17/09/2018
Giấc mơ làm nệm của đôi bạn Việt kiềuTrang Đặng và Vinh Nguyễn quyết định khởi nghiệp tại Việt Nam với các sản phẩm phục vụ cho giấc ngủ, khởi đầu là nệm.Vừa nhận cuộc điện thoại, Trang cảm giác muốn bỏ hết công việc đang dang dở để chạy tới xưởng xem chiếc nệm thành phẩm. Đã 8 tháng trôi qua kể từ ngày cô và người bạn Đắc Vinh mày mò nghiên cứu, thử đi thử lại hàng chục lần. Cuối cùng, họ đã làm được chiếc nệm chất liệu memory foam ba lớp với độ nâng đỡ và êm ái như mong muốn.
Đã có lúc cả hai tưởng như hành trình dài vô tận, từ tìm kiếm nguyên liệu đến đối tác đều gặp khó khăn, song họ lại quyết tâm làm sản phẩm “made in Việt Nam” với tất cả công đoạn đều thực hiện ở nơi mình sinh ra. Xa quê hương nhiều năm nhưng Trang và Vinh đều mang lòng tự tôn dân tộc cao. Họ chọn Việt Nam là nơi xây dựng và phát triển sự nghiệp riêng của một startup, khởi đầu với Ru9.
Khởi nghiệp từ nơi bắt đầu
Trang sinh ở Hà Nội nhưng 5 tuổi đã theo bố mẹ sang Nga định cư. Kỷ niệm về Việt Nam không nhiều nhưng cũng rõ ràng qua những chuyến về thăm ông bà. Mẹ bắt cô phải học tiếng Việt mỗi ngày, sau những giờ nói toàn tiếng Nga trên lớp. Vốn tiếng mẹ đẻ vì thế mà nguyên vẹn, người lần đầu tiếp xúc có thể nghĩ Trang là gái Hà Nội gốc, phát âm tròn vành rõ chữ và đúng chuẩn miền Bắc.
18 tuổi, Trang sang Australia du học ngành Tài chính - Marketing. Khoảng thời gian đại học, mỗi mùa hè cô chọn thực tập một chuyên ngành để tích lũy kinh nghiệm. Năm 2013, lần đầu cô gái sinh năm 1992 đặt chân đến Sài Gòn, mảnh đất được biết đến là trung tâm kinh tế của Việt Nam. Đã quen với cuộc sống liên tục thay đổi môi trường, Trang nhanh chóng hòa nhập với mảnh đất phương Nam. Chuyến đi đã giúp cô đưa ra lựa chọn cho tương lai: lập nghiệp ở TP HCM.
“Từ lúc ngồi trên ghế nhà trường tôi đã luôn thấy môi trường ở châu Á rất năng động so với sự bão hòa ở những vùng đất khác. Vậy tại sao lại không bắt đầu ở Việt Nam - nơi tôi sinh ra nhưng vốn dĩ còn rất mới mẻ và lạ lẫm”. Trước sự phản đối của bố mẹ, Trang vẫn quyết tâm với ngã rẽ của mình.
Mùa xuân năm 2014, cô chính thức dọn hẳn về Việt Nam và gia nhập một công ty truyền thông ở Sài Gòn. Cuộc sống mới hấp dẫn Trang với những món ăn ngon, môi trường làm việc năng động. Cho đến năm ngoái sau khi tham gia giải marathon, cô gái trẻ bị chấn thương đĩa đệm và cần mua một tấm nệm có độ êm theo khuyến cáo của bác sĩ. Tuy nhiên, khi lùng mua thì cô thấy trên thị trường đa số là nệm lò xo, nệm cao su với mức giá khá đắt đỏ - tương đương hoặc thậm chí cao hơn tại các nước phát triển như Mỹ, Australia mà cô từng trải nghiệm. Một ý nghĩ lóe qua trong đầu: Tại sao không thử làm một chiếc nệm chất liệu memory foam để cho ra độ mềm êm ái mà mình mong muốn?
Trang cũng nhận thấy nệm từ chất liệu foam hiệu suất cao chưa được phổ biến tại Việt Nam. "Chỉ một số ít người dùng được tiếp xúc với chất liệu này qua những hãng nệm nhập từ nước ngoài có giá trung bình 60-100 triệu đồng".
Cùng thời điểm, qua giải chạy, cô quen biết Vinh Nguyễn, chàng trai gốc Quảng Ngãi đã sống ở Mỹ 10 năm và mới về Việt Nam chưa đầy một năm. Lúc này, Vinh đang làm việc trong một công ty công nghệ sau nhiều năm theo đuổi lĩnh vực ngân hàng. Có tấm bằng cử nhân kinh tế tại Mỹ, Vinh luôn nung nấu suy nghĩ trở về quê hương nhưng chờ đợi khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm mới thực hiện. Trong dịp công ty cần người đến làm việc ở Việt Nam, anh nhận thấy thời điểm đã chín muồi.
“Tôi thấy cơ hội ở Mỹ và Việt Nam đều như nhau, đặc biệt là trong thời điểm này”, anh nhận định. Tất nhiên, việc thích nghi lại với cuộc sống tại quê hương không dễ dàng với một người đã đi xa 10 năm. Đến bây giờ, Vinh vẫn hằng ngày tích lũy vốn sống để hòa hợp với môi trường. Nhưng nhờ một ý tưởng đồng điệu khi nói chuyện với Trang, anh đã mở ra một bước ngoặt mới cho sự nghiệp: gia nhập cộng đồng khởi nghiệp đang bùng nổ tại Việt Nam.
Giấc mơ về chiếc nệm chuẩn quốc tế “made in Vietnam”
Trang và Vinh nhanh chóng tìm được tiếng nói chung khi thảo luận về giải quyết những chủ đề hiện có trên thị trường nệm như công nghệ, giá cả và dịch vụ. Ban ngày, cả hai bận rộn với công việc toàn thời gian tại công ty, sau giờ làm lại vùi mình trong những phác thảo về phát triển sản phẩm.
“Lúc đó chúng tôi không nghĩ nhiều về thị trường và đối thủ tiềm năng, chỉ đơn giản là muốn tạo ra sản phẩm chất lượng mà mình cần”, Vinh nhớ lại. Không suy nghĩ nhiều nhưng chỉ sau vài tháng, chi phí bỏ ra đã gấp 3 lần vốn tự thân dự trù ban đầu của họ. Cả hai chưa bao giờ nghĩ làm một chiếc nệm lại khó như vậy vì chất liệu, quy trình sản xuất với memory foam còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Mỗi một phần của tấm nệm ba lớp đều trải qua quá trình dày công đi tham khảo chuyên gia ngoại quốc, bay sang những nước có khả năng sản xuất tốt để học hỏi và mang quy trình về thuyết phục đối tác trong nước. Họ hoàn toàn có thể lựa chọn một nước phát triển về sản xuất như để đơn giản hơn. Tuy nhiên, mục tiêu của cả hai là sản phẩm phải được sản xuất ở Việt Nam và tạo ra được việc làm cho người Việt.
Sau 8 tháng, họ cho ra được 7 mẫu nệm ưng ý nhất và mang đến nhà người thân, bạn bè nhờ trải nghiệm và cho ý kiến. Thử mẫu là nhiều dạng gia đình như người độc thân, hai vợ chồng, có trẻ em, có người lớn tuổi... Mỗi nhà sẽ lần lượt thử các mẫu nệm, cứ 10 ngày đến 2 tuần lại thay chiếc mới. Sau khoảng gần 5 tháng, dựa trên những đánh giá, Trang và Vinh chọn ra chiếc nệm có độ phù hợp nhất để chính thức hoàn thành khâu đầu tiên của hành trình khởi nghiệp: hoàn thành một sản phẩm với chất lượng ưng ý.
Để mang lại sản phẩm nệm foam chất lượng cao với giá thành hợp lý cho người tiêu dùng Việt Nam, Ru9 xây dựng mô hình kinh doanh từ nhà máy trực tiếp tới người tiêu dùng - cắt phần lớn chi phí trung gian và vận chuyển nhờ công nghệ đóng thùng hiện đại.
Theo Trang, những startup làm sản phẩm vô hình có thể sẽ rất dễ nản chí vì chưa thể đo lường về lợi ích, còn với sản phẩm hữu hình thì có thể cảm nhận và biết được hiệu quả ngay trong quá trình thực hiện. “Mỗi một bước lại thấy sản phẩm tốt hơn thì dần dần mình sẽ tin tưởng là nó mang lại lợi ích thật sự, nhờ đó mà tôi có động lực trong những lúc nản chí. Nếu làm công nghệ, đôi khi phải làm xong rồi bạn mới biết có dự án thật sự có giá trị hay không”.
Đến lúc này, Trang và Vinh mới tự tin thành lập công ty và chính thức bán sản phẩm vào tháng 3. Một tháng sau, Trang xin nghỉ việc để dành toàn thời gian xây dựng bộ máy, đặc biệt là chăm sóc khách hàng. Theo cô, nệm là sản phẩm cốt lõi của giấc ngủ và vì vậy chất lượng của nệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ của mọi người. Cô rất quan tâm liệu khách hàng đang gặp vấn đề gì với nệm để có thể mang đến những trải nghiệm giấc ngủ tốt nhất cho họ. Cũng chính vì vậy mà Ru9 có chính sách cho ngủ thử 100 ngày không tính phí. Trang lý giải, nệm là sản phẩm mang tính trải nghiệm cá nhân và cách tốt nhất để biết liệu có phù hợp hay không là ngủ thử trên chiếc nệm đó ở trong môi trường ngủ tự nhiên của người sử dụng - đó là ở chính ngôi nhà của họ.
“Nệm là sản phẩm đắt tiền và sử dụng lâu năm, nếu vì không phù hợp mà vứt hay cho đi thì rất phí. Bạn không thể biết một chiếc nệm có phù hợp với mình hay không ngoại trừ việc ngủ thử. Khách hàng hoàn toàn có thể trả lại nếu cảm thấy không ưng ý và thoải mái, chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận lại sản phẩm”, Trang cho biết.
Qua quan sát, Trang và Vinh thấy vận chuyển là một trong những quan ngại lớn nhất của khách hàng. Nhiều nhà có cầu thang hẹp và cao tầng, việc đưa một tấm nệm vào trong nhà rất là khó khăn. Vì vậy, tận dụng chất liệu foam đàn hồi được nghiên cứu, Trang và Vinh sử dụng công nghệ ép cuộn để cho nệm Ru9 vào thùng nhỏ gọn kích thước chỉ bằng cái tủ lạnh mini, nhờ đó tiết kiệm chi phí và dễ dàng cho việc vận chuyển.
Nệm là sản phẩm đầu tiên mà công ty Ru9 ra mắt thị trường. Trong thời gian tới họ có kế hoạch trình làng những sản phẩm khác phục vụ cho giấc ngủ. Ảnh: Ru9.
Từ ngày khởi nghiệp, đôi bạn 9x hầu như rơi vào cảnh thiếu thời gian vì có quá nhiều việc phải làm. “Điều sốc nhất khi khởi nghiệp là mình phài tự tạo ra mọi quy trình và liên tục cải tiến nó”, Trang nói. Nhưng cũng từ đó, họ có những trải nghiệm mà trước giờ chưa từng kinh qua, những bài học có thể mất vài năm nhưng lĩnh ngộ chỉ trong vài tháng làm startup.
Một buổi sáng, hai nhà sáng lập Ru9 nhận tin nhắn từ một khách hàng người Mỹ gốc Hàn có nội dung “Đây là đêm đầu tiên tôi ngủ ngon nhất kể từ ngày chuyển tới Việt Nam”, bộ đôi 9x gần như vỡ òa. Họ vẫn không quên giây phút mang nệm vào phòng ngủ của vị khách và nhìn thấy đã có 7 chiếc nệm đặt ở đó. Hai vợ chồng nhà này đã liên tục đổi nệm nhưng mãi chưa tìm được sản phẩm ưng ý với độ êm ái mà họ mong muốn và đã có dự định đặt hàng từ nước ngoài. Họ đã dùng thử Ru9 và tự mình trở thành đại sứ thương hiệu, giới thiệu sản phẩm cho bạn bè ở khắp nơi.
Những câu chuyện nhỏ như thế trở thành động lực lớn cho Trang và Vinh, bởi điều họ quan tâm nhất là cảm nhận của khách hàng. Nhưng tấm nệm mới chỉ là khởi đầu. Họ không định vị Ru9 chuyên sản xuất nệm mà là công ty về giấc ngủ. “Chúng tôi muốn tạo ra những sản phẩm có thể giúp mọi người có giấc ngủ tốt hơn”, Trang nói và không quên bật mí vài tháng tới sẽ giới thiệu thành quả tiếp theo.
Theo VnExpress
Trang Đặng và Vinh Nguyễn quyết định khởi nghiệp tại Việt Nam với các sản phẩm phục vụ cho giấc ngủ, khởi đầu là nệm.
Vừa nhận cuộc điện thoại, Trang cảm giác muốn bỏ hết công việc đang dang dở để chạy tới xưởng xem chiếc nệm thành phẩm. Đã 8 tháng trôi qua kể từ ngày cô và người bạn Đắc Vinh mày mò nghiên cứu, thử đi thử lại hàng chục lần. Cuối cùng, họ đã làm được chiếc nệm chất liệu memory foam ba lớp với độ nâng đỡ và êm ái như mong muốn.
Đã có lúc cả hai tưởng như hành trình dài vô tận, từ tìm kiếm nguyên liệu đến đối tác đều gặp khó khăn, song họ lại quyết tâm làm sản phẩm “made in Việt Nam” với tất cả công đoạn đều thực hiện ở nơi mình sinh ra. Xa quê hương nhiều năm nhưng Trang và Vinh đều mang lòng tự tôn dân tộc cao. Họ chọn Việt Nam là nơi xây dựng và phát triển sự nghiệp riêng của một startup, khởi đầu với Ru9.
Khởi nghiệp từ nơi bắt đầu
Trang sinh ở Hà Nội nhưng 5 tuổi đã theo bố mẹ sang Nga định cư. Kỷ niệm về Việt Nam không nhiều nhưng cũng rõ ràng qua những chuyến về thăm ông bà. Mẹ bắt cô phải học tiếng Việt mỗi ngày, sau những giờ nói toàn tiếng Nga trên lớp. Vốn tiếng mẹ đẻ vì thế mà nguyên vẹn, người lần đầu tiếp xúc có thể nghĩ Trang là gái Hà Nội gốc, phát âm tròn vành rõ chữ và đúng chuẩn miền Bắc.
18 tuổi, Trang sang Australia du học ngành Tài chính - Marketing. Khoảng thời gian đại học, mỗi mùa hè cô chọn thực tập một chuyên ngành để tích lũy kinh nghiệm. Năm 2013, lần đầu cô gái sinh năm 1992 đặt chân đến Sài Gòn, mảnh đất được biết đến là trung tâm kinh tế của Việt Nam. Đã quen với cuộc sống liên tục thay đổi môi trường, Trang nhanh chóng hòa nhập với mảnh đất phương Nam. Chuyến đi đã giúp cô đưa ra lựa chọn cho tương lai: lập nghiệp ở TP HCM.
“Từ lúc ngồi trên ghế nhà trường tôi đã luôn thấy môi trường ở châu Á rất năng động so với sự bão hòa ở những vùng đất khác. Vậy tại sao lại không bắt đầu ở Việt Nam - nơi tôi sinh ra nhưng vốn dĩ còn rất mới mẻ và lạ lẫm”. Trước sự phản đối của bố mẹ, Trang vẫn quyết tâm với ngã rẽ của mình.
Mùa xuân năm 2014, cô chính thức dọn hẳn về Việt Nam và gia nhập một công ty truyền thông ở Sài Gòn. Cuộc sống mới hấp dẫn Trang với những món ăn ngon, môi trường làm việc năng động. Cho đến năm ngoái sau khi tham gia giải marathon, cô gái trẻ bị chấn thương đĩa đệm và cần mua một tấm nệm có độ êm theo khuyến cáo của bác sĩ. Tuy nhiên, khi lùng mua thì cô thấy trên thị trường đa số là nệm lò xo, nệm cao su với mức giá khá đắt đỏ - tương đương hoặc thậm chí cao hơn tại các nước phát triển như Mỹ, Australia mà cô từng trải nghiệm. Một ý nghĩ lóe qua trong đầu: Tại sao không thử làm một chiếc nệm chất liệu memory foam để cho ra độ mềm êm ái mà mình mong muốn?
Trang cũng nhận thấy nệm từ chất liệu foam hiệu suất cao chưa được phổ biến tại Việt Nam. "Chỉ một số ít người dùng được tiếp xúc với chất liệu này qua những hãng nệm nhập từ nước ngoài có giá trung bình 60-100 triệu đồng".
Cùng thời điểm, qua giải chạy, cô quen biết Vinh Nguyễn, chàng trai gốc Quảng Ngãi đã sống ở Mỹ 10 năm và mới về Việt Nam chưa đầy một năm. Lúc này, Vinh đang làm việc trong một công ty công nghệ sau nhiều năm theo đuổi lĩnh vực ngân hàng. Có tấm bằng cử nhân kinh tế tại Mỹ, Vinh luôn nung nấu suy nghĩ trở về quê hương nhưng chờ đợi khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm mới thực hiện. Trong dịp công ty cần người đến làm việc ở Việt Nam, anh nhận thấy thời điểm đã chín muồi.
“Tôi thấy cơ hội ở Mỹ và Việt Nam đều như nhau, đặc biệt là trong thời điểm này”, anh nhận định. Tất nhiên, việc thích nghi lại với cuộc sống tại quê hương không dễ dàng với một người đã đi xa 10 năm. Đến bây giờ, Vinh vẫn hằng ngày tích lũy vốn sống để hòa hợp với môi trường. Nhưng nhờ một ý tưởng đồng điệu khi nói chuyện với Trang, anh đã mở ra một bước ngoặt mới cho sự nghiệp: gia nhập cộng đồng khởi nghiệp đang bùng nổ tại Việt Nam.
Giấc mơ về chiếc nệm chuẩn quốc tế “made in Vietnam”
Trang và Vinh nhanh chóng tìm được tiếng nói chung khi thảo luận về giải quyết những chủ đề hiện có trên thị trường nệm như công nghệ, giá cả và dịch vụ. Ban ngày, cả hai bận rộn với công việc toàn thời gian tại công ty, sau giờ làm lại vùi mình trong những phác thảo về phát triển sản phẩm.
“Lúc đó chúng tôi không nghĩ nhiều về thị trường và đối thủ tiềm năng, chỉ đơn giản là muốn tạo ra sản phẩm chất lượng mà mình cần”, Vinh nhớ lại. Không suy nghĩ nhiều nhưng chỉ sau vài tháng, chi phí bỏ ra đã gấp 3 lần vốn tự thân dự trù ban đầu của họ. Cả hai chưa bao giờ nghĩ làm một chiếc nệm lại khó như vậy vì chất liệu, quy trình sản xuất với memory foam còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Mỗi một phần của tấm nệm ba lớp đều trải qua quá trình dày công đi tham khảo chuyên gia ngoại quốc, bay sang những nước có khả năng sản xuất tốt để học hỏi và mang quy trình về thuyết phục đối tác trong nước. Họ hoàn toàn có thể lựa chọn một nước phát triển về sản xuất như để đơn giản hơn. Tuy nhiên, mục tiêu của cả hai là sản phẩm phải được sản xuất ở Việt Nam và tạo ra được việc làm cho người Việt.
Sau 8 tháng, họ cho ra được 7 mẫu nệm ưng ý nhất và mang đến nhà người thân, bạn bè nhờ trải nghiệm và cho ý kiến. Thử mẫu là nhiều dạng gia đình như người độc thân, hai vợ chồng, có trẻ em, có người lớn tuổi... Mỗi nhà sẽ lần lượt thử các mẫu nệm, cứ 10 ngày đến 2 tuần lại thay chiếc mới. Sau khoảng gần 5 tháng, dựa trên những đánh giá, Trang và Vinh chọn ra chiếc nệm có độ phù hợp nhất để chính thức hoàn thành khâu đầu tiên của hành trình khởi nghiệp: hoàn thành một sản phẩm với chất lượng ưng ý.
Để mang lại sản phẩm nệm foam chất lượng cao với giá thành hợp lý cho người tiêu dùng Việt Nam, Ru9 xây dựng mô hình kinh doanh từ nhà máy trực tiếp tới người tiêu dùng - cắt phần lớn chi phí trung gian và vận chuyển nhờ công nghệ đóng thùng hiện đại.
Theo Trang, những startup làm sản phẩm vô hình có thể sẽ rất dễ nản chí vì chưa thể đo lường về lợi ích, còn với sản phẩm hữu hình thì có thể cảm nhận và biết được hiệu quả ngay trong quá trình thực hiện. “Mỗi một bước lại thấy sản phẩm tốt hơn thì dần dần mình sẽ tin tưởng là nó mang lại lợi ích thật sự, nhờ đó mà tôi có động lực trong những lúc nản chí. Nếu làm công nghệ, đôi khi phải làm xong rồi bạn mới biết có dự án thật sự có giá trị hay không”.
Đến lúc này, Trang và Vinh mới tự tin thành lập công ty và chính thức bán sản phẩm vào tháng 3. Một tháng sau, Trang xin nghỉ việc để dành toàn thời gian xây dựng bộ máy, đặc biệt là chăm sóc khách hàng. Theo cô, nệm là sản phẩm cốt lõi của giấc ngủ và vì vậy chất lượng của nệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ của mọi người. Cô rất quan tâm liệu khách hàng đang gặp vấn đề gì với nệm để có thể mang đến những trải nghiệm giấc ngủ tốt nhất cho họ. Cũng chính vì vậy mà Ru9 có chính sách cho ngủ thử 100 ngày không tính phí. Trang lý giải, nệm là sản phẩm mang tính trải nghiệm cá nhân và cách tốt nhất để biết liệu có phù hợp hay không là ngủ thử trên chiếc nệm đó ở trong môi trường ngủ tự nhiên của người sử dụng - đó là ở chính ngôi nhà của họ.
“Nệm là sản phẩm đắt tiền và sử dụng lâu năm, nếu vì không phù hợp mà vứt hay cho đi thì rất phí. Bạn không thể biết một chiếc nệm có phù hợp với mình hay không ngoại trừ việc ngủ thử. Khách hàng hoàn toàn có thể trả lại nếu cảm thấy không ưng ý và thoải mái, chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận lại sản phẩm”, Trang cho biết.
Qua quan sát, Trang và Vinh thấy vận chuyển là một trong những quan ngại lớn nhất của khách hàng. Nhiều nhà có cầu thang hẹp và cao tầng, việc đưa một tấm nệm vào trong nhà rất là khó khăn. Vì vậy, tận dụng chất liệu foam đàn hồi được nghiên cứu, Trang và Vinh sử dụng công nghệ ép cuộn để cho nệm Ru9 vào thùng nhỏ gọn kích thước chỉ bằng cái tủ lạnh mini, nhờ đó tiết kiệm chi phí và dễ dàng cho việc vận chuyển.
|
Nệm là sản phẩm đầu tiên mà công ty Ru9 ra mắt thị trường. Trong thời gian tới họ có kế hoạch trình làng những sản phẩm khác phục vụ cho giấc ngủ. Ảnh: Ru9. |
Từ ngày khởi nghiệp, đôi bạn 9x hầu như rơi vào cảnh thiếu thời gian vì có quá nhiều việc phải làm. “Điều sốc nhất khi khởi nghiệp là mình phài tự tạo ra mọi quy trình và liên tục cải tiến nó”, Trang nói. Nhưng cũng từ đó, họ có những trải nghiệm mà trước giờ chưa từng kinh qua, những bài học có thể mất vài năm nhưng lĩnh ngộ chỉ trong vài tháng làm startup.
Một buổi sáng, hai nhà sáng lập Ru9 nhận tin nhắn từ một khách hàng người Mỹ gốc Hàn có nội dung “Đây là đêm đầu tiên tôi ngủ ngon nhất kể từ ngày chuyển tới Việt Nam”, bộ đôi 9x gần như vỡ òa. Họ vẫn không quên giây phút mang nệm vào phòng ngủ của vị khách và nhìn thấy đã có 7 chiếc nệm đặt ở đó. Hai vợ chồng nhà này đã liên tục đổi nệm nhưng mãi chưa tìm được sản phẩm ưng ý với độ êm ái mà họ mong muốn và đã có dự định đặt hàng từ nước ngoài. Họ đã dùng thử Ru9 và tự mình trở thành đại sứ thương hiệu, giới thiệu sản phẩm cho bạn bè ở khắp nơi.
Những câu chuyện nhỏ như thế trở thành động lực lớn cho Trang và Vinh, bởi điều họ quan tâm nhất là cảm nhận của khách hàng. Nhưng tấm nệm mới chỉ là khởi đầu. Họ không định vị Ru9 chuyên sản xuất nệm mà là công ty về giấc ngủ. “Chúng tôi muốn tạo ra những sản phẩm có thể giúp mọi người có giấc ngủ tốt hơn”, Trang nói và không quên bật mí vài tháng tới sẽ giới thiệu thành quả tiếp theo.
Theo VnExpress