Xây dựng các khu công nghệ tập trung từ lâu đã là hướng đi trọng tâm của chính quyền TP.HCM nói riêng và Chính phủ Việt Nam nói chung. Đi vào hoạt động đến nay vừa tròn 20 năm, Công viên phần mềm Quang Trung tập hợp hàng trăm doanh nghiệp công nghệ của khu vực miền Nam, trong đó có 5 doanh nghiệp có quy mô trên 1000 người. Quan trọng nhất, khu công nghệ tập trung này mang đến nhiều cơ hội kết nối với đối tác lớn, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp quảng bá thương hiệu của mình.
Năm 2021, thực hiện Nghị quyết Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình số 07-CTr/TU về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025” .
Được phát động vào ngày 19/01/2021 tại Trường Đại học Ngoại Thương, sau hơn một tháng mở đơn đăng ký, cuộc thi toàn cầu về Sáng tạo kinh doanh xã hội – SBC 2021 đã thu về được nhiều thành tích ấn tượng.
Trên quy mô toàn cầu, SBC 2021 đã nhận được 163 dự án đăng ký (nhóm) dự thi của hơn 650 người tham gia đến từ 24 quốc gia và 80 trường đại học trên toàn thế giới.
Việt Nam từ một quốc gia đứng vị trí thứ 4 trong 6 nước ASEAN, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn lên thứ hạng 3, chỉ sau Indonesia và Singapore. Hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp tục có nhiều bước phát triển mạnh mẽ. Chính phủ Việt Nam đã quyết định đề ra mục tiêu tạo 10 kỳ lân công nghệ vào năm 2030 và trở thành trung tâm khởi nghiệp công nghệ của Đông Nam Á.
Trong những năm gần đây, khởi nghiệp sáng tạo đã trở thành một khái niệm rất quen thuộc. Các startup Việt Nam được đánh giá cao về ý tưởng kinh doanh sáng tạo, phong phú, biết bắt kịp xu hướng, ham học hỏi cũng như sẵn sàng áp dụng những công nghệ mới. Đây cũng là yếu tố thu hút nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đến Việt Nam
Nếu như những năm trước, Việt Nam chỉ thu hút được 1 – 3% tổng vốn đầu tư mạo hiểm của khu vực ĐNA thì nay con số đó đã là 19%, tăng từ vị trí số 5 lên vị trí số 3 chỉ sau Indonesia và Singapore.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin, các dịch vụ số đang ngày càng phát triển không ngừng như hiện nay, thì du lịch cũng là một ngành tất yếu cần phải “chuyển mình”. Đón đầu xu hướng đó, Công ty TNHH Công nghệ ezCloud Toàn Cầu đã cho ra mắt Hệ sinh thái ezCloud. Đây là bộ giải pháp dành cho các khách sạn và khu vui chơi, quản lý 3 hoạt động chính, quan trọng nhất trong dịch vụ du lịch đó là: Vận hành, phân phối và bán hàng.
Kể từ khi Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) và gần nhất là quyết định 188 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Đại học Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện các nội dung của Đề án tại các trường thành viên và đơn vị trực thuộc.
Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Start up Hải Phòng được thành lập bởi Trung tâm Phát triển khoa học – công nghệ và Đổi mới sáng tạo ISC, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Start up Hải Phòng có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố.
Là một trong những địa phương đầu tiên ban hành kế hoạch triển khai Đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (ĐMST) Việt Nam” từ năm 2017, sau gần 4 năm thực hiện, Hải Phòng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Quảng Nam là địa phương có phong trào khởi nghiệp diễn ra khá sôi động, tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã lan tỏa rộng rãi trên địa bàn tỉnh ở nhiều đối tượng, đặc biệt là thanh niên. Ngày càng có nhiều mô hình thanh niên khởi nghiệp được hình thành và phát huy hiệu quả kinh tế; các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp được triển khai bài bản và phong phú hơn.
Đại học Quảng Nam hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
Mặc dù hoạt động đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp startups Việt Nam chịu gián đoạn do đại dịch Covid nhưng đến với sự kiện Techfest Vietnam 2020 các nhà đầu tư từ Mỹ sẽ có góc nhìn cận cảnh về bức tranh kinh tế Việt Nam và lý do tại sao đây là điểm đến của các nhà đầu tư.
Đại dịch Covid-19 gây ra khó khăn trong việc di chuyển khiến dòng vốn đầu tư vào startup Việt Nam bị chững lại, nhưng các quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn đánh giá Việt Nam là thị trường ưu tiên hàng đầu tại Đông Nam Á trong năm 2021 tới.
Thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) được xem là một cột mốc quan trọng, mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp để thu hút vốn đầu tư từ công chúng. Thế nhưng, điều này đối với một doanh nghiệp startup là điều không hề dễ dàng bởi rào cản trong vấn đề pháp lý và kinh doanh. Vây, một startup non trẻ có nên thực hiện IPO và cần chuẩn bị những gì để quá trình IPO diễn ra thuận lợi, thành công? Hãy tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
IPO (Initial Public Offering) là hoạt động phát hành lần đầu ra công chúng của một doanh nghiệp, việc này chỉ việc phát hành cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán nhằm huy động vốn rộng rãi từ cộng đồng. Dù chịu tác động to lớn từ đại dịch COVID-19, tuy nhiên, năm 2020 cũng đã chứng kiến nhiều thương vụ IPO nổi bật, có thể kể đến nền tảng tiếp thị bán hàng ZoomInfo, dịch vụ du lịch Airbnb hay ứng dụng gọi đồ ăn Postmate,... Vậy, IPO có ưu điểm, nhược điểm gì và nó có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Trở thành một doanh nghiệp phát triển vững mạnh và có vị thế trên thị trường không phải là điều dễ dàng mà bất kỳ ai cũng làm được, điều này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau từ mô hình, chiến lược kinh doanh hợp lý đến nguồn vốn đủ lớn, nhân lực phù hợp, tiềm lực dồi dào,... Hơn thế, những người đứng đầu đơn vị kinh doanh cần biết đặt mục tiêu và hiểu việc gì nên ưu tiên trong từng giai đoạn phát triển của công ty. Bài viết này sẽ mang lại cho bạn cái nhìn tổng quát nhất.
Một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường đòi hỏi sự phát sinh của rất nhiều loại chi phí, từ chi phí quản lý đến định phí, biến phí và các loại phí phụ, thuế,.... Vậy, làm thế nào để giải quyết được bài toán chi phí để việc vận hành diễn ra trơn tru và mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để có câu trả lời phù hợp nhất.
Nhà sáng lập công ty là người đứng đầu và quyết định cách thức hoạt động, mô hình kinh doanh bởi họ người đưa ra chiến lược, phương hướng phát triển của cả doanh nghiệp trong chặng đường dài phía trước. Tuy nhiên, dù đã trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng, không phải nhà sáng lập nào cũng dễ dàng khi vận hành cả một doanh nghiệp mà không phạm phải những sai lầm dưới đây.
Mối quan hệ giữa hai bộ phận Sale (bán hàng) và Marketing (tiếp thị) là mật thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì làm việc gần nhau và đều chịu trách nhiệm về khách hàng và doanh số mà đây cũng được xem là nơi diễn ra nhiều mâu thuẫn nhất trong công ty. Nếu những người đứng đầu không biết cách hài hòa và đưa ra những phương án hợp lý nhằm giải tỏa khúc mắt ngay từ đầu sẽ rất dễ gây ra hậu quả khó lường. Chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp các lưu ý quan trọng giúp hoạt động Marketing & Sale diễn ra suôn sẻ qua bài viết dưới đây.
Để hạn chế tối đa các tranh chấp không đáng có xung quanh các hoạt động thường ngày và giúp quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi, người đứng đầu công ty cần nắm rõ và đầy đủ những vấn đề pháp lý liên quan như thủ tục thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, hợp đồng mua bán sản phẩm/dịch vụ, quyền và nghĩa vụ,...Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp.
Thu hút nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước được xem là hình thức gọi vốn phổ biến nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp startup đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Vậy, cần nắm rõ những gì trước khi tham gia gọi vốn tại đây và đâu là những quỹ đầu tư đáng được lựa chọn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Đội ngũ nhân sự trách nhiệm có chuyên môn cao là nền tảng và nguồn tài nguyên vô hạn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sở hữu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị giới hạn về nguồn vốn. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn các giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp thu hút nhân lực tốt hiệu quả nhất thông qua bài viết dưới đây.
Sau khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình hình thành phát triển, việc mở rộng thị trường nhằm hướng đến mục tiêu tăng doanh thu và phát triển thêm tệp khách hàng mục tiêu dường như là điều đương nhiên. Không những thế, đây còn được xem là điều kiện cần thiết giúp đưa doanh nghiệp đi lên và cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đủ những yếu tố quan trọng trước khi tiến hành mở rộng thị trường để chiến lược được hiệu quả và giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.
Hiển thị 24 trên tổng số 218 bản ghi