12/09/2018
Startup Nhật tham vọng xây dựng nền kinh tế trên mặt trăngKhông chỉ thương mại hóa các hoạt động khai thác trên mặt trăng, startup còn tham vọng tạo ra sự sống bền vững ngoài trái đất.''Tôi xem Star Wars khi còn là học sinh tiểu học. Hình ảnh về những phi thuyền không gian trong tôi lúc đó thực sự tuyệt vời'', Takeshi Hakamada, nhà sáng lập và CEO của iSpace Technologies kể về khởi nguồn niềm đam mê vũ trụ.
Đầu năm 2018, iSpace - startup về không gian vừa được chính phủ Nhật Bản đầu tư 940 triệu USD. Dòng tiền này sẽ được cung cấp dưới dạng khoản đầu tư và khoản vay trong vòng 5 năm. Động thái này được xem như một sáng kiến của chính phủ Nhật nhằm đẩy mạnh ngành công nghiệp vũ trụ trị giá hơn 11 tỷ USD của nước này.
Theo nhà sáng lập, số tiền đầu tư trước hết tập trung vào công nghệ, như mô-đun của phi thuyền lên mặt trăng, được kỳ vọng sẽ tạo nên thành tựu lớn. Dự kiến năm 2019, iSpace sẽ hoàn thành mục tiêu phóng tàu thăm dò không người lái vào quỹ đạo của mặt trăng. Tiếp đến năm 2020, startup tham vọng giúp con người tới khám phá mặt trăng một cách dễ dàng.
"Với nguồn vốn huy động được, iSpace trước tiên sẽ phát triển tàu vũ trụ, robot tự động hóa, nhằm thiết lập một hệ thống giao thông thường xuyên và linh hoạt, đi đầu trong lĩnh vực thăm dò, khám phá và phát triển bề mặt Mặt trăng'', Takeshi Hakamada cho biết.
"Chúng tôi sẽ mang các dụng cụ khoa học lên mặt trăng, bán quyền sử dụng dữ liệu cho các cơ quan không gian và các tổ chức khác, hay cung cấp các dịch vụ vận tải và kiếm lợi nhuận từ đó", Hakamada cho biết.
Nhà sáng lập dự kiến sẽ có khoảng 1.000 người sống trên mặt trăng trong tương lai. Đội ngũ cho biết, iSpace sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu này.
"Với sự phát triển của iSpace và kiến thức của đội ngũ, chúng tôi sẽ không chỉ thương mại hóa các hoạt động khai thác tài nguyên mặt trăng, mà còn tham vọng tạo ra sự sống bền vững ngoài Trái đất", Hakamada khẳng định.
Ngoài trụ sở tại Nhật Bản, iSpace cũng có các văn phòng chi nhánh ở Luxembourg và California.
CEO giới thiệu về iSpace trước thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong một sự kiện do Chính phủ tổ chức.
Trước đó, vào cuối năm 2017, iSpace cũng đã nhận được sự ủng hộ với tổng cộng 90, 2 triệu USD tài trợ. Các nhà đầu tư trong vòng gọi vốn bao gồm Innovation Network Corporation of Japan, the Development Bank, Suzuki Motor, và Japan Airlines.
Với gần 20 công ty khởi nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ, chính phủ Nhật đang tăng cường hỗ trợ các công ty mới về chi phí nghiên cứu hoặc đăng ký bằng sáng chế.
Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ xem xét các điều luật và chính sách mới, cho phép các doanh nghiệp sở hữu đất đai trên mặt trăng, tương tự như tại Mỹ và Luxembourg. Cho đến nay, đây là hai nước duy nhất trên thế giới thông qua luật cho phép các công ty sở hữu nguyên liệu khai thác được trong không gian.
Theo TechinAsia, Forbes
Không chỉ thương mại hóa các hoạt động khai thác trên mặt trăng, startup còn tham vọng tạo ra sự sống bền vững ngoài trái đất.
''Tôi xem Star Wars khi còn là học sinh tiểu học. Hình ảnh về những phi thuyền không gian trong tôi lúc đó thực sự tuyệt vời'', Takeshi Hakamada, nhà sáng lập và CEO của iSpace Technologies kể về khởi nguồn niềm đam mê vũ trụ.
Đầu năm 2018, iSpace - startup về không gian vừa được chính phủ Nhật Bản đầu tư 940 triệu USD. Dòng tiền này sẽ được cung cấp dưới dạng khoản đầu tư và khoản vay trong vòng 5 năm. Động thái này được xem như một sáng kiến của chính phủ Nhật nhằm đẩy mạnh ngành công nghiệp vũ trụ trị giá hơn 11 tỷ USD của nước này.
Theo nhà sáng lập, số tiền đầu tư trước hết tập trung vào công nghệ, như mô-đun của phi thuyền lên mặt trăng, được kỳ vọng sẽ tạo nên thành tựu lớn. Dự kiến năm 2019, iSpace sẽ hoàn thành mục tiêu phóng tàu thăm dò không người lái vào quỹ đạo của mặt trăng. Tiếp đến năm 2020, startup tham vọng giúp con người tới khám phá mặt trăng một cách dễ dàng.
"Với nguồn vốn huy động được, iSpace trước tiên sẽ phát triển tàu vũ trụ, robot tự động hóa, nhằm thiết lập một hệ thống giao thông thường xuyên và linh hoạt, đi đầu trong lĩnh vực thăm dò, khám phá và phát triển bề mặt Mặt trăng'', Takeshi Hakamada cho biết.
"Chúng tôi sẽ mang các dụng cụ khoa học lên mặt trăng, bán quyền sử dụng dữ liệu cho các cơ quan không gian và các tổ chức khác, hay cung cấp các dịch vụ vận tải và kiếm lợi nhuận từ đó", Hakamada cho biết.
Nhà sáng lập dự kiến sẽ có khoảng 1.000 người sống trên mặt trăng trong tương lai. Đội ngũ cho biết, iSpace sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu này.
"Với sự phát triển của iSpace và kiến thức của đội ngũ, chúng tôi sẽ không chỉ thương mại hóa các hoạt động khai thác tài nguyên mặt trăng, mà còn tham vọng tạo ra sự sống bền vững ngoài Trái đất", Hakamada khẳng định.
Ngoài trụ sở tại Nhật Bản, iSpace cũng có các văn phòng chi nhánh ở Luxembourg và California.
|
CEO giới thiệu về iSpace trước thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong một sự kiện do Chính phủ tổ chức. |
Trước đó, vào cuối năm 2017, iSpace cũng đã nhận được sự ủng hộ với tổng cộng 90, 2 triệu USD tài trợ. Các nhà đầu tư trong vòng gọi vốn bao gồm Innovation Network Corporation of Japan, the Development Bank, Suzuki Motor, và Japan Airlines.
Với gần 20 công ty khởi nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ, chính phủ Nhật đang tăng cường hỗ trợ các công ty mới về chi phí nghiên cứu hoặc đăng ký bằng sáng chế.
Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ xem xét các điều luật và chính sách mới, cho phép các doanh nghiệp sở hữu đất đai trên mặt trăng, tương tự như tại Mỹ và Luxembourg. Cho đến nay, đây là hai nước duy nhất trên thế giới thông qua luật cho phép các công ty sở hữu nguyên liệu khai thác được trong không gian.
Theo TechinAsia, Forbes