08/10/2020
STARTUP ĐƯỢC ĐỊNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO? (Phần 2)Ở phần hai của bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào cách tối đa hóa giá trị của startup căn cứ vào hai phương pháp định giá đã đề cập ở phần 1 của bài viết.Theo hai phương pháp định giá giới thiệu ở phần 1 của bài viết, startup có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp của mình bằng cách nâng bội số nhân hoặc hệ số định giá mà các nhà đầu tư dành cho mình lên càng cao càng tốt. Và để định giá cũng như quyết định có đầu tư vào startup hay không, thông thường các nhà đầu tư sẽ luôn chuẩn bị sẵn một bộ câu hỏi cho việc thẩm định của mình. Càng có nhiều dấu “tick” mà nhà đầu tư dành cho startup trong bảng tiêu chí của mình thì startup càng có hy vọng nâng cao hơn giá trị định giá của mình. Lời khuyên của chúng tôi là các startup hãy tập trung nghiên cứu thật kỹ thị trường để tạo ra các sản phẩm thật tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường và có nhiều tính năng khác biệt. Dưới đây là một số câu hỏi mà các nhà đầu tư thường sử dụng để startup tham khảo:
- Sản phẩm/dịch vụ của bạn có đang giải quyết một vấn đề/nhu cầu có thật trên thị trường, và theo một cách hoàn toàn mới hay không?
- Cơ hội thị trường/mô hình kinh doanh này có đủ đột phá để các nhà đầu tư nhảy vào hay không?
- Mức độ cạnh tranh trong thị trường này như thế nào?
- Lợi thế cạnh tranh của công ty bạn là gì? Công nghệ? Bản quyền? Mối quan hệ? Đội ngũ?
- Mô hình kinh doanh này dựa trên lợi nhuận biên lớn (high margin), hay doanh số lớn (mass-volume)?
- Dòng doanh thu theo mô hình này là doanh thu định kỳ (recurring revenue) hay doanh thu một lần (one-time revenue)?
- Đội ngũ có hiểu rõ và nhạy trong việc phân tích các số liệu đo lường doanh nghiệp không? (Average Revenue Per User - ARPU, Contribution Margin, Customer Acquisition Cost - CAC, Retention Rate, Monthly Recurring Revenue - MRR, Lìfe Time Value - LTV,...)
- Có cơ hội nào để công ty đạt tăng trưởng đột phá về Doanh thu trung bình trên một khách hàng (ARPU) không? (ví dụ như bổ sung tính năng, hay tung bản mobile cho sản phẩm)
Từ những câu hỏi trên, có thể kết luận rằng, startup sẽ được định giá cao nếu startup chứng minh được khả năng đạt được doanh số cao, lợi nhuận biên cao, độ trung thành của khách hàng cao, thị phần lớn, khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường, và quan trọng nhất, là đội ngũ nhân sự chất lượng. Hãy nhớ kỹ những tiêu chí này và sẵn sàng thể hiện chúng khi đối diện với các nhà đầu tư “cá mập”.
Kết luận:
Bài viết này cung cấp những kiến thức tổng quan nhất về định giá doanh nghiệp cho những startup ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đây là hai phương pháp đơn giản thường sử dụng nhất, đặc biệt khi startup đang ở các vòng gọi vốn đầu và có thể chưa có doanh thu, lợi nhuận. Do đó, khi startup đang ở giai đoạn tăng tốc và chiếm lĩnh thị trường (tương ứng với các vòng gọi vốn B,C,D,E…) và bắt đầu có lợi nhuận thì họ nên áp dụng thêm các phương pháp định giá tuyệt đối (Absolute valuation) như phương pháp chiết khấu cổ tức, chiết khấu dòng tiền, thu nhập thặng dư và phương pháp dựa trên tài sản để đưa ra một giá trị định giá trung bình cho doanh nghiệp. Việc tìm ra mức định giá trung bình này rất quan trọng vì không có phương pháp định giá startup nào là chính xác về mặt khoa học khi chúng đều dựa trên kinh nghiệm và các phán đoán của nhà đầu tư. Vì vậy, định giá có lẽ là một môn nghệ thuật hơn là khoa học
References:
ThinkZone Blog, Định giá startup như thế nào:
http://thinkzone.vn/dinh-gia-va-goi-von-dieu-moi-founders-can-hieu-ro-phan-2
Slim CRM, Startup Handbook 2.0, Chương 5: Định giá Doanh nghiệp.
ThinkZone Blog, 5 phương pháp định giá doanh nghiệp thường dùng: http://thinkzone.vn/giai-ngo-5-phuong-phap-dinh-gia-doanh-nghiep-thuong-dung
Vĩnh Nghi, Định giá doanh nghiệp: Đơn giản mà không đơn giản, Vietsourcing
http://vietsourcing.edu.vn/goc-hoc-vien/tin-tong-hop/2021-dinh-gia-doanh-nghiep-don-gian-ma-khong-don-gian.html
Khawaja Saud Masud (2018), Understanding Startup Valuation, Data Driven Investor, Medium:
https://medium.com/datadriveninvestor/understanding-startup-valuation-a393f6fadc6f
EBITDA ngành Dược phẩm và Y tế, Viet Capital Securities:
http://www2.vcsc.com.vn/Modules/Analysis/Web/IndustryAnalysis.aspx?tab=3&catTab=2&MenuID=5&cat=1&inTab=Nhomnganh&industryID=230&lang=vi-vn
James Chen (2020), Valuation Definition, Investopedia:
https://www.investopedia.com/terms/v/valuation.asp
Business Valuation: the Three Approaches, ValuAdder:
https://www.valuadder.com/valuationguide/business-valuation-three-approaches.html
Stéphane Nasser (2016), Valuation For Startups — 9 Methods Explained, The Parisoma Review, Medium:
https://medium.com/parisoma-blog/valuation-for-startups-9-methods-explained-53771c86590e
Ở phần hai của bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào cách tối đa hóa giá trị của startup căn cứ vào hai phương pháp định giá đã đề cập ở phần 1 của bài viết.
Theo hai phương pháp định giá giới thiệu ở phần 1 của bài viết, startup có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp của mình bằng cách nâng bội số nhân hoặc hệ số định giá mà các nhà đầu tư dành cho mình lên càng cao càng tốt. Và để định giá cũng như quyết định có đầu tư vào startup hay không, thông thường các nhà đầu tư sẽ luôn chuẩn bị sẵn một bộ câu hỏi cho việc thẩm định của mình. Càng có nhiều dấu “tick” mà nhà đầu tư dành cho startup trong bảng tiêu chí của mình thì startup càng có hy vọng nâng cao hơn giá trị định giá của mình. Lời khuyên của chúng tôi là các startup hãy tập trung nghiên cứu thật kỹ thị trường để tạo ra các sản phẩm thật tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường và có nhiều tính năng khác biệt. Dưới đây là một số câu hỏi mà các nhà đầu tư thường sử dụng để startup tham khảo:
- Sản phẩm/dịch vụ của bạn có đang giải quyết một vấn đề/nhu cầu có thật trên thị trường, và theo một cách hoàn toàn mới hay không?
- Cơ hội thị trường/mô hình kinh doanh này có đủ đột phá để các nhà đầu tư nhảy vào hay không?
- Mức độ cạnh tranh trong thị trường này như thế nào?
- Lợi thế cạnh tranh của công ty bạn là gì? Công nghệ? Bản quyền? Mối quan hệ? Đội ngũ?
- Mô hình kinh doanh này dựa trên lợi nhuận biên lớn (high margin), hay doanh số lớn (mass-volume)?
- Dòng doanh thu theo mô hình này là doanh thu định kỳ (recurring revenue) hay doanh thu một lần (one-time revenue)?
- Đội ngũ có hiểu rõ và nhạy trong việc phân tích các số liệu đo lường doanh nghiệp không? (Average Revenue Per User - ARPU, Contribution Margin, Customer Acquisition Cost - CAC, Retention Rate, Monthly Recurring Revenue - MRR, Lìfe Time Value - LTV,...)
- Có cơ hội nào để công ty đạt tăng trưởng đột phá về Doanh thu trung bình trên một khách hàng (ARPU) không? (ví dụ như bổ sung tính năng, hay tung bản mobile cho sản phẩm)
Từ những câu hỏi trên, có thể kết luận rằng, startup sẽ được định giá cao nếu startup chứng minh được khả năng đạt được doanh số cao, lợi nhuận biên cao, độ trung thành của khách hàng cao, thị phần lớn, khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường, và quan trọng nhất, là đội ngũ nhân sự chất lượng. Hãy nhớ kỹ những tiêu chí này và sẵn sàng thể hiện chúng khi đối diện với các nhà đầu tư “cá mập”.
Kết luận:
Bài viết này cung cấp những kiến thức tổng quan nhất về định giá doanh nghiệp cho những startup ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đây là hai phương pháp đơn giản thường sử dụng nhất, đặc biệt khi startup đang ở các vòng gọi vốn đầu và có thể chưa có doanh thu, lợi nhuận. Do đó, khi startup đang ở giai đoạn tăng tốc và chiếm lĩnh thị trường (tương ứng với các vòng gọi vốn B,C,D,E…) và bắt đầu có lợi nhuận thì họ nên áp dụng thêm các phương pháp định giá tuyệt đối (Absolute valuation) như phương pháp chiết khấu cổ tức, chiết khấu dòng tiền, thu nhập thặng dư và phương pháp dựa trên tài sản để đưa ra một giá trị định giá trung bình cho doanh nghiệp. Việc tìm ra mức định giá trung bình này rất quan trọng vì không có phương pháp định giá startup nào là chính xác về mặt khoa học khi chúng đều dựa trên kinh nghiệm và các phán đoán của nhà đầu tư. Vì vậy, định giá có lẽ là một môn nghệ thuật hơn là khoa học
References:
-
ThinkZone Blog, Định giá startup như thế nào:
http://thinkzone.vn/dinh-gia-va-goi-von-dieu-moi-founders-can-hieu-ro-phan-2
-
Slim CRM, Startup Handbook 2.0, Chương 5: Định giá Doanh nghiệp.
-
ThinkZone Blog, 5 phương pháp định giá doanh nghiệp thường dùng: http://thinkzone.vn/giai-ngo-5-phuong-phap-dinh-gia-doanh-nghiep-thuong-dung
-
Vĩnh Nghi, Định giá doanh nghiệp: Đơn giản mà không đơn giản, Vietsourcing
http://vietsourcing.edu.vn/goc-hoc-vien/tin-tong-hop/2021-dinh-gia-doanh-nghiep-don-gian-ma-khong-don-gian.html
-
Khawaja Saud Masud (2018), Understanding Startup Valuation, Data Driven Investor, Medium:
https://medium.com/datadriveninvestor/understanding-startup-valuation-a393f6fadc6f
-
EBITDA ngành Dược phẩm và Y tế, Viet Capital Securities:
http://www2.vcsc.com.vn/Modules/Analysis/Web/IndustryAnalysis.aspx?tab=3&catTab=2&MenuID=5&cat=1&inTab=Nhomnganh&industryID=230&lang=vi-vn
-
James Chen (2020), Valuation Definition, Investopedia:
https://www.investopedia.com/terms/v/valuation.asp
-
Business Valuation: the Three Approaches, ValuAdder:
https://www.valuadder.com/valuationguide/business-valuation-three-approaches.html
-
Stéphane Nasser (2016), Valuation For Startups — 9 Methods Explained, The Parisoma Review, Medium:
https://medium.com/parisoma-blog/valuation-for-startups-9-methods-explained-53771c86590e