18/11/2020
Vì sao doanh nhân sang thành phố khác khởi nghiệp? Phần 2Ở phần này, chúng ta cùng tìm hiểu hệ sinh thái khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon để có sự so sánh khách quan, rút ra bài học để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Huế.Phân tích hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Thung lũng Silicon
Phân tích hệ sinh thái tại Thung lũng Silicon, các công ty trụ cột như Apple, Google, Facebook, Oracle, Cisco system giúp startup theo nhiều cách khác nhau, bao gồm: là khách hàng dùng sản phẩm đầu tiên, đầu tư vốn từ hạt giống đến thoái vốn, và cung cấp các nhân sự, kỹ sư và chuyên viên kinh doanh tài năng. Thung lũng Silicon cũng có các trường Đại học Stanford, Đại học California, Berkeley và Santa Clara. Xuất phát từ các công ty trụ cột, trường đại học và nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, Thung lũng Silicon có hàng loạt CEO khởi nghiệp, giám đốc điều hành đến những kỹ sư, nhân viên bán hàng, và nhà tiếp thị tài năng. Thung lũng Silicon có thể cung cấp nguồn nhân lực này cho hoạt động khởi nghiệp mà không ảnh hưởng gì đến việc đi lại thường ngày của các nhân sự này.
Các nhà đầu tư và giám đốc điều hành giàu kinh nghiệm sẽ cố vấn cho các công ty và những nhân tài trẻ tuổi ở đây. Ở cấp độ tập đoàn, sự cố vấn này bao gồm hỗ trợ về tầm nhìn chiến lược, gọi vốn hay các chỉ số đánh giá, thiết kế tổ chức, văn hóa, tuyển nhân sự, phát triển sản phẩm, hay thu hút khách hàng và kết nối đối tác. Bên cạnh đó, các công ty khởi nghiệp cần các loại vốn khác nhau ở các giai đoạn khác nhau và Thung lũng Silicon có dồi dào các loại vốn này.
Cuối cùng, Thung lũng Silicon có tập hợp các giá trị văn hóa ứng xử trong kinh doanh như cho đi mà không kỳ vọng thu được lợi ích ngắn hạn, chấp nhận rủi ro để xâm nhập các thị trường lớn, … Giáo sư George Foster của trường Stanford Business School còn chỉ ra rằng thay vì bao dung thất bại, Thung lũng Silicon sẽ chấp nhận những thất bại thông minh (Smart failure). Những giá trị này giúp mở rộng khả năng tiếp cận với cơ hội của doanh nhân và nhà đầu tư trong khu vực.
Một hệ thống các trường đại học chất lượng trong thành phố
Mô hình Startup Common là một cách nhìn mới về các câu hỏi mà chúng ta đã đặt ra hàng thế kỷ về việc tại sao một số khu vực lại có hoạt động kinh doanh thịnh vượng hơn các khu vực khác.
Nhiều học giả đã đề cao vai trò của các trường đại học, nhân tài và nguồn vốn vào các khu vực này. Những thủ lĩnh xuất chúng không thể tự xây doanh nghiệp nếu không có những tài năng và ý tưởng mới, mà những thứ này thường xuyên đến từ các trường đại học trong khu vực. Sứ mệnh của Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) ngay từ khi thành lập từ năm 1861 đó là tạo ra những ý tưởng đột phá nhất. Thêm vào đó, MIT khuyến khích các giáo sư thực hiện nghiên cứu ứng dụng để bổ khuyết cho mức lương thấp của giáo sư, do đó, dẫn đến sự dịch chuyển một cách tự nhiên các tài năng giữa MIT và các ngành công nghiệp. Người ta đã thống kê rằng cho đến năm 2014, cựu sinh của MIT đã tạo ra 30,200 doanh nghiệp với 1,9 triệu tỉ đô la Mỹ doanh thu, tuyển dụng 4,6 triệu người. Stanford thậm chí còn làm được nhiều hơn khi các cựu sinh đã tạo ra 39,900 doanh nghiệp với 2,7 triệu tỉ đô la Mỹ doanh thu và 5,4 triệu việc làm từ năm 2011. Có vẻ các trường đại học sẽ là cái nôi sinh ra khởi nghiệp.
Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ)
Và trong khi các trường đại học thường là điểm bắt đầu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công trong khu vực, khả năng thu hút của mạng lưới sinh viên tài năng có thể vượt qua cả những rào cản kinh tế đặt ra bởi giá thuê nhà cao, tắc đường và sự bất tiện trong đi lại.
Các thành phố với những trường đại học danh tiếng ở Silicon Valley, Công viên tam giác nghiên cứu, và Austin cho phép những người tốt nghiệp sinh sống ở đó và gặp gỡ nhau. Rất khó để các thành phố khác chen vào bởi sức mạnh của mạng lưới đã được tạo ra, và liên tục tăng trưởng mỗi khi có người mới đến khu vực. Và các nhà đầu tư mạo hiểm muốn ở những nơi mà các tài năng tập trung. Sức mạnh của mạng lưới sẽ vượt trên tất cả các yếu tố mà đáng lẽ đã giết chết Thung lũng Silicon như sinh hoạt phí và thuế cao.
Dù vậy, Startup Common nhấn mạnh vào vai trò của các yếu tố khác như các công ty trụ cột, hay các điển hình thành công, hoạt động cố vấn, và giá trị văn hóa kinh doanh, và từ đó giải thích sự tăng trưởng hay suy thoái của một trung tâm khởi nghiệp.
Có rất nhiều thành phố có các trường đại học, nhưng chỉ một số ít trong đó trở thành môi trường nuôi dưỡng thành công các startup. Ví dụ, lý do mà Cambridge và Palo Alto trở thành địa điểm nổi bật cho khởi nghiệp đó là bởi các giá trị mà những trường đại học hàng đầu như MIT và Stanford trao cho những giáo sư khi làm việc ở đây, cụ thể là tư duy hướng đến việc thực hiện những sản phẩm tiên tiến nhất và hữu dụng cho các ngành công nghiệp. Thành phố Worcester chỉ cách Cambridge 45 kilomet, có 11 trường đại học và cao đẳng nhưng lại không đề cao các giá trị này trong các công tác nghiên cứu của họ. Các doanh nhân tài năng được đào tạo từ Worcester đi đến những nơi như Cambridge và Thung lũng Silicon để hiện thực hóa giấc mơ của mình.
Đón đọc phần 1 và phần 3 của bài viết tại:
Phần 1:
http://startup.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?l=Tintucsukien&ItemID=307
Phần 3:
http://startup.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?l=Tintucsukien&ItemID=309
Ở phần này, chúng ta cùng tìm hiểu hệ sinh thái khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon để có sự so sánh khách quan, rút ra bài học để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Huế.
Phân tích hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Thung lũng Silicon
Phân tích hệ sinh thái tại Thung lũng Silicon, các công ty trụ cột như Apple, Google, Facebook, Oracle, Cisco system giúp startup theo nhiều cách khác nhau, bao gồm: là khách hàng dùng sản phẩm đầu tiên, đầu tư vốn từ hạt giống đến thoái vốn, và cung cấp các nhân sự, kỹ sư và chuyên viên kinh doanh tài năng. Thung lũng Silicon cũng có các trường Đại học Stanford, Đại học California, Berkeley và Santa Clara. Xuất phát từ các công ty trụ cột, trường đại học và nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, Thung lũng Silicon có hàng loạt CEO khởi nghiệp, giám đốc điều hành đến những kỹ sư, nhân viên bán hàng, và nhà tiếp thị tài năng. Thung lũng Silicon có thể cung cấp nguồn nhân lực này cho hoạt động khởi nghiệp mà không ảnh hưởng gì đến việc đi lại thường ngày của các nhân sự này.
Các nhà đầu tư và giám đốc điều hành giàu kinh nghiệm sẽ cố vấn cho các công ty và những nhân tài trẻ tuổi ở đây. Ở cấp độ tập đoàn, sự cố vấn này bao gồm hỗ trợ về tầm nhìn chiến lược, gọi vốn hay các chỉ số đánh giá, thiết kế tổ chức, văn hóa, tuyển nhân sự, phát triển sản phẩm, hay thu hút khách hàng và kết nối đối tác. Bên cạnh đó, các công ty khởi nghiệp cần các loại vốn khác nhau ở các giai đoạn khác nhau và Thung lũng Silicon có dồi dào các loại vốn này.
Cuối cùng, Thung lũng Silicon có tập hợp các giá trị văn hóa ứng xử trong kinh doanh như cho đi mà không kỳ vọng thu được lợi ích ngắn hạn, chấp nhận rủi ro để xâm nhập các thị trường lớn, … Giáo sư George Foster của trường Stanford Business School còn chỉ ra rằng thay vì bao dung thất bại, Thung lũng Silicon sẽ chấp nhận những thất bại thông minh (Smart failure). Những giá trị này giúp mở rộng khả năng tiếp cận với cơ hội của doanh nhân và nhà đầu tư trong khu vực.
Một hệ thống các trường đại học chất lượng trong thành phố
Mô hình Startup Common là một cách nhìn mới về các câu hỏi mà chúng ta đã đặt ra hàng thế kỷ về việc tại sao một số khu vực lại có hoạt động kinh doanh thịnh vượng hơn các khu vực khác.
Nhiều học giả đã đề cao vai trò của các trường đại học, nhân tài và nguồn vốn vào các khu vực này. Những thủ lĩnh xuất chúng không thể tự xây doanh nghiệp nếu không có những tài năng và ý tưởng mới, mà những thứ này thường xuyên đến từ các trường đại học trong khu vực. Sứ mệnh của Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) ngay từ khi thành lập từ năm 1861 đó là tạo ra những ý tưởng đột phá nhất. Thêm vào đó, MIT khuyến khích các giáo sư thực hiện nghiên cứu ứng dụng để bổ khuyết cho mức lương thấp của giáo sư, do đó, dẫn đến sự dịch chuyển một cách tự nhiên các tài năng giữa MIT và các ngành công nghiệp. Người ta đã thống kê rằng cho đến năm 2014, cựu sinh của MIT đã tạo ra 30,200 doanh nghiệp với 1,9 triệu tỉ đô la Mỹ doanh thu, tuyển dụng 4,6 triệu người. Stanford thậm chí còn làm được nhiều hơn khi các cựu sinh đã tạo ra 39,900 doanh nghiệp với 2,7 triệu tỉ đô la Mỹ doanh thu và 5,4 triệu việc làm từ năm 2011. Có vẻ các trường đại học sẽ là cái nôi sinh ra khởi nghiệp.
Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ)
Và trong khi các trường đại học thường là điểm bắt đầu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công trong khu vực, khả năng thu hút của mạng lưới sinh viên tài năng có thể vượt qua cả những rào cản kinh tế đặt ra bởi giá thuê nhà cao, tắc đường và sự bất tiện trong đi lại.
Các thành phố với những trường đại học danh tiếng ở Silicon Valley, Công viên tam giác nghiên cứu, và Austin cho phép những người tốt nghiệp sinh sống ở đó và gặp gỡ nhau. Rất khó để các thành phố khác chen vào bởi sức mạnh của mạng lưới đã được tạo ra, và liên tục tăng trưởng mỗi khi có người mới đến khu vực. Và các nhà đầu tư mạo hiểm muốn ở những nơi mà các tài năng tập trung. Sức mạnh của mạng lưới sẽ vượt trên tất cả các yếu tố mà đáng lẽ đã giết chết Thung lũng Silicon như sinh hoạt phí và thuế cao.
Dù vậy, Startup Common nhấn mạnh vào vai trò của các yếu tố khác như các công ty trụ cột, hay các điển hình thành công, hoạt động cố vấn, và giá trị văn hóa kinh doanh, và từ đó giải thích sự tăng trưởng hay suy thoái của một trung tâm khởi nghiệp.
Có rất nhiều thành phố có các trường đại học, nhưng chỉ một số ít trong đó trở thành môi trường nuôi dưỡng thành công các startup. Ví dụ, lý do mà Cambridge và Palo Alto trở thành địa điểm nổi bật cho khởi nghiệp đó là bởi các giá trị mà những trường đại học hàng đầu như MIT và Stanford trao cho những giáo sư khi làm việc ở đây, cụ thể là tư duy hướng đến việc thực hiện những sản phẩm tiên tiến nhất và hữu dụng cho các ngành công nghiệp. Thành phố Worcester chỉ cách Cambridge 45 kilomet, có 11 trường đại học và cao đẳng nhưng lại không đề cao các giá trị này trong các công tác nghiên cứu của họ. Các doanh nhân tài năng được đào tạo từ Worcester đi đến những nơi như Cambridge và Thung lũng Silicon để hiện thực hóa giấc mơ của mình.
Đón đọc phần 1 và phần 3 của bài viết tại:
Phần 1:
http://startup.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?l=Tintucsukien&ItemID=307
Phần 3:
http://startup.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?l=Tintucsukien&ItemID=309