VSV - Đề án thường mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon tại Việt Nam - nơi khởi nguồn của các Start up
07/11/2017
VSV - Đề án thường mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon tại Việt Nam - nơi khởi nguồn của các Start upSilicon Valey cũng đã gắn liền với sự giàu có của nước Mỹ, nó mang lại hàng nghìn tỷ đô la giá trị vốn hóa thị trường và sử dụng hàng trăm nghìn lao động trên toàn thế giới. Tác động của Silicon Valley tới thế giới và chính nước Mỹ là không thể phủ nhận.Nhắc đến Thung lũng Silicon chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ đến ngay thiên đường của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đó là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển hàng vạn ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là công nghệ điện tử và từ đây đã ra đời nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Apple, Google, Facebook, và vô số những Startup thành công khác. Silicon Valey cũng đã gắn liền với sự giàu có của nước Mỹ, nó mang lại hàng nghìn tỷ đô la giá trị vốn hóa thị trường và sử dụng hàng trăm nghìn lao động trên toàn thế giới. Tác động của Silicon Valley tới thế giới và chính nước Mỹ là không thể phủ nhận. Năng lực cạnh tranh Silicon Valley và báo cáo Dự án đổi mới sáng tạo tại Silicon Valley chỉ ra rằng mỗi công nghệ cao trong Hệ sinh thái Silicon Valley giúp tạo ra khoảng 5 triệu việc làm trong lĩnh vực dịch vụ, từ bác sĩ và giáo viên cho đến nhân viên nhà hàng và người làm tranh phong cảnh. Trong một số nghiên cứu về sự ảnh hưởng của những Startup này, Facebook đã công bố tạo ra 4 triệu việc làm trên toàn cầu, bao gồm nhân viên phát triển ứng dụng và nhân viên tiếp thị Facebook. Cứ như vậy, Thung lũng Silicon đã truyền cảm hứng khởi nghiệp cho toàn thế giới. Ở Châu Á, nhiều quốc gia đã xác định việc phát triển khoa học là yếu tố then chốt để xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Singapore – Thung lũng Silicon của Châu Á hay Israel - Cường quốc khởi nghiệp là những minh chứng sống động cho sức mạnh khoa học công nghệ có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền kinh tế.
Để có được những thành công như vậy, phải kể đến sự đóng góp không thể thiếu của các Quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư thiên thần. Có thể coi đây là mạch máu xuyên suốt nuôi dưỡng quá trình phát triển của các Startup. Theo thống kê của NVCA (National Venture Capital Associates), mỗi năm nước Mỹ thu hút từ 50 đến 60 tỷ đô la đầu tư mạo hiểm và Silicon Valley chiếm khoảng 50% con số này. Nguồn vốn đầu tư này ước tính khoảng 0,23% GDP nhưng đã tạo ra khoảng 21% GDP và 11% việc làm mỗi năm cho nước Mỹ. Một tỉ lệ ngoạn mục cho thấy tác động của nguồn vốn này đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ và là sự ao ước của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong quá trình hội nhập kinh tế, trào lưu “Startup” cũng được đông đảo những trí thức trẻ Việt Nam đón nhận và ngày càng lan tỏa đến mọi tầng lớp trong xã hội. Với quy mô dân số khoảng 90 triệu người, gần 40 triệu người dùng internet, một thị trường rộng lớn với nhu cầu rất cao…. đây là một trong những dấu hiệu rất tiềm năng bùng nổ startup tại Việt Nam. Và nếu đúng như vậy thì có thể coi đây là nguồn “tài nguyên” vô giá để thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở đó, Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam – Vietnam Silicon Valley (gọi tắt là VSV) đã ra đời, đây là mô hình thí điểm đầu tư mạo hiểm được Bộ Khoa học và công nghệ chính thức phê duyệt và triển khai từ năm 2013 theo Quyết định số 1383/QĐ-BKHCN dành cho giai đoạn rất sớm đối với các nhóm Startup công nghệ.
Sau 5 năm hoạt động, Đề án đã hỗ trợ cho hàng chục nhóm start up với mức vốn lên tới hàng trăm nghìn đô la. Ngoài vai trò hỗ trợ tài chính, VSV còn là cầu nối cho các start up gặp gỡ với các nhà đầu tư, các chuyên gia trong các lĩnh vực mà nhà khởi nghiệp quan tâm và cần trợ giúp. Với vai trò quan trọng này, VSV sẽ giúp tạo ra thế hệ các doanh nghiệp mới, giàu sức sáng tạo, có đủ sức mạnh tiềm lực về kinh tế và chất xám để có thể mở rộng mô hình kinh doanh của mình, đủ sức cạnh tranh với các thị trường thương mại trong nước và quốc tế.
Với mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp được các chuyên gia hỗ trợ đào tạo để nâng cấp chính sản phẩm của mình và tiếp cận với các chương trình của Tổ chức Thúc đẩy Kinh doanh (BA).
Các doanh nghiệp khởi nghiệp sau khi đã được lựa chọn để tham gia vào các chương trình của BA sẽ có sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, mô hình và chiến lược kinh doanh khả thi, đồng thời họ có đủ nguồn nhân sự có trình độ chuyên môn để triển khai và thực hiện mô hình và chiến lược đó. VC sẽ là đầu ra của BA để tiếp tục đầu tư đưa các doanh nghiệp khởi nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh. BA và VC chính là hệ thống thu hút chất xám của Đề án này. Hệ thống này bao gồm các doanh nhân thành đạt, các nhà đầu tư mạo hiểm thành công, các luật sư, các chuyên gia công nghệ… Việc triển khai thành công đề án sẽ tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, kết hợp hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư mạo hiểm của tư nhân, đặc biệt từ nước ngoài.
Những nhóm khởi nghiệp được lựa chọn
Cho đến nay VSV đã lựa chọn khoảng 40 nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp từ hàng trăm hồ sơ đăng kí. Những start up này sẽ tham gia vào VSV Bootcamp, đây là chương trình tập huấn thúc đẩy khởi nghiệp trong vòng 4 tháng của VSV. Tại đây, VSV sẽ cung cấp mức vốn mồi và cố vấn chuyên biệt cho các startup nhằm phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường và tìm kiếm cơ hội tăng trưởng, đổi lại, VSV sẽ yêu cầu một phần nhỏ cổ phần trong startup. Vào giai đoạn cuối của tháng thứ 4, mỗi startup sẽ thuyết trình về sản phẩm và doanh nghiệp của mình tại ngày hội Demo Day - do VSV tổ chức để tìm kiếm cơ hội kêu gọi thêm vốn. Sau quá trình tập huấn, các nhóm khởi nghiệp đã hoàn thiện ý tưởng và mô hình kinh doanh và có sản phẩm, thị trường sẵn sàng nhận đầu tư để mở rộng hoạt động của mình. Những start up đã được lựa chọn tham gia bao gồm: Astro Telligent, CHOMP, CSK, Olymsearch, BigTime.vn, Lozi.vn, VnPlay, VietCreative, MyMoney.vn (Cổng thông tin Tài chính cá nhân) và Loanvi.com (Hệ thống so sánh và đăng ký vay tài chính cá nhân). Các sản phẩm đã được cho ra đời và đang nhận được những thành quả đầu đầu tiên.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, có 3 cấu phần đặc biệt được chú trọng nhiều hơn cả trong hệ sinh thái:
- Startup: Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, có khả năng tăng trưởng đột biến.
- Đầu tư mạo hiểm: Nhà đầu tư Thiên thần và Quỹ đầu tư mạo hiểm.
- Thúc đẩy kinh doanh (Accelerator) Tổ chức ươm tạo doanh nghiệp kết hợp đầu tư vốn gieo mầm.
Thông qua việc thực hiện Đề án VSV trong 05 năm (2013 – 2017), cả 3 cấu phần này đã có những bước phát triển nhất định góp phần tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sôi động tại Việt Nam.
Startup đang trở thành làn sóng phát triển mạnh mẽ, theo số liệu thống kê không chính thức, Việt Nam hiện có khoảng 15.000 start-up đang hoạt động tập trung chủ yếu tại 2 trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Nhiều start-up Việt đã gây tiếng vang lớn trên thị trường quốc tế như mWork, Cốc Cốc, Prime Circa, Appota, Divmob, Colorbox, DesignBold… Nhiều start-up đã chiến thắng các cuộc thi khởi nghiệp quốc tế được tổ chức tại Việt Nam và tham gia tranh tài với các doanh nghiệp khác trên toàn thế giới như Hachi, hiSella, Younet, Umbala, Triip.me, … Tiềm năng của start-up được khẳng định rõ nét qua các thương vụ đầu tư hàng triệu đô la Mỹ vào Lozi, Momo, OnOnPay…
Đầu tư mạo hiểm: Thị trường đầu tư mạo hiểm Việt Nam hiện tại không chỉ là mảnh đất của các quỹ nước ngoài như IDG Ventures Vietnam, Cyber Agent, Mekong Capital, DFJ Vina Capital mà còn có sự tham gia tích cực của các quỹ nội địa như SeedCom, FPT Ventures, CMC Innovation Fund…
Mô hình Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh đã được chứng minh tính khả thi và mức độ hiệu quả thông qua quá trình tiên phong thử nghiệm của Vietnam Silcon Valley Accelerator. Kéo theo đó là sự ra đời của Hatch Ventures, Viettel Accelerator, Microsoft Class Expara, VIISA… Các Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh quốc tế như Lotte Accelerator, Hebronstar cũng đã chính thức tham gia thị trường Việt Nam. Không những thế, các vườn ươm doanh nghiệp thuộc nhà nước cũng đang trong quá trình nghiên cứu để chuyển dịch mô hình sang thành Tổ chức Thúc đẩy doanh nghiệp.
Sau 5 năm áp dụng đề án Thung lũng Silicon, ngành công nghệ cao Việt Nam đã và đang thu được những kết quả tốt từ những nhóm khởi nghiệp đi lên từ hai bàn tay trắng. Hy vọng, trong thời gian tới, đề án sẽ tiếp tục mở rộng với những khoản đầu tư lớn hơn để đưa Việt Nam lên tầm cao mới trên trường quốc tế.
Silicon Valey cũng đã gắn liền với sự giàu có của nước Mỹ, nó mang lại hàng nghìn tỷ đô la giá trị vốn hóa thị trường và sử dụng hàng trăm nghìn lao động trên toàn thế giới. Tác động của Silicon Valley tới thế giới và chính nước Mỹ là không thể phủ nhận.
Nhắc đến Thung lũng Silicon chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ đến ngay thiên đường của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đó là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển hàng vạn ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là công nghệ điện tử và từ đây đã ra đời nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Apple, Google, Facebook, và vô số những Startup thành công khác. Silicon Valey cũng đã gắn liền với sự giàu có của nước Mỹ, nó mang lại hàng nghìn tỷ đô la giá trị vốn hóa thị trường và sử dụng hàng trăm nghìn lao động trên toàn thế giới. Tác động của Silicon Valley tới thế giới và chính nước Mỹ là không thể phủ nhận. Năng lực cạnh tranh Silicon Valley và báo cáo Dự án đổi mới sáng tạo tại Silicon Valley chỉ ra rằng mỗi công nghệ cao trong Hệ sinh thái Silicon Valley giúp tạo ra khoảng 5 triệu việc làm trong lĩnh vực dịch vụ, từ bác sĩ và giáo viên cho đến nhân viên nhà hàng và người làm tranh phong cảnh. Trong một số nghiên cứu về sự ảnh hưởng của những Startup này, Facebook đã công bố tạo ra 4 triệu việc làm trên toàn cầu, bao gồm nhân viên phát triển ứng dụng và nhân viên tiếp thị Facebook. Cứ như vậy, Thung lũng Silicon đã truyền cảm hứng khởi nghiệp cho toàn thế giới. Ở Châu Á, nhiều quốc gia đã xác định việc phát triển khoa học là yếu tố then chốt để xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Singapore – Thung lũng Silicon của Châu Á hay Israel - Cường quốc khởi nghiệp là những minh chứng sống động cho sức mạnh khoa học công nghệ có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền kinh tế.
Để có được những thành công như vậy, phải kể đến sự đóng góp không thể thiếu của các Quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư thiên thần. Có thể coi đây là mạch máu xuyên suốt nuôi dưỡng quá trình phát triển của các Startup. Theo thống kê của NVCA (National Venture Capital Associates), mỗi năm nước Mỹ thu hút từ 50 đến 60 tỷ đô la đầu tư mạo hiểm và Silicon Valley chiếm khoảng 50% con số này. Nguồn vốn đầu tư này ước tính khoảng 0,23% GDP nhưng đã tạo ra khoảng 21% GDP và 11% việc làm mỗi năm cho nước Mỹ. Một tỉ lệ ngoạn mục cho thấy tác động của nguồn vốn này đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ và là sự ao ước của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong quá trình hội nhập kinh tế, trào lưu “Startup” cũng được đông đảo những trí thức trẻ Việt Nam đón nhận và ngày càng lan tỏa đến mọi tầng lớp trong xã hội. Với quy mô dân số khoảng 90 triệu người, gần 40 triệu người dùng internet, một thị trường rộng lớn với nhu cầu rất cao…. đây là một trong những dấu hiệu rất tiềm năng bùng nổ startup tại Việt Nam. Và nếu đúng như vậy thì có thể coi đây là nguồn “tài nguyên” vô giá để thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở đó, Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam – Vietnam Silicon Valley (gọi tắt là VSV) đã ra đời, đây là mô hình thí điểm đầu tư mạo hiểm được Bộ Khoa học và công nghệ chính thức phê duyệt và triển khai từ năm 2013 theo Quyết định số 1383/QĐ-BKHCN dành cho giai đoạn rất sớm đối với các nhóm Startup công nghệ.
Sau 5 năm hoạt động, Đề án đã hỗ trợ cho hàng chục nhóm start up với mức vốn lên tới hàng trăm nghìn đô la. Ngoài vai trò hỗ trợ tài chính, VSV còn là cầu nối cho các start up gặp gỡ với các nhà đầu tư, các chuyên gia trong các lĩnh vực mà nhà khởi nghiệp quan tâm và cần trợ giúp. Với vai trò quan trọng này, VSV sẽ giúp tạo ra thế hệ các doanh nghiệp mới, giàu sức sáng tạo, có đủ sức mạnh tiềm lực về kinh tế và chất xám để có thể mở rộng mô hình kinh doanh của mình, đủ sức cạnh tranh với các thị trường thương mại trong nước và quốc tế.
Với mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp được các chuyên gia hỗ trợ đào tạo để nâng cấp chính sản phẩm của mình và tiếp cận với các chương trình của Tổ chức Thúc đẩy Kinh doanh (BA).
Các doanh nghiệp khởi nghiệp sau khi đã được lựa chọn để tham gia vào các chương trình của BA sẽ có sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, mô hình và chiến lược kinh doanh khả thi, đồng thời họ có đủ nguồn nhân sự có trình độ chuyên môn để triển khai và thực hiện mô hình và chiến lược đó. VC sẽ là đầu ra của BA để tiếp tục đầu tư đưa các doanh nghiệp khởi nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh. BA và VC chính là hệ thống thu hút chất xám của Đề án này. Hệ thống này bao gồm các doanh nhân thành đạt, các nhà đầu tư mạo hiểm thành công, các luật sư, các chuyên gia công nghệ… Việc triển khai thành công đề án sẽ tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, kết hợp hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư mạo hiểm của tư nhân, đặc biệt từ nước ngoài.
Những nhóm khởi nghiệp được lựa chọn
Cho đến nay VSV đã lựa chọn khoảng 40 nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp từ hàng trăm hồ sơ đăng kí. Những start up này sẽ tham gia vào VSV Bootcamp, đây là chương trình tập huấn thúc đẩy khởi nghiệp trong vòng 4 tháng của VSV. Tại đây, VSV sẽ cung cấp mức vốn mồi và cố vấn chuyên biệt cho các startup nhằm phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường và tìm kiếm cơ hội tăng trưởng, đổi lại, VSV sẽ yêu cầu một phần nhỏ cổ phần trong startup. Vào giai đoạn cuối của tháng thứ 4, mỗi startup sẽ thuyết trình về sản phẩm và doanh nghiệp của mình tại ngày hội Demo Day - do VSV tổ chức để tìm kiếm cơ hội kêu gọi thêm vốn. Sau quá trình tập huấn, các nhóm khởi nghiệp đã hoàn thiện ý tưởng và mô hình kinh doanh và có sản phẩm, thị trường sẵn sàng nhận đầu tư để mở rộng hoạt động của mình. Những start up đã được lựa chọn tham gia bao gồm: Astro Telligent, CHOMP, CSK, Olymsearch, BigTime.vn, Lozi.vn, VnPlay, VietCreative, MyMoney.vn (Cổng thông tin Tài chính cá nhân) và Loanvi.com (Hệ thống so sánh và đăng ký vay tài chính cá nhân). Các sản phẩm đã được cho ra đời và đang nhận được những thành quả đầu đầu tiên.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, có 3 cấu phần đặc biệt được chú trọng nhiều hơn cả trong hệ sinh thái:
- Startup: Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, có khả năng tăng trưởng đột biến.
- Đầu tư mạo hiểm: Nhà đầu tư Thiên thần và Quỹ đầu tư mạo hiểm.
- Thúc đẩy kinh doanh (Accelerator) Tổ chức ươm tạo doanh nghiệp kết hợp đầu tư vốn gieo mầm.
Thông qua việc thực hiện Đề án VSV trong 05 năm (2013 – 2017), cả 3 cấu phần này đã có những bước phát triển nhất định góp phần tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sôi động tại Việt Nam.
Startup đang trở thành làn sóng phát triển mạnh mẽ, theo số liệu thống kê không chính thức, Việt Nam hiện có khoảng 15.000 start-up đang hoạt động tập trung chủ yếu tại 2 trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Nhiều start-up Việt đã gây tiếng vang lớn trên thị trường quốc tế như mWork, Cốc Cốc, Prime Circa, Appota, Divmob, Colorbox, DesignBold… Nhiều start-up đã chiến thắng các cuộc thi khởi nghiệp quốc tế được tổ chức tại Việt Nam và tham gia tranh tài với các doanh nghiệp khác trên toàn thế giới như Hachi, hiSella, Younet, Umbala, Triip.me, … Tiềm năng của start-up được khẳng định rõ nét qua các thương vụ đầu tư hàng triệu đô la Mỹ vào Lozi, Momo, OnOnPay…
Đầu tư mạo hiểm: Thị trường đầu tư mạo hiểm Việt Nam hiện tại không chỉ là mảnh đất của các quỹ nước ngoài như IDG Ventures Vietnam, Cyber Agent, Mekong Capital, DFJ Vina Capital mà còn có sự tham gia tích cực của các quỹ nội địa như SeedCom, FPT Ventures, CMC Innovation Fund…
Mô hình Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh đã được chứng minh tính khả thi và mức độ hiệu quả thông qua quá trình tiên phong thử nghiệm của Vietnam Silcon Valley Accelerator. Kéo theo đó là sự ra đời của Hatch Ventures, Viettel Accelerator, Microsoft Class Expara, VIISA… Các Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh quốc tế như Lotte Accelerator, Hebronstar cũng đã chính thức tham gia thị trường Việt Nam. Không những thế, các vườn ươm doanh nghiệp thuộc nhà nước cũng đang trong quá trình nghiên cứu để chuyển dịch mô hình sang thành Tổ chức Thúc đẩy doanh nghiệp.
Sau 5 năm áp dụng đề án Thung lũng Silicon, ngành công nghệ cao Việt Nam đã và đang thu được những kết quả tốt từ những nhóm khởi nghiệp đi lên từ hai bàn tay trắng. Hy vọng, trong thời gian tới, đề án sẽ tiếp tục mở rộng với những khoản đầu tư lớn hơn để đưa Việt Nam lên tầm cao mới trên trường quốc tế.