09/10/2020
THÁI LAN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO - Phần 2Ở phần hai của bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm hai chính sách nhằm thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo ở Thái Lan.Tạo điều kiện thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong nước
Sự hỗ trợ của chính phủ ngày một gia tăng chính là yếu tố quan trọng giúp Thái Lan, đặc biệt là Bangkok, trở thành điểm đến thu hút đối với các công ty khởi nghiệp cũng như các nhà đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2016, Thái Lan đã công bố Kế hoạch cung cấp gói đầu tư 570 triệu đô cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo với mục đích tăng trưởng cộng đồng từ 2.500 startup lên 10.000 startup trong vòng 2 năm.
Bên cạnh đó, hai năm vừa qua, chính phủ Thái Lan đã đưa ra thảo luận một số Đạo luật quan trọng mới là Thailand Startup Act, Regulatory Sandbox Act và ThaiLand Bayh-Dole Act.
Theo đó, Regulatory Sandbox Act cho phép startup thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo. Trước đó, vào năm 2016, Ngân hàng Thái Lan đã tạo ra các hành lang pháp lý cho các công ty khởi nghiệp liên quan đến thanh toán, chuyển khoản và vay nợ. Bên cạnh đó, Ủy ban chứng khoán (SEC) và Văn phòng Ủy ban Bảo hiểm (OIC) của Thái Lan cũng tích cực tham gia vào quá trình ban hành các quy định để startup có không gian tự do thử nghiệm thương mại dựa trên thuật toán và bảo hiểm. Hai mô hình trên là tiền đề giúp Thái Lan có thể áp dụng cơ chế Sandbox không chỉ trong lĩnh vực Fintech mà còn nhiều lĩnh vực khác.
ThaiLand Bayh-Dole Act đã được phê duyệt vào tháng 9 năm 2018 và đưa vào pháp luật nước này. Luật này dẫn đến những thay đổi đáng kể trong quá trình nghiên cứu và đổi mới của Thái Lan bằng cách khuyến khích chuyển giao công nghệ từ các các trường đại học, viện nghiên cứu cho các tổ chức tư nhân. Các công ty khởi nghiệp mới ra đời và sử dụng chính những công nghệ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho các nhà nghiên cứu. Doanh thu tạo ra sẽ được trả lại cho chính phủ dưới hình thức thuế và phí. Từ đó, chính phủ sẽ sử dụng nguồn thu này tái đầu tư vào R&D. Do vậy, ThaiLand Bayh-Dole Act chắc chắn sẽ có lợi cho nền kinh tế của Thái Lan trong dài hạn.
Bên cạnh đó, năm 2019, cơ quan Đổi mới quốc gia (NIA) - một cơ quan của chính phủ được thành lập để khuyến khích sự đổi mới - đã thực hiện một chương trình hỗ trợ tài chính cho các công ty khởi nghiệp, giúp họ tiến bộ nhanh hơn và tiếp cận được nguồn tài trợ 44 tỷ baht. Mục tiêu chính của cơ quan này trong thập kỷ tới là có thể nâng đỡ 3000 công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp và có thể tạo ra 1-2 unicorn (doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân) trong vòng 5 năm năm tới. Cơ chế hoạt động của NIA không phải là cung cấp tài chính trực tiếp cho các dự án mà thay vào đó là có vai trò cầu nối giữa startup, quỹ đầu tư mạo hiểm (VCs) và quỹ của tập đoàn. Chiến lược mới này sẽ bao gồm kế hoạch 3 phần “đào tạo”, “tài trợ”, và “tăng trưởng”. Theo đó ở giai đoạn “đào tạo”, chương trình sẽ đào tạo và kết nối với các thạc sĩ và tiến sĩ để giúp hình thành các doanh nhân khởi nghiệp từ nền tảng công nghệ sâu (deep tech). Ở giai đoạn “tài trợ”, chương trình sẽ cung cấp nguồn lực tài chính cho các nhóm dự án về đổi mới sáng tạo theo lĩnh vực và đổi mới sáng tạo mở. Ở giai đoạn “tăng trưởng”, NIA sẽ kết nối các doanh nhân khởi nghiệp với các mạng lưới quốc tế để mở rộng thị trường thế giới. NIA cũng có chiến lược hình thành một quận đổi mới sáng tạo để trở thành khu vực tập trung của các VC nước ngoài và hình thành các startup tập trung vào cung cấp giải pháp đổi mới cho khu vực công thông qua chương trình phát triển mua sắm công của nước này.
Thu hút nguồn lực đầu tư quốc tế cho khởi nghiệp sáng tạo
Thái Lan còn được biết là quốc gia đứng thứ nhất trên thế giới trong việc không có rào cản vốn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo. Năm 2018, Thái Lan đã áp dụng chương trình Smart Visa, đơn giản hóa việc thành lập, đầu tư và làm việc cho các startup. Theo đó, những người được đăng ký lấy visa này là những cá nhân làm việc trong lĩnh vực thuộc nhóm Đường cong S (S-Curve) đã đưa ra trong chiến lược Thailand 4.0. Visa này cũng có các loại ứng dụng riêng cho chuyên gia, nhà đầu tư, và doanh nhân, tạo điều kiện cung cấp visa có thời hạn lên đến 4 năm, gia hạn thời gian báo cáo cho cơ quan quản lý nhập cư từ 90 ngày lên 1 năm, cũng như không cần các thủ tục xin giấy phép tái nhập cảnh hay giấy phép lao động.
Đạo luật Thailand Startup Act cũng đang được Chính phủ Thái Lan thảo luận trong 2 năm qua nhằm tạo điều kiện cho việc thành lập các công ty khởi nghiệp trong nước và quốc tế thông qua những ưu đãi thuế và góp vốn. Cụ thể hơn, trong dự thảo Thailand Startup Act có đề cập đến điều khoản cho phép các công ty mới thành lập với 100% vốn nước ngoài. Nếu được thực thi, các công ty khởi nghiệp ở Thái Lan không còn bị hạn chế trong việc nhận vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài và không giới hạn trong lĩnh vực kinh doanh nếu nhà sáng lập không phải người Thái.
Ở phần hai của bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm hai chính sách nhằm thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo ở Thái Lan.
Tạo điều kiện thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong nước
Sự hỗ trợ của chính phủ ngày một gia tăng chính là yếu tố quan trọng giúp Thái Lan, đặc biệt là Bangkok, trở thành điểm đến thu hút đối với các công ty khởi nghiệp cũng như các nhà đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2016, Thái Lan đã công bố Kế hoạch cung cấp gói đầu tư 570 triệu đô cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo với mục đích tăng trưởng cộng đồng từ 2.500 startup lên 10.000 startup trong vòng 2 năm.
Bên cạnh đó, hai năm vừa qua, chính phủ Thái Lan đã đưa ra thảo luận một số Đạo luật quan trọng mới là Thailand Startup Act, Regulatory Sandbox Act và ThaiLand Bayh-Dole Act.
Theo đó,
Regulatory Sandbox Act cho phép startup thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo. Trước đó, vào năm 2016, Ngân hàng Thái Lan đã tạo ra các hành lang pháp lý cho các công ty khởi nghiệp liên quan đến thanh toán, chuyển khoản và vay nợ. Bên cạnh đó, Ủy ban chứng khoán (SEC) và Văn phòng Ủy ban Bảo hiểm (OIC) của Thái Lan cũng tích cực tham gia vào quá trình ban hành các quy định để startup có không gian tự do thử nghiệm thương mại dựa trên thuật toán và bảo hiểm. Hai mô hình trên là tiền đề giúp Thái Lan có thể áp dụng cơ chế Sandbox không chỉ trong lĩnh vực Fintech mà còn nhiều lĩnh vực khác.
ThaiLand Bayh-Dole Act đã được phê duyệt vào tháng 9 năm 2018 và đưa vào pháp luật nước này. Luật này dẫn đến những thay đổi đáng kể trong quá trình nghiên cứu và đổi mới của Thái Lan bằng cách khuyến khích chuyển giao công nghệ từ các các trường đại học, viện nghiên cứu cho các tổ chức tư nhân. Các công ty khởi nghiệp mới ra đời và sử dụng chính những công nghệ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho các nhà nghiên cứu. Doanh thu tạo ra sẽ được trả lại cho chính phủ dưới hình thức thuế và phí. Từ đó, chính phủ sẽ sử dụng nguồn thu này tái đầu tư vào R&D. Do vậy, ThaiLand Bayh-Dole Act chắc chắn sẽ có lợi cho nền kinh tế của Thái Lan trong dài hạn.
Bên cạnh đó, năm 2019, cơ quan Đổi mới quốc gia (NIA) - một cơ quan của chính phủ được thành lập để khuyến khích sự đổi mới - đã thực hiện một chương trình hỗ trợ tài chính cho các công ty khởi nghiệp, giúp họ tiến bộ nhanh hơn và tiếp cận được nguồn tài trợ 44 tỷ baht. Mục tiêu chính của cơ quan này trong thập kỷ tới là có thể nâng đỡ 3000 công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp và có thể tạo ra 1-2 unicorn (doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân) trong vòng 5 năm năm tới. Cơ chế hoạt động của NIA không phải là cung cấp tài chính trực tiếp cho các dự án mà thay vào đó là có vai trò cầu nối giữa startup, quỹ đầu tư mạo hiểm (VCs) và quỹ của tập đoàn. Chiến lược mới này sẽ bao gồm kế hoạch 3 phần “đào tạo”, “tài trợ”, và “tăng trưởng”. Theo đó ở giai đoạn “đào tạo”, chương trình sẽ đào tạo và kết nối với các thạc sĩ và tiến sĩ để giúp hình thành các doanh nhân khởi nghiệp từ nền tảng công nghệ sâu (deep tech). Ở giai đoạn “tài trợ”, chương trình sẽ cung cấp nguồn lực tài chính cho các nhóm dự án về đổi mới sáng tạo theo lĩnh vực và đổi mới sáng tạo mở. Ở giai đoạn “tăng trưởng”, NIA sẽ kết nối các doanh nhân khởi nghiệp với các mạng lưới quốc tế để mở rộng thị trường thế giới. NIA cũng có chiến lược hình thành một quận đổi mới sáng tạo để trở thành khu vực tập trung của các VC nước ngoài và hình thành các startup tập trung vào cung cấp giải pháp đổi mới cho khu vực công thông qua chương trình phát triển mua sắm công của nước này.
Thu hút nguồn lực đầu tư quốc tế cho khởi nghiệp sáng tạo
Thái Lan còn được biết là quốc gia đứng thứ nhất trên thế giới trong việc không có rào cản vốn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo. Năm 2018, Thái Lan đã áp dụng chương trình Smart Visa, đơn giản hóa việc thành lập, đầu tư và làm việc cho các startup. Theo đó, những người được đăng ký lấy visa này là những cá nhân làm việc trong lĩnh vực thuộc nhóm Đường cong S (S-Curve) đã đưa ra trong chiến lược Thailand 4.0. Visa này cũng có các loại ứng dụng riêng cho chuyên gia, nhà đầu tư, và doanh nhân, tạo điều kiện cung cấp visa có thời hạn lên đến 4 năm, gia hạn thời gian báo cáo cho cơ quan quản lý nhập cư từ 90 ngày lên 1 năm, cũng như không cần các thủ tục xin giấy phép tái nhập cảnh hay giấy phép lao động.
Đạo luật Thailand Startup Act cũng đang được Chính phủ Thái Lan thảo luận trong 2 năm qua nhằm tạo điều kiện cho việc thành lập các công ty khởi nghiệp trong nước và quốc tế thông qua những ưu đãi thuế và góp vốn. Cụ thể hơn, trong dự thảo Thailand Startup Act có đề cập đến điều khoản cho phép các công ty mới thành lập với 100% vốn nước ngoài. Nếu được thực thi, các công ty khởi nghiệp ở Thái Lan không còn bị hạn chế trong việc nhận vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài và không giới hạn trong lĩnh vực kinh doanh nếu nhà sáng lập không phải người Thái.