01/10/2020
Trào lưu phát triển SaaS và những doanh nghiệp Startup nổi bật trong ngànhThị trường SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ) những năm trở lại đây đã nhận được nhiều sự quan tâm và ưu tiên phát triển, nhất ở ở doanh nghiệp, rất nhiều công ty startup công nghệ phát triển SaaS đã được thành lập và tạo ra những nền tảng dịch vụ SaaS thu hút hàng triệu người dùng mỗi năm. Nhờ vậy mà thị trường này cũng nhộn nhịp hơn hẳn.Trào lưu sử dụng và sáng tạo SaaS toàn cầu
Với hàng loạt lợi ích mà SaaS mang lại như: thời gian triển khai nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, nhân lực, tiện dụng… Hơn 70% doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ của SaaS trên toàn cầu, trung bình chi tiêu khoảng 200.000 USD và có xu hướng tăng cao. Lợi nhuận ước tính trong ngành SaaS trong năm 2020 sẽ đạt ngưỡng 73 tỷ USD. Điều này cũng đã chứng minh được sức hút, vị thế áp đảo trên thị trường và mức độ quan trọng của ngành này trong thực tế.
Vì thế, không mấy ngạc nhiên khi SaaS đã có sự tham gia từ nhiều ông lớn, điển hình như: Amazon Web Services, Google Cloud, Adobe Creative Cloud,... hay các startup SaaS khá thành công ở thời điểm hiện tại như OnlinePajak - ứng dụng báo cáo thuế tại Indonesia, do Achilles Systems phát triển dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. OnlinePajak cung cấp nền tảng trực tuyến dựa trên SaaS, giúp tích hợp số liệu, tính toán, nộp tiền và báo cáo thuế doanh nghiệp trực tuyến.
Ứng dụng hỗ trợ báo cáo thuế trực tuyến OnlinePajak
Một startup SaaS nữa cũng khá nổi bật trên thị trường Mỹ chính là Coschedule được rất nhiều nhãn hàng lớn sử dụng như: Yamaha, P&G, Microsoft,... Đây là một nền tảng SaaS, nơi cho phép các nhà tiếp thị có thể tạo lộ trình, lên lịch, cộng tác và quảng bá các dự án trong quá trình làm marketing. Có thể nói, Coschedule chính là giải pháp chuyên nghiệp giúp nâng cao công việc, hiệu quả marketing mà vẫn tối ưu được nhiều khoản phí. Đến thời điểm hiện tại, startup này đã có gần 9.000 khách hàng tại 100 quốc gia khác nhau.
Sai lầm thường gặp của các doanh nghiệp startup SaaS
Để xảy ra những gián đoạn không mong muốn
Bằng việc cập nhật, nâng cấp ứng dụng, những dịch vụ SaaS được cung cấp hay gặp phải các gián đoạn không mong muốn đối với dịch vụ, do lỗi hệ thống hoặc lượng truy cập quá lớn,... làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
Chưa thực sự quan tâm đến quyền riêng tư và bảo mật
Tại các startup SaaS, những nhà quản trị thường quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển sản phẩm và thu hút người dùng, vì thế quyền riêng tư và bảo mật còn chưa thực sự cao. Điều này sẽ gây ra khá nhiều phiền phức khi có vấn đề xảy ra.
Chưa hướng đến một lĩnh vực cụ thể
Nhiều startup SaaS còn phát triển dịch vụ khá chung chung do tham vọng lớn, bao phủ, tích hợp nhiều dịch vụ vào một nền tảng, điều này khiến việc sử dụng chưa thực sự hiệu quả và còn vướng phải nhiều vấn đề bất cập.
Không phát triển song song nền tảng online và offline
Một trong những hạn chế của nền tảng SaaS chính là yêu cầu phải kết nối internet. Vì thế, trong trường hợp wifi bị ngắt đột ngột hay ở những môi trường nhất định như máy bay, dữ liệu đã thực hiện không được lưu trữ offline, gây mất thời gian khi thực hiện lại.
Chiến lược nào để giải quyết các khó khăn tại startup SaaS
Nuôi dưỡng bộ phận IT là nòng cốt
Bộ phận này sẽ giúp hỗ trợ dịch vụ tốt hơn, sửa lỗi nhanh chóng các gián đoạn khi hệ thống nâng cấp phần mềm và tính năng mới hay thậm chí là sửa lỗi bugs phát sinh. Giúp doanh nghiệp hài lòng hơn và không cần phải bỏ ra quá nhiều nhân lực cao để phát triển ngành này.
Chuyên biệt hóa sản phẩm
Để nhắm vào đúng đối tượng người dùng, các sản phẩm SaaS kể trên đều được chuyên biệt hóa và được sử dụng cho từng bộ phận của doanh nghiệp, từ tài chính, nhân sự, sales-marketing đến chăm sóc khách hàng… để mang lại hiệu quả cao nhất.
Chuyên biệt hóa sản phẩm hỗ trợ marketing tại Coschedule
Đầu tư phát triển hệ thống an toàn, bảo mật thông tin
Các startup SaaS như Coschedule hay Pajak đã đầu tư công nghệ mã hóa dữ liệu hiện đại và điều khoản cam kết bảo mật đính kèm theo (Cam kết SLA) cũng như có hẳn một bộ phận phụ trách bảo mật để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, nâng cao hệ thống bảo mật ở mức cao nhất có thể, nhằm tạo sự an tâm nhất cho khách hàng khi sử dụng.
Cho phép tải và xử lý dữ liệu offline
Điển hình như ở Pajak, khách hàng có thể dễ dàng tải các bảng dữ liệu và báo cáo thuế về máy tính để nhập và thao tác offline trên máy tính để giải quyết vấn đề này. Hơn thế, việc triển khai nghiên cứu nhằm cho phép lưu trữ dữ liệu offline và tự động sao lưu cũng đang được đẩy mạnh.
Bài viết trên đã đề cập chuyên sâu về trào lưu phát triển SaaS ngày nay và điểm qua những doanh nghiệp startup nổi bật trong ngành, sai lầm thường gặp và chiến lược mà những startup này nói riêng cũng như tất các các startup SaaS nói chung trong ngành đã vàng đang áp dụng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và rút được những bài học bổ ích trong xu thế SaaS thời hiện đại.
Thị trường SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ) những năm trở lại đây đã nhận được nhiều sự quan tâm và ưu tiên phát triển, nhất ở ở doanh nghiệp, rất nhiều công ty startup công nghệ phát triển SaaS đã được thành lập và tạo ra những nền tảng dịch vụ SaaS thu hút hàng triệu người dùng mỗi năm. Nhờ vậy mà thị trường này cũng nhộn nhịp hơn hẳn.
Trào lưu sử dụng và sáng tạo SaaS toàn cầu
Với hàng loạt lợi ích mà SaaS mang lại như: thời gian triển khai nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, nhân lực, tiện dụng… Hơn 70% doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ của SaaS trên toàn cầu, trung bình chi tiêu khoảng 200.000 USD và có xu hướng tăng cao. Lợi nhuận ước tính trong ngành SaaS trong năm 2020 sẽ đạt ngưỡng 73 tỷ USD. Điều này cũng đã chứng minh được sức hút, vị thế áp đảo trên thị trường và mức độ quan trọng của ngành này trong thực tế.
Vì thế, không mấy ngạc nhiên khi SaaS đã có sự tham gia từ nhiều ông lớn, điển hình như: Amazon Web Services, Google Cloud, Adobe Creative Cloud,... hay các startup SaaS khá thành công ở thời điểm hiện tại như OnlinePajak - ứng dụng báo cáo thuế tại Indonesia, do Achilles Systems phát triển dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. OnlinePajak cung cấp nền tảng trực tuyến dựa trên SaaS, giúp tích hợp số liệu, tính toán, nộp tiền và báo cáo thuế doanh nghiệp trực tuyến.
Ứng dụng hỗ trợ báo cáo thuế trực tuyến OnlinePajak
Một startup SaaS nữa cũng khá nổi bật trên thị trường Mỹ chính là Coschedule được rất nhiều nhãn hàng lớn sử dụng như: Yamaha, P&G, Microsoft,... Đây là một nền tảng SaaS, nơi cho phép các nhà tiếp thị có thể tạo lộ trình, lên lịch, cộng tác và quảng bá các dự án trong quá trình làm marketing. Có thể nói, Coschedule chính là giải pháp chuyên nghiệp giúp nâng cao công việc, hiệu quả marketing mà vẫn tối ưu được nhiều khoản phí. Đến thời điểm hiện tại, startup này đã có gần 9.000 khách hàng tại 100 quốc gia khác nhau.
Sai lầm thường gặp của các doanh nghiệp startup SaaS
Để xảy ra những gián đoạn không mong muốn
Bằng việc cập nhật, nâng cấp ứng dụng, những dịch vụ SaaS được cung cấp hay gặp phải các gián đoạn không mong muốn đối với dịch vụ, do lỗi hệ thống hoặc lượng truy cập quá lớn,... làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
Chưa thực sự quan tâm đến quyền riêng tư và bảo mật
Tại các startup SaaS, những nhà quản trị thường quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển sản phẩm và thu hút người dùng, vì thế quyền riêng tư và bảo mật còn chưa thực sự cao. Điều này sẽ gây ra khá nhiều phiền phức khi có vấn đề xảy ra.
Chưa hướng đến một lĩnh vực cụ thể
Nhiều startup SaaS còn phát triển dịch vụ khá chung chung do tham vọng lớn, bao phủ, tích hợp nhiều dịch vụ vào một nền tảng, điều này khiến việc sử dụng chưa thực sự hiệu quả và còn vướng phải nhiều vấn đề bất cập.
Không phát triển song song nền tảng online và offline
Một trong những hạn chế của nền tảng SaaS chính là yêu cầu phải kết nối internet. Vì thế, trong trường hợp wifi bị ngắt đột ngột hay ở những môi trường nhất định như máy bay, dữ liệu đã thực hiện không được lưu trữ offline, gây mất thời gian khi thực hiện lại.
Chiến lược nào để giải quyết các khó khăn tại startup SaaS
Nuôi dưỡng bộ phận IT là nòng cốt
Bộ phận này sẽ giúp hỗ trợ dịch vụ tốt hơn, sửa lỗi nhanh chóng các gián đoạn khi hệ thống nâng cấp phần mềm và tính năng mới hay thậm chí là sửa lỗi bugs phát sinh. Giúp doanh nghiệp hài lòng hơn và không cần phải bỏ ra quá nhiều nhân lực cao để phát triển ngành này.
Chuyên biệt hóa sản phẩm
Để nhắm vào đúng đối tượng người dùng, các sản phẩm SaaS kể trên đều được chuyên biệt hóa và được sử dụng cho từng bộ phận của doanh nghiệp, từ tài chính, nhân sự, sales-marketing đến chăm sóc khách hàng… để mang lại hiệu quả cao nhất.
Chuyên biệt hóa sản phẩm hỗ trợ marketing tại Coschedule
Đầu tư phát triển hệ thống an toàn, bảo mật thông tin
Các startup SaaS như Coschedule hay Pajak đã đầu tư công nghệ mã hóa dữ liệu hiện đại và điều khoản cam kết bảo mật đính kèm theo (Cam kết SLA) cũng như có hẳn một bộ phận phụ trách bảo mật để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, nâng cao hệ thống bảo mật ở mức cao nhất có thể, nhằm tạo sự an tâm nhất cho khách hàng khi sử dụng.
Cho phép tải và xử lý dữ liệu offline
Điển hình như ở Pajak, khách hàng có thể dễ dàng tải các bảng dữ liệu và báo cáo thuế về máy tính để nhập và thao tác offline trên máy tính để giải quyết vấn đề này. Hơn thế, việc triển khai nghiên cứu nhằm cho phép lưu trữ dữ liệu offline và tự động sao lưu cũng đang được đẩy mạnh.
Bài viết trên đã đề cập chuyên sâu về trào lưu phát triển SaaS ngày nay và điểm qua những doanh nghiệp startup nổi bật trong ngành, sai lầm thường gặp và chiến lược mà những startup này nói riêng cũng như tất các các startup SaaS nói chung trong ngành đã vàng đang áp dụng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và rút được những bài học bổ ích trong xu thế SaaS thời hiện đại.