hội Làng nghề và cộng đồng nghệ nhân cần coi việc bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề là nhiệm vụ chiến lược, đồng thời xem đây là môi trường thuận lợi để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đặc biệt trong giới trẻ nông thôn.
Làng nghề không chỉ là nơi gìn giữ truyền thống, mà còn là bệ phóng cho các ý tưởng sáng tạo và hành trình lập thân, lập nghiệp của thế hệ mới.
Theo Chủ tịch nước, sự tài hoa và sáng tạo của nghệ nhân chính là yếu tố tạo nên bản sắc và giá trị bền vững cho sản phẩm thủ công truyền thống. Tuy nhiên, để tinh hoa ấy không chỉ dừng lại ở giá trị văn hóa mà còn trở thành nguồn lực phát triển kinh tế, rất cần một chiến lược phát triển làng nghề gắn với đào tạo nghề, hỗ trợ khởi nghiệp, kết nối thị trường và ứng dụng khoa học - công nghệ.
“Làng nghề vẫn là nơi bảo đảm cuộc sống vững bền, là trụ đỡ an toàn, gần gũi, dễ tiếp cận nhất cho lực lượng lao động nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội,” Chủ tịch nước khẳng định. Vì vậy, cần đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, truyền nghề cho thế hệ trẻ, đồng thời khuyến khích các mô hình khởi nghiệp sáng tạo dựa trên nền tảng làng nghề truyền thống. Đây là hướng đi bền vững, vừa bảo tồn được bản sắc văn hóa, vừa tạo động lực mới cho kinh tế nông thôn.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước đề nghị tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hội làng nghề trong việc liên kết sản xuất, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại.
Song song với đó là nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của thị trường. Việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu, cùng với phát triển nguồn nguyên liệu bền vững, cũng được xem là những nhiệm vụ sống còn trong giai đoạn hiện nay.
Buổi gặp mặt không chỉ là dịp tri ân đóng góp của các nghệ nhân làng nghề mà còn là lời kêu gọi mạnh mẽ từ người đứng đầu Nhà nước về việc đưa làng nghề trở thành một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước – nơi khơi nguồn của sáng tạo, văn hóa và khát vọng khởi nghiệp Việt Nam
Làng nghề không chỉ là nơi bảo đảm cuộc sống vững bền, gần gũi dễ tiếp cận cho lực lượng lao động nông thôn, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an sinh xã hội.
Nhấn mạnh vai trò chiến lược của làng nghề trong thời kỳ hội nhập, tại buổi gặp mặt nghệ nhân tiêu biểu toàn quốc ngày 10/6, Chủ tịch nước Lương Cường kêu gọi khơi dậy tinh thần khởi nghiệp từ chính những giá trị truyền thống.
Cùng tham dự buổi gặp mặt có Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cùng đông đảo nghệ nhân tiêu biểu, đại diện cho hơn 5.400 làng nghề trên cả nước.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt cho biết, làng nghề Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và văn hóa của đất nước. Các sản phẩm làng nghề không chỉ là mặt hàng tiêu dùng mà còn là hiện thân của bản sắc văn hóa vùng miền, chứa đựng tinh hoa truyền thống được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Nhờ chính sách đổi mới và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các làng nghề Việt Nam đã có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, cả nước có 5.411 làng nghề và làng có nghề, đây là nguồn lực quý báu trong phát triển kinh tế nông thôn và bảo tồn văn hóa dân tộc.
Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng khi được gặp gỡ những nghệ nhân tiêu biểu – những người đang trực tiếp gìn giữ và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc qua từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Theo Chủ tịch nước, làng nghề không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa thuần Việt mà còn là điểm tựa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn và đóng góp tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình bước vào một kỷ nguyên phát triển mới với nhiều thời cơ và thách thức đan xen, các làng nghề cần được tiếp tục đầu tư và hỗ trợ để không đánh mất vai trò là nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững.
Đặc biệt, trong xu thế cạnh tranh toàn cầu, ngành thủ công mỹ nghệ phải không ngừng đổi mới, sáng tạo để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao từ thị trường trong nước và quốc tế.
Từ thực tiễn đó, Chủ tịch nước kêu gọi các cấp, các ngành, địa phương cùng Hiệp hội Làng nghề và cộng đồng nghệ nhân cần coi việc bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề là nhiệm vụ chiến lược, đồng thời xem đây là môi trường thuận lợi để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đặc biệt trong giới trẻ nông thôn.
Làng nghề không chỉ là nơi gìn giữ truyền thống, mà còn là bệ phóng cho các ý tưởng sáng tạo và hành trình lập thân, lập nghiệp của thế hệ mới.
Theo Chủ tịch nước, sự tài hoa và sáng tạo của nghệ nhân chính là yếu tố tạo nên bản sắc và giá trị bền vững cho sản phẩm thủ công truyền thống. Tuy nhiên, để tinh hoa ấy không chỉ dừng lại ở giá trị văn hóa mà còn trở thành nguồn lực phát triển kinh tế, rất cần một chiến lược phát triển làng nghề gắn với đào tạo nghề, hỗ trợ khởi nghiệp, kết nối thị trường và ứng dụng khoa học - công nghệ.
“Làng nghề vẫn là nơi bảo đảm cuộc sống vững bền, là trụ đỡ an toàn, gần gũi, dễ tiếp cận nhất cho lực lượng lao động nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội,” Chủ tịch nước khẳng định. Vì vậy, cần đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, truyền nghề cho thế hệ trẻ, đồng thời khuyến khích các mô hình khởi nghiệp sáng tạo dựa trên nền tảng làng nghề truyền thống. Đây là hướng đi bền vững, vừa bảo tồn được bản sắc văn hóa, vừa tạo động lực mới cho kinh tế nông thôn.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước đề nghị tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hội làng nghề trong việc liên kết sản xuất, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại.
Song song với đó là nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của thị trường. Việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu, cùng với phát triển nguồn nguyên liệu bền vững, cũng được xem là những nhiệm vụ sống còn trong giai đoạn hiện nay.
Buổi gặp mặt không chỉ là dịp tri ân đóng góp của các nghệ nhân làng nghề mà còn là lời kêu gọi mạnh mẽ từ người đứng đầu Nhà nước về việc đưa làng nghề trở thành một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước – nơi khơi nguồn của sáng tạo, văn hóa và khát vọng khởi nghiệp Việt Nam