Xu hướng khởi nghiệp trên toàn cầu trong những năm vừa qua với sự xuất hiện hàng loạt startup trong nhiều lĩnh vực từ công nghệ, cho đến y học, sức khoẻ, du lịch, fintech, vận tải logictics,... Đối với nhà kinh doanh, việc nắm bắt xu hướng và đón đầu những xu hướng phát triển kinh doanh của thế giới là một trong những yếu tố rất quan trọng để đi tới thành công. Với xu hướng phát triển của công nghệ có thể thay đổi toàn bộ mọi ngóc ngách và các ngành công nghiệp chỉ sau một đêm, việc không chuẩn bị có thể mang lại thất bại cho bất kỳ công ty nào. Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển trong một thị trường đầy tính cạnh tranh, 6 doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ này đã không ngừng học hỏi, thử nghiệm và trau dồi kĩ năng kinh doanh cho chính mình.Trong một nhóm quản lý sẽ có một người luôn đưa ra các chiến lược dài hạn, trong đó bao gồm cả việc phát triển sang những thị trường tiềm năng, kết nối với các đối tác địa phương và tìm kiếm phương hướng hợp tác. Người còn lại đóng vai trò đưa ra các kế hoạch ngắn hạn, các mục tiêu phải đạt được để doanh nghiệp có thể tồn tại.
Theo thống kê sơ bộ của Bộ ngoại giao, Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện có hơn 5,3 triệu người, đang sinh sống và làm việc ở tại quốc gia. Đáng chú ý, có khoảng 50 Hội trí thức và mạng lưới trí thức người Việt đã thành lập tại các nước, với hơn 500.000 chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đang làm việc ở các viện nghiên cứu, trường đại học, công ty kỹ thuật và công nghệ cao tại các nước và nhiều tổ chức quốc tế trong hầu hết các ngành và lĩnh vực mũi nhọn. Nhiều bạn trẻ trong cộng đồng, là thế hệ người Việt thứ 2, thứ 3, các du học sinh Việt Nam, đã bước đầu thành đạt trong kinh doanh, thành công tại các trung tâm khởi nghiệp lớn của thế giới. Những cái tên như Got it của doanh nhân Hùng Trần, Elsa của CEO Văn Đinh Hồng Vũ… đã không chỉ thành công trong việc biến ý tưởng trở thành sản phẩm kinh doanh có giá trị, mà còn là những gương mặt tiêu biểu và có sức ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng khởi nghiệp VN cả trong và ngoài nước.
Khởi nghiệp xã hội được xem là một mô hình khởi nghiệp đặc biệt, vừa giúp các bạn trẻ xây dựng ước mơ làm giàu, đồng thời tạo ra những giá trị tốt đẹp, cải thiện đời sống cộng đồng xã hội..
Người Việt Nam ở nước ngoài không những là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, mà còn là một trong những nguồn lực quan trọng để xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nhất là hệ sinh thái khởi nghiệp. Với tấm lòng hướng về quê hương, nhiều kiều bào đã trở về góp sức xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.
Năm 2014, vườn ươm BestB được ra đời từ ý tưởng của anh Phạm Anh Cường – một nhà khởi nghiệp đầy nhiệt huyết. Đến nay, vườn ươm BestB đã có nhiều hoạt động nhằm kết nối các startup với các nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư, chuyên gia, khách hàng, kênh phân phối và kết nối các startup với nhau. Những hoạt động thiết thực của BestB đang ngày càng chắp cánh cho những dự án khởi nghiệp, các công ty khởi nghiệp Việt Nam đi xa.
Có đến 80% các khoản đầu tư lớn nhất cho các dự án khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam đều đến từ các nhà đầu tư quốc tế. Đó là đánh giá của Văn phòng Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Đề án 844). Đặc biệt, trong tổng khoản đầu tư đó, khoản đầu tư của các Quỹ đầu tư mạo hiểm là vô cùng quan trọng.
Khi câu chuyện về biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm lớn của thế giới thì khởi nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường hay còn gọi là khởi nghiệp xanh là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều nước hiện nay. Khởi nghiệp xanh cũng là xu hướng khởi nghiệp hiện đang rất được người trẻ Việt quan tâm. Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều những ý tưởng khởi nghiệp xanh được nhân rộng trong cộng đồng người trẻ. Bên cạnh những mô hình nông nghiệp sạch thì trong các lĩnh vực khác cũng xuất hiện những ý tưởng độc đáo như Shoe X sáng tạo ra những đôi giày từ chất liệu bã cà phê, hay ống hút cỏ bàng, ống hút giấy…
Làn sóng du học sinh trở về Việt Nam khởi nghiệp Theo thống kê của Cục hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, hiện Việt Nam có khoảng 190 nghìn du học sinh đang học tập, điều tra và nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các nước có nhiều du học sinh Việt Nam được biết đến như Úc với 30.000, Mỹ 29.000, Canada 21.000, Anh 12.000 và Trung Quốc 11.000… Những con số này cho thấy lượng tri thức dồi dào của du học sinh Việt Nam hiện nay đáng để kỳ vọng vào những đóng góp của họ cho sự phát triển chung của Việt Nam cũng như thế giới.
Tính đến nay, Việt Nam đã có hàng trăm nghìn doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp và những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự phát triển mạnh mẽ của những doanh nghiệp này đã đóng góp không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là ưu tiên trong chiến lược phát triển giữa các quốc gia
Theo các chuyên gia, nguồn vốn đầu tư được xác định là 1 trong 4 trụ cột chính của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Những năm gần đây, vốn đầu tư khởi nghiệp tăng nhanh, ấn tượng nhất là con số 1,35 tỷ USD vốn đầu tư vào start-up tại Việt Nam chỉ trong năm 2021. Việt Nam hiện có trên 200 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động và đầu tư khởi nghiệp, trong đó phần lớn đến từ nước ngoài. Tiềm năng phát triển của các start-up, sự hỗ trợ từ các yếu tố vĩ mô và định giá hấp dẫn giúp Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư. Do đó, các chuyên gia nhận định, trong thời gian tới sẽ ngày càng nhiều quỹ đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường.
Khởi nghiệp là khởi nguồn cho sự đổi mới. Vượt lên trên các mô hình kinh doanh và tư duy truyền thống, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) là đơn vị có nhiều đột phá trong mô hình kinh doanh với sản phẩm và dịch vụ đổi mới dựa trên tài sản trí tuệ và ứng dụng công nghệ. Đặc biệt, thế giới đối mặt với khủng hoảng bởi đại dịch Covid–19, đây là cơ hội đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST khi các tổ chức phát triển tập trung tìm kiếm những giải pháp công nghệ mới giúp giải quyết các thách thức từ những nguồn lực nội tại trong nước. Quá trình hợp tác sẽ mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tiếp nhận sự hỗ trợ về tài chính, nhân lực và kinh nghiệm quản lý, vận hành doanh nghiệp.
Hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực không đơn thuần là hoạt động kinh tế mà thông qua hoạt động này, những người khởi nghiệp còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt tới bạn bè quốc tế. Đó là nhận định của anh Nguyễn Thường Quân – Chủ tịch Hội Đầu bếp Việt Nam (VICA) – Thành viên danh dự của Hiệp hội Đầu bếp thế giới. Nhận định ấy cho thấy vai trò quan trọng của những người khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
Với việc startup Việt Nam đã bắt đầu hướng tới các thị trường khu vực và thế giới thay vì chỉ phục vụ thị trường nội địa,… hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang bước vào thời điểm bước ngoặt (tipping point) để có thể tạo dấu ấn trong khu vực và trên thế giới.
Mặc dù chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19, nhưng vài năm gần đây, dòng vốn ngoại đổ vào các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn ghi nhận khá tích cực. Điểm chung ở các Doanh nghiệp gọi vốn triệu USD thành công đều là những Startup công nghệ.
Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tới toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của nền kinh tế, tuy nhiên trong khó khăn, vẫn có nhiều dự án khởi nghiệp thành công, hợp xu thế, thể hiện sự sáng tạo, “cái khó ló cái khôn” của startup Việt, góp phần vào công cuộc phòng chống dịch bệnh.
Chỉ trong vòng 5 năm, kể tử năm 2017, Việt Nam trở thành quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển thứ 3 của 15 nước trong khu vực ASEAN. Các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo động lực phát triển trong nhiều năm qua vẫn luôn là những nhà tiên phong trong việc phát triển những giải pháp khoa học, công nghệ, mô hình kinh doanh giúp giải quyết các vấn đề về phát triển bền vững và các vấn đề Xã hội.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 luôn đặt ra cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt thời điểm này là những thách thức mới nhưng để tồn tại, duy trì và phát triển trong thời đại công nghệ thay đổi không ngừng thì các doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải có sự thay đổi về nhận thức và tư duy. Nếu chậm chân trong cuộc đua chuyển đổi số, họ có thể nhanh chóng bị đào thải, nhường chỗ cho những cá thể linh hoạt và nhạy bén hơn.
Sự ra đời và phát triển của các Vườn ươm khởi nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo ra động lực, làn gió khởi nghiệp mạnh mẽ trong thanh niên, cộng đồng doanh nghiệp. Cùng với các hình thức trợ giúp doanh nghiệp khác, vườn ươm khởi nghiệp có vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tế nói chung và đối với việc thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.
Cùng với sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam, số lượng quỹ đầu tư cũng ngày càng tăng cao. Tính đến hết năm 2021, Việt Nam có khoảng 208 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động và đầu tư cho các startup tại Việt Nam, trong số đó có gần 40 quỹ đầu tư nội địa. Đầu tư vào start-up trong giai đoạn đầu, luôn là sự quan tâm của các quỹ đầu tư.
Để có thể khởi nghiệp thành công, đặc biệt trong những lĩnh vực công nghệ, các startup rất cần những hỗ trợ về mặt tài chính, kĩ thuật, tư vấn, cố vấn…. Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, các vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp…thì các tập đoàn quốc tế cũng đang có những hoạt động tích cực hỗ trợ cho cộng đồng khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam.
Khởi nghiệp sáng tạo tiếp tục là xu thế của Việt Nam cũng như thế giới trong những năm gần đây. Tuy nhiên, số lượng bùng nổ cũng khiến cho những dự án mới rất khó khăn trong việc tìm lĩnh vực để khởi nghiệp. Đặc biệt, covid19 và những hậu quả để lại của cuộc khủng hoảng này dự kiến còn sẽ tiếp tục kéo dài. Trong bối cảnh đó, khởi nghiệp với thị trường ngách được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn để khởi nghiệp.
Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt kinh tế, xã hội của Việt Nam. Trong đó có cộng đồng startup.
Khó khăn về vốn là một trong những hố tử thần khiến startup dễ sụt lún, nhất là ở giai đoạn khởi đầu. Gọi vốn là một vấn đề hết sức quan trọng mà các startup phải đặt ra khi bắt tay vào triển khai dự án. Không có vốn thì ý tưởng đằng trời cũng chỉ nằm trên giấy, sản phẩm có xuất sắc mấy cũng không thể sản xuất được, nói chi đến đưa ra thị trường. Vì thế, gọi vốn là câu chuyện trọng tâm của người khởi nghiệp. Vượt qua những khó khăn và tác động tiêu cực do COVID-19 mang lại, nhiều công ty khởi nghiệp (startup) của Việt Nam vẫn thành công khi huy động được hàng triệu USD trong năm 2021.
Hiển thị 24 trên tổng số 218 bản ghi