13/09/2018
'Startup vận hành ổn định chưa chắc được đầu tư'Một số nhà đầu tư không xuống tiền với dự án hoạt động trơn tru mà bị thu hút bởi startup có nhiều thất bại nhưng tiến triển từng ngày.Tại sự kiện "Toàn cảnh bức tranh huy động vốn" trong khuôn khổ chương trình bình chọn Startup Việt 2018 do VnExpress tổ chức vừa diễn ra tại TP HCM, ông Phạm Duy Hiếu - Tổng giám đốc Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation) chia sẻ một câu chuyện đầu tư thú vị.
Có một nhóm khởi nghiệp đình đám đến gặp một nhà đầu tư thiên thần và nói hãy đầu tư cho startup của của họ vì dự án đang chạy rất tốt. Khi nhà đầu tư hỏi các đồng sáng lập rằng công ty kinh doanh như thế nào, có từng cãi nhau lần nào hay không, họ nói mọi người rất đoàn kết và nhờ đó startup mới phát triển như thế. Nhà đầu tư ấy đã trả lời: “Nếu thế thì các bạn không cần sự đầu tư của tôi. Các bạn hãy về và tự trưởng thành, không cần phải chia sẻ cổ phần với tôi”.
Hai năm sau, startup đó đứng trên bờ vực sống chết bởi khi có một chút thành công thì các nhà sáng lập bước vào cảnh tranh giành lợi ích, quyền lợi, cuối cùng chỉ còn lại hai người. Lúc này, họ đến gặp nhà đầu tư thiên thần và nói rằng: “Anh ơi hãy cứu tụi em". Nhà đầu tư trả lời: “Đây là lúc anh xuống tiền” và đưa 200.000 USD cho họ.
Ba năm sau, startup ấy bùng nổ và bán 30% cổ phần cho đối tác nước ngoài. Khoản tiền của nhà đầu tư thiên thần cũng tăng mấy chục lần giá trị. Khi được hỏi vì sao không xuống tiền ngay từ đầu mà là lúc sau, ông nói rằng, đến lần thứ hai thì startup đó đã có một bài học. Sự khôn ngoan của nhà đầu tư thiên thần nằm ở chỗ ông đầu tư vào lúc các nhà sáng lập dự án đã có nhiều trải nghiệm chứ không phải lúc chưa có kinh nghiệm hay bài học nào.
Ông Hiếu cho rằng câu chuyện này có thể hình dung đến một đội bóng thi đấu 45 phút hiệp một, 15 phút nghỉ giữa hiệp và 45 phút hiệp hai. Trong toàn bộ quá trình đó, giữa hiệp là thời điểm đội bóng tiến bộ nhất vì lúc đó họ nhìn lại 45 phút hiệp một trôi qua đối thủ di chuyển như thế nào, từng cầu thủ đã làm tốt hay chưa tốt việc gì và họ rút ra được bài họ nào. Khi đã có bài học, đó là lúc đội tuyển tiến bộ nhất. Trận đấu ấy chưa chắc thắng hay thua nhưng điều chắc chắn là đội tuyển đã có bài học.
Tương tự trong kêu gọi vốn, để gặp được nhà đầu tư, đội ngũ thực hiện phải chứng minh hoặc thuyết phục họ rằng mình luôn luôn có sự tiến triển. Nhà đầu tư không xuống tiền vào các dự án không có sự đi lên bởi startup đòi hỏi phải mở rộng và điều này bắt buộc phải có khả năng nào đó.
"Bạn có thể bắt đầu với một nhóm ít hay nhiều người nhưng đến lúc nào đó công ty sẽ bùng nổ và nếu không có khả năng tiến triển thì người ta sẽ không đặt niềm tin vào bạn nữa. Vì vậy bài học là vô cùng quan trọng và startup khi đi gọi vốn phải chứng minh mình luôn luôn học hỏi - một yếu tố mang tính quyết định", ông nói.
Theo Tổng giám đốc Startup Vietnam Foundation, khả năng học hỏi và bài học ấy đến từ phản hồi và góp ý của những người xung quanh. Tuy nhiên, tâm lý chung của mọi người là mỗi khi ai đó góp ý làm tốt thì vui nhưng khi nghe mặt chưa tốt thì lại tổn thương mà không thấy được đó chính là cơ hội. Nếu chuyển hóa được điều mình làm chưa tốt thì lúc đó startup đã có bài học - điều này đòi hỏi phải có sự lắng nghe và đón nhận góp ý, đặc biệt là những điều mình chưa làm tốt.
Ông Hiếu lấy ví dụ về bản thân từng làm tài chính ngân hàng rồi sau đó bước vào nghề dạy học. Lần đầu tiên lên sân khấu, ông rất sợ nên nhờ trợ lý ghi lại những điều mình làm chưa tốt, còn điều tốt thì không cần viết ra. Khi bước xuống xem lại, ông thấy mấy trang giấy không kể hết. Sau đó, người đàn ông này cố gắng thay đổi, mỗi ngày sửa một ít. Một năm sau, đến ngày kết thúc một lớp học và bước đến chỗ trợ lý, người này đã đưa cho ông một tờ giấy trắng.
Theo ông, sự tiến triền của startup phụ thuộc vào số bài học mà họ có. Tương tự với một đội bóng, người ta chỉ giỏi hơn từ những bài học đến từ các thất bại. Những điều làm tốt cũng mang đến bài học nhưng mang tính động lực nhiều hơn. Đây là yếu tố cần thiết để thúc đẩy hành động nhưng cần chỉnh sửa những điều chưa tốt thì động lực ấy mới chuyển thành kết quả cuối cùng.
Một startup trong quá trình ra đời và phát triển luôn luôn đi lên. Tốc độ đi lên ấy quyết định bằng các bài học. Lời khuyên của CEO dành cho các startup khi gọi vốn là quan tâm đến những bài học mình có được. Có cơ hội làm việc với nhiều startup tại Startup Vietnam Foundation, cứ mỗi 1-2 tháng ông lại gặp họ để trao đổi. Câu hỏi ông Hiếu thường đặt ra là bạn đã làm tốt, không tốt điều gì và bài học của bạn là gì. Nếu startup đó không thể trả lời, ông yêu cầu họ phải suy nghĩ, xem lại lịch sử để rút ra bài học. Nếu đã có bài học, ông sẽ hỏi bạn ứng dụng bài học đó trong tháng kế tiếp như thế nào.
Khi gặp nhà đầu tư và cho họ xem những tiến triển, sự tiến bộ của mình thì startup đang nắm trong tay cơ hội thuyết phục họ. Ông Hiếu cho rằng không có startup tuyệt vời nào mà không huy động được vốn. "Việc bạn gặp được rất nhiều nhà đầu tư mà không huy động được vốn có nghĩa bạn chưa đủ tuyệt vời, mà điều đó phụ thuộc vào sự tiến triển và học hỏi của bạn".
Theo VnExpress
Một số nhà đầu tư không xuống tiền với dự án hoạt động trơn tru mà bị thu hút bởi startup có nhiều thất bại nhưng tiến triển từng ngày.
Tại sự kiện "Toàn cảnh bức tranh huy động vốn" trong khuôn khổ chương trình bình chọn Startup Việt 2018 do VnExpress tổ chức vừa diễn ra tại TP HCM, ông Phạm Duy Hiếu - Tổng giám đốc Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation) chia sẻ một câu chuyện đầu tư thú vị.
Có một nhóm khởi nghiệp đình đám đến gặp một nhà đầu tư thiên thần và nói hãy đầu tư cho startup của của họ vì dự án đang chạy rất tốt. Khi nhà đầu tư hỏi các đồng sáng lập rằng công ty kinh doanh như thế nào, có từng cãi nhau lần nào hay không, họ nói mọi người rất đoàn kết và nhờ đó startup mới phát triển như thế. Nhà đầu tư ấy đã trả lời: “Nếu thế thì các bạn không cần sự đầu tư của tôi. Các bạn hãy về và tự trưởng thành, không cần phải chia sẻ cổ phần với tôi”.
Hai năm sau, startup đó đứng trên bờ vực sống chết bởi khi có một chút thành công thì các nhà sáng lập bước vào cảnh tranh giành lợi ích, quyền lợi, cuối cùng chỉ còn lại hai người. Lúc này, họ đến gặp nhà đầu tư thiên thần và nói rằng: “Anh ơi hãy cứu tụi em". Nhà đầu tư trả lời: “Đây là lúc anh xuống tiền” và đưa 200.000 USD cho họ.
Ba năm sau, startup ấy bùng nổ và bán 30% cổ phần cho đối tác nước ngoài. Khoản tiền của nhà đầu tư thiên thần cũng tăng mấy chục lần giá trị. Khi được hỏi vì sao không xuống tiền ngay từ đầu mà là lúc sau, ông nói rằng, đến lần thứ hai thì startup đó đã có một bài học. Sự khôn ngoan của nhà đầu tư thiên thần nằm ở chỗ ông đầu tư vào lúc các nhà sáng lập dự án đã có nhiều trải nghiệm chứ không phải lúc chưa có kinh nghiệm hay bài học nào.
Ông Hiếu cho rằng câu chuyện này có thể hình dung đến một đội bóng thi đấu 45 phút hiệp một, 15 phút nghỉ giữa hiệp và 45 phút hiệp hai. Trong toàn bộ quá trình đó, giữa hiệp là thời điểm đội bóng tiến bộ nhất vì lúc đó họ nhìn lại 45 phút hiệp một trôi qua đối thủ di chuyển như thế nào, từng cầu thủ đã làm tốt hay chưa tốt việc gì và họ rút ra được bài họ nào. Khi đã có bài học, đó là lúc đội tuyển tiến bộ nhất. Trận đấu ấy chưa chắc thắng hay thua nhưng điều chắc chắn là đội tuyển đã có bài học.
Tương tự trong kêu gọi vốn, để gặp được nhà đầu tư, đội ngũ thực hiện phải chứng minh hoặc thuyết phục họ rằng mình luôn luôn có sự tiến triển. Nhà đầu tư không xuống tiền vào các dự án không có sự đi lên bởi startup đòi hỏi phải mở rộng và điều này bắt buộc phải có khả năng nào đó.
"Bạn có thể bắt đầu với một nhóm ít hay nhiều người nhưng đến lúc nào đó công ty sẽ bùng nổ và nếu không có khả năng tiến triển thì người ta sẽ không đặt niềm tin vào bạn nữa. Vì vậy bài học là vô cùng quan trọng và startup khi đi gọi vốn phải chứng minh mình luôn luôn học hỏi - một yếu tố mang tính quyết định", ông nói.
Theo Tổng giám đốc Startup Vietnam Foundation, khả năng học hỏi và bài học ấy đến từ phản hồi và góp ý của những người xung quanh. Tuy nhiên, tâm lý chung của mọi người là mỗi khi ai đó góp ý làm tốt thì vui nhưng khi nghe mặt chưa tốt thì lại tổn thương mà không thấy được đó chính là cơ hội. Nếu chuyển hóa được điều mình làm chưa tốt thì lúc đó startup đã có bài học - điều này đòi hỏi phải có sự lắng nghe và đón nhận góp ý, đặc biệt là những điều mình chưa làm tốt.
Ông Hiếu lấy ví dụ về bản thân từng làm tài chính ngân hàng rồi sau đó bước vào nghề dạy học. Lần đầu tiên lên sân khấu, ông rất sợ nên nhờ trợ lý ghi lại những điều mình làm chưa tốt, còn điều tốt thì không cần viết ra. Khi bước xuống xem lại, ông thấy mấy trang giấy không kể hết. Sau đó, người đàn ông này cố gắng thay đổi, mỗi ngày sửa một ít. Một năm sau, đến ngày kết thúc một lớp học và bước đến chỗ trợ lý, người này đã đưa cho ông một tờ giấy trắng.
Theo ông, sự tiến triền của startup phụ thuộc vào số bài học mà họ có. Tương tự với một đội bóng, người ta chỉ giỏi hơn từ những bài học đến từ các thất bại. Những điều làm tốt cũng mang đến bài học nhưng mang tính động lực nhiều hơn. Đây là yếu tố cần thiết để thúc đẩy hành động nhưng cần chỉnh sửa những điều chưa tốt thì động lực ấy mới chuyển thành kết quả cuối cùng.
Một startup trong quá trình ra đời và phát triển luôn luôn đi lên. Tốc độ đi lên ấy quyết định bằng các bài học. Lời khuyên của CEO dành cho các startup khi gọi vốn là quan tâm đến những bài học mình có được. Có cơ hội làm việc với nhiều startup tại Startup Vietnam Foundation, cứ mỗi 1-2 tháng ông lại gặp họ để trao đổi. Câu hỏi ông Hiếu thường đặt ra là bạn đã làm tốt, không tốt điều gì và bài học của bạn là gì. Nếu startup đó không thể trả lời, ông yêu cầu họ phải suy nghĩ, xem lại lịch sử để rút ra bài học. Nếu đã có bài học, ông sẽ hỏi bạn ứng dụng bài học đó trong tháng kế tiếp như thế nào.
Khi gặp nhà đầu tư và cho họ xem những tiến triển, sự tiến bộ của mình thì startup đang nắm trong tay cơ hội thuyết phục họ. Ông Hiếu cho rằng không có startup tuyệt vời nào mà không huy động được vốn. "Việc bạn gặp được rất nhiều nhà đầu tư mà không huy động được vốn có nghĩa bạn chưa đủ tuyệt vời, mà điều đó phụ thuộc vào sự tiến triển và học hỏi của bạn".
Theo VnExpress