MỘT THÀNH PHỐ DƯỚI 200.000 DÂN LIỆU CÓ THỂ TRỞ THÀNH TRUNG TÂM KHỞI NGHIỆP? - Phần 2
09/10/2020
MỘT THÀNH PHỐ DƯỚI 200.000 DÂN LIỆU CÓ THỂ TRỞ THÀNH TRUNG TÂM KHỞI NGHIỆP? - Phần 2Ở phần hai của bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về hai yếu tố khác cũng góp phần tạo nên bước phát triển đột phá của hệ sinh thái khởi nghiệp WellingtonVăn hóa kinh doanh từ lợi thế một thành phố nhỏ
Địa hình Wellington bao quanh bởi đồi núi, hạn chế sự phát triển đô thị, nguồn nước vịnh bao quanh thì khá lạnh và không phù hợp để có các hoạt động giải trí như bơi lội. Do đó, thay vì phá vỡ những rào cản đó, các doanh nhân ưu tiên làm phần mềm trong nhà và là chất xúc tác cho một hệ sinh thái công nghệ. Đặc điểm địa lý này cũng giúp kết nối mọi người lại với nhau trong một khu vực nhỏ, tạo ra một nơi tập trung cho các nhân sự tài năng và thúc đẩy hoạt động sáng tạo.
Việc thành phố này nên nhỏ bé và cách xa phần còn lại của thế giới thực chất là một lợi thế. Ông Brett Holland, giám đốc tổ chức thúc đẩy kinh doanh Lightning Labs cho biết “Vì thị trường trong nước chưa đủ lớn, các công ty New Zealand phải có tư duy toàn cầu ngay từ khi bắt đầu”.
Tuy nhiên, New Zealand hiện đang nằm ngoài dòng vốn của thế giới và số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital - VC) trên toàn quốc chỉ đếm trên đầu ngón tay, một phần là bởi nó nằm giữa hai thành phố sầm uất và đang phát triển mạnh mẽ là Auckland và Christchurch. Nguồn tài trợ hạn chế đang gây áp lực và buộc họ phải ra nước ngoài để được đầu tư phát triển doanh nghiệp. Nhìn theo một cách khác, sự khan hiếm của dòng tiền có thể là một lợi thế bởi các startup ở Wellington phải học cách để tự vận hành doanh nghiệp với nguồn lực tối thiểu và do đó giữ được quyền làm chủ công ty.
Các mô hình khởi nghiệp sáng tạo thành công cũng đã ảnh hưởng lớn đến việc ươm mầm các doanh nhân của xứ Kiwi này. CEO của CreativeHQ Stephan Korn cho biết việc các công ty như Xero và Trade Me có trụ sở tại Wellington đã trở thành một động lực lớn cho nền công nghệ của thành phố. Một số nhân viên quyết định khởi nghiệp sau khi rời Trade Me. Mọi người nghĩ: “Tôi có thể làm điều đó, tôi có thể lập một trang web và bán nó với giá 600 triệu đô la một vài năm sau đó”.
New Zealand cũng có lượng nhà đầu tư thiên thần năng động và một mạng lưới liên kết hỗ trợ hoạt động đầu tư mạo hiểm. Một phương diện quan trọng khác của hệ sinh thái Wellington là hệ thống tổ chức thúc đẩy kinh doanh và cơ sở ươm tạo có chung quan điểm về xây dựng cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư thiên thần là những nhân sự cấp cao tại các doanh nghiệp, nhưng chỉ có một phần trong số đó có kinh nghiệm thành lập các công ty công nghệ lớn từ ngày đầu, trải qua thoái vốn và bắt đầu lại quá trình khởi nghiệp. Đây là một vấn đề khá phổ biến khi sự khan hiếm của các cố vấn giàu kinh nghiệm khiến các hoạt động khởi nghiệp không được hỗ trợ hiệu quả.
Chính phủ hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
Sau sự suy thoái của của đế chế “.com” hay kiếm tiền trên các trang web, chính phủ New Zealand đã quyết định thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp. Bắt đầu là sự ra đời của Vườn ươm khởi nghiệp Creative HQ, thành lập bởi một cựu thị trưởng của Wellington và đã vận hành được 12 năm. Theo Giám đốc điều hành của Creative HQ, Stefan Korn nói “Nếu bạn muốn nền kinh tế của mình phát triển, bạn cần đầu tư vào hệ sinh thái khởi nghiệp của mình. Trong 12 năm qua, chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đã hỗ trợ các cơ sở ươm tạo tại tất cả các thành phố ở New Zealand.”. Nếu nhìn vào sự hỗ trợ và can thiệp của chính phủ so với kết quả thu được, có thể thấy các hoạt động này đang tạo ra giá trị gấp khoảng 15 lần số tiền đầu tư ban đầu của chính phủ.
Để khỏa lấp sự thiếu hụt về vốn tại New Zealand, các nền tảng gây quỹ cộng đồng như PledgeMe rất được quan tâm. Tháng 4 năm 2014, Đạo luật vận hành thị trường tài chính đã hợp pháp hóa hoạt động gọi vốn cộng đồng. PledgeMe đã giúp các doanh nghiệp địa phương gọi được 12 triệu đô la New Zealand. Một trong những chiến dịch thành công nhất là bia thủ công Yeastie Boys đã kiếm được 500 nghìn đô la trong 30 phút. Mô hình này giúp hình thành một văn hóa đầu tư mạo hiểm và thị trường cởi mở với sản phẩm của khởi nghiệp.
Chính quyền cũng không thu thuế trên thặng dư vốn, không có thuế quỹ lương, chỉ có thuế công ty là 28%. Giá nhà trung bình ở Wellington vào khoảng 15.000 đô la Úc và Ngân hàng Thế giới xếp hạng đây là nơi dễ dàng nhất thế giới để bắt đầu một doanh nghiệp. Chính quyền địa phương cũng đang chi đến 3 triệu đô la Úc để thành lập một trung tâm công nghệ.
Hội đồng thành phố chia sẻ Wellington là một thị trường tốt để thử nghiệm các sản phẩm mới, các công ty đã tranh thủ được điều này và thành lập các phòng thí nghiệm ngay trong thành phố.
Ở phần hai của bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về hai yếu tố khác cũng góp phần tạo nên bước phát triển đột phá của hệ sinh thái khởi nghiệp Wellington
Văn hóa kinh doanh từ lợi thế một thành phố nhỏ
Địa hình Wellington bao quanh bởi đồi núi, hạn chế sự phát triển đô thị, nguồn nước vịnh bao quanh thì khá lạnh và không phù hợp để có các hoạt động giải trí như bơi lội. Do đó, thay vì phá vỡ những rào cản đó, các doanh nhân ưu tiên làm phần mềm trong nhà và là chất xúc tác cho một hệ sinh thái công nghệ. Đặc điểm địa lý này cũng giúp kết nối mọi người lại với nhau trong một khu vực nhỏ, tạo ra một nơi tập trung cho các nhân sự tài năng và thúc đẩy hoạt động sáng tạo.
Việc thành phố này nên nhỏ bé và cách xa phần còn lại của thế giới thực chất là một lợi thế. Ông Brett Holland, giám đốc tổ chức thúc đẩy kinh doanh Lightning Labs cho biết “Vì thị trường trong nước chưa đủ lớn, các công ty New Zealand phải có tư duy toàn cầu ngay từ khi bắt đầu”.
Tuy nhiên, New Zealand hiện đang nằm ngoài dòng vốn của thế giới và số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital - VC) trên toàn quốc chỉ đếm trên đầu ngón tay, một phần là bởi nó nằm giữa hai thành phố sầm uất và đang phát triển mạnh mẽ là Auckland và Christchurch. Nguồn tài trợ hạn chế đang gây áp lực và buộc họ phải ra nước ngoài để được đầu tư phát triển doanh nghiệp. Nhìn theo một cách khác, sự khan hiếm của dòng tiền có thể là một lợi thế bởi các startup ở Wellington phải học cách để tự vận hành doanh nghiệp với nguồn lực tối thiểu và do đó giữ được quyền làm chủ công ty.
Các mô hình khởi nghiệp sáng tạo thành công cũng đã ảnh hưởng lớn đến việc ươm mầm các doanh nhân của xứ Kiwi này. CEO của CreativeHQ Stephan Korn cho biết việc các công ty như Xero và Trade Me có trụ sở tại Wellington đã trở thành một động lực lớn cho nền công nghệ của thành phố. Một số nhân viên quyết định khởi nghiệp sau khi rời Trade Me. Mọi người nghĩ: “Tôi có thể làm điều đó, tôi có thể lập một trang web và bán nó với giá 600 triệu đô la một vài năm sau đó”.
New Zealand cũng có lượng nhà đầu tư thiên thần năng động và một mạng lưới liên kết hỗ trợ hoạt động đầu tư mạo hiểm. Một phương diện quan trọng khác của hệ sinh thái Wellington là hệ thống tổ chức thúc đẩy kinh doanh và cơ sở ươm tạo có chung quan điểm về xây dựng cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư thiên thần là những nhân sự cấp cao tại các doanh nghiệp, nhưng chỉ có một phần trong số đó có kinh nghiệm thành lập các công ty công nghệ lớn từ ngày đầu, trải qua thoái vốn và bắt đầu lại quá trình khởi nghiệp. Đây là một vấn đề khá phổ biến khi sự khan hiếm của các cố vấn giàu kinh nghiệm khiến các hoạt động khởi nghiệp không được hỗ trợ hiệu quả.
Chính phủ hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
Sau sự suy thoái của của đế chế “.com” hay kiếm tiền trên các trang web, chính phủ New Zealand đã quyết định thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp. Bắt đầu là sự ra đời của Vườn ươm khởi nghiệp Creative HQ, thành lập bởi một cựu thị trưởng của Wellington và đã vận hành được 12 năm. Theo Giám đốc điều hành của Creative HQ, Stefan Korn nói “Nếu bạn muốn nền kinh tế của mình phát triển, bạn cần đầu tư vào hệ sinh thái khởi nghiệp của mình. Trong 12 năm qua, chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đã hỗ trợ các cơ sở ươm tạo tại tất cả các thành phố ở New Zealand.”. Nếu nhìn vào sự hỗ trợ và can thiệp của chính phủ so với kết quả thu được, có thể thấy các hoạt động này đang tạo ra giá trị gấp khoảng 15 lần số tiền đầu tư ban đầu của chính phủ.
Để khỏa lấp sự thiếu hụt về vốn tại New Zealand, các nền tảng gây quỹ cộng đồng như PledgeMe rất được quan tâm. Tháng 4 năm 2014, Đạo luật vận hành thị trường tài chính đã hợp pháp hóa hoạt động gọi vốn cộng đồng. PledgeMe đã giúp các doanh nghiệp địa phương gọi được 12 triệu đô la New Zealand. Một trong những chiến dịch thành công nhất là bia thủ công Yeastie Boys đã kiếm được 500 nghìn đô la trong 30 phút. Mô hình này giúp hình thành một văn hóa đầu tư mạo hiểm và thị trường cởi mở với sản phẩm của khởi nghiệp.
Chính quyền cũng không thu thuế trên thặng dư vốn, không có thuế quỹ lương, chỉ có thuế công ty là 28%. Giá nhà trung bình ở Wellington vào khoảng 15.000 đô la Úc và Ngân hàng Thế giới xếp hạng đây là nơi dễ dàng nhất thế giới để bắt đầu một doanh nghiệp. Chính quyền địa phương cũng đang chi đến 3 triệu đô la Úc để thành lập một trung tâm công nghệ.
Hội đồng thành phố chia sẻ Wellington là một thị trường tốt để thử nghiệm các sản phẩm mới, các công ty đã tranh thủ được điều này và thành lập các phòng thí nghiệm ngay trong thành phố.