Startup công nghệ đang dẫn đầu cuộc chơi tại Việt Nam
24/11/2020
Startup công nghệ đang dẫn đầu cuộc chơi tại Việt NamTrong khi các startup thường được hình thành bằng cách ứng dụng các yếu tố công nghệ hiện có vào sản phẩm, dịch vụ để tạo ra mô hình kinh doanh ĐMST (startup ứng dụng công nghệ) thay vì tạo ra các sản phẩm / dịch vụ công nghệ mới (startup công nghệ), nhà đầu tư mạo hiểm và các tập đoàn lớn thường sẽ chấp nhận rủi ro cao và đầu tư vào loại hình startup thứ hai vì chúng thường mang lại giá trị lớn hơn một khi sản phẩm đạt được sự phù hợp với thị trường.Tài sản trí tuệ, quảng bá thương hiệu, thuê ngoài, gọi vốn, dịch vụ chăm sóc khách hàng, v.v. đâu mới là những trọng tâm đối với một startup công nghệ? Việc xác định xem doanh nghiệp là startup công nghệ hay là startup ứng dụng công nghệ và có mô hình kinh doanh ĐMST sẽ giúp doanh nghiệp nhìn ra được những điểm mạnh và điểm yếu, năng lực cốt lõi và kế hoạch phát triển trong tương lai của mình.
Năm nay, vòng sơ khảo của cuộc thi khởi nghiệp thường niên và nổi tiếng nhất dành cho cộng đồng các doanh nghiệp ĐMST tại Việt Nam (TECHFEST 2020) sẽ kết thúc trong một vài tuần tới. Các startup dự thi sẽ tranh tài tại hai bảng thi: Bảng công nghệ và Bảng ĐMST. Nhiều người đang tò mò không biết đến cuối cùng, startup từ bảng thi nào sẽ chiến thắng.
“Nếu nhìn vào quán quân của cuộc thi khởi nghiệp ĐMST quốc gia trong hai năm gần đây, Abivin và MultiGlass, có thể thấy rõ ràng rằng họ đều là những startup bảng công nghệ.” Ông Phạm Dũng Nam, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp Quốc gia (NSSC), BTC TECHFEST, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết.
Về Abivin, vào năm 2018, giám đốc điều hành của startup này tuyên bố đã phát triển được một ứng dụng tối ưu hóa có thể giải quyết bài toán định tuyến đường với những thuật toán độc quyền và thỏa mãn ít nhất 20 điều kiện khác nhau. Đây được mô tả là giải pháp tối ưu hóa chuỗi cung ứng tốt nhất dành cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và khó bị các ông lớn công nghệ trên thế giới bắt kịp.
Tương tự như Abivin, gần đây, MultiGlass đã được cấp bằng sáng chế độc quyền cho kính mắt có thể đo khoảng cách và nhiệt độ cơ thể, sử dụng công nghệ nhận dạng mống mắt, IoT và trí tuệ nhân tạo (AI). Các sản phẩm này sẽ được ứng dụng để giúp người khuyết tật điều khiển máy tính và giúp cho người lái xe tránh khỏi việc ngủ gật khi đang di chuyển trên đường.
Ông Phạm cho hay: “Những startup công nghệ này đòi hỏi phải có nhiều cuộc thử nghiệm, kiểm tra và nghiên cứu tốn nhiều thời gian và kinh phí. Sau đó, thành công của doanh nghiệp sẽ dựa vào khả năng xây dựng các tuyên bố giá trị rõ ràng và hấp dẫn đối với khách hàng như nhấn mạnh vào yếu tố tiến bộ khoa học công nghệ, thứ mà các đối thủ khó có thể bắt chước được.”
Năm ngoái, Abivin đã thành công trong việc tăng các điều kiện mà thuật toán độc quyền của mình có thể đáp ứng được lên 30, tập trung vào việc giải quyết các tiêu chí nghiêm ngặt về vận tải ở các quốc gia ASEAN, nơi mà đường giao thông hẹp, tình trạng giao thông khó dự đoán và thường vận chuyển đa phương thức. Kể từ khi thành lập vào năm 2015, doanh nghiệp này đã mở rộng thị trường sang bốn quốc gia trong khu vực.
“Thay vì chấp nhận nhiều loại rủi ro khác nhau cùng một lúc (ví dụ: vận hành, bất động sản, tồn kho), VC [doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm] thường sẽ loại bỏ một trong số các rủi ro này và họ thường hướng sự quan tâm vào các startup công nghệ, nơi có ít những rủi ro nói trên hơn,” theo ông George Deeb, quản lý quỹ đầu tư tại Red Rocket Ventures và cũng là tác giả của cuốn “101 Bài học về Khởi nghiệp - Cẩm nang dành cho Doanh nhân”. Ông giải thích điều này là do các startup công nghệ dễ mở rộng quy mô hơn vì số người ít hơn và mang lại tiềm năng đầu tư cao hơn.
Mặc dù các startup công nghệ sẽ mang lại lợi nhuận cao, Dries Buytaert, người sáng lập của Drupal, một nền tảng xây dựng trang web dựa trên mã nguồn mở, cho rằng, công nghệ đổi mới sáng tạo có thể chỉ mang lại cho công ty lợi thế cạnh tranh từ 6 đến 18 tháng. Nếu các startup công nghệ không đổi mới công nghệ một cách kịp thời, tiết kiệm và nhanh chóng để thương mại hóa sản phẩm và dịch vụ, họ sẽ khó tránh khỏi một bàn thua trông thấy.
Ở các doanh nghiệp khác, nộp đơn đăng ký bảo hộ bằng sáng chế là một giải pháp nhằm chống lại hành vi bắt chước, ăn theo. Tuy nhiên, điều này đặt ra những thách thức khác cho những người sáng lập.
“Trong vòng 31 tháng kể từ ngày ưu tiên nộp đơn đăng ký sáng chế đầu tiên tại Việt Nam, chúng tôi phải nộp đơn đăng ký độc quyền sáng chế tại các quốc gia khác mà ở đó chúng tôi có khả năng sẽ kinh doanh”, ông Lê Hoàng Anh, CEO của MultiGlass cho biết. “Chưa tính đến thực tế là việc đăng ký và kéo dài thời gian bảo hộ bằng sáng chế ở nước ngoài tốn kém đến mức một công ty khởi nghiệp khó có thể chi trả được”.
Để vượt qua những thử thách này, nhiều startup đã chọn cách hợp tác với các tập đoàn lớn, điều mà nhiều người trước đây từng coi là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp còn non trẻ ở Việt Nam.
MultiGlass đang nỗ lực để có được sự hỗ trợ tại thị trường nước ngoài từ Qualcomm thông qua cuộc thi khởi nghiệp về công nghệ và chương trình ươm tạo tại Việt Nam của tập đoàn này. Abivin, tại chương trình Shark Tank 2018 cũng cho biết rằng họ đang hợp tác với tập đoàn công nghệ toàn cầu đến từ Mỹ, Oracle để phát triển các dịch vụ của mình.
Năm ngoái, Vingroup, một trong những tập đoàn lớn nhất của Việt Nam, đã rót vốn cho 12 dự án công nghệ, bao gồm các startup Việt Nam như V-bee, Earable và Bonbouton.
“Xây dựng quan hệ đối tác giữa các chủ thể sẵn có trong hệ sinh thái khởi nghiệp và các startup là hướng đi đúng đắn, dài hạn trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, theo trích dẫn từ chia sẻ của bà Enrica Sighinolfi, trưởng nhóm Sáng kiến Đề xuất Mới tại Mạng lưới Cơ hội, Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong Sách trắng năm 2018 về sự hợp tác giữa các startup và các tập đoàn.
“Tôi đang nói về một mô hình mà các startup công nghệ có thể đem lại giá trị gia tăng cho những chủ thể hiện tại của hệ sinh thái mà không nhất thiết phải làm ảnh hưởng tới họ,” Sighinolfi nhấn mạnh.
Trong khi các startup thường được hình thành bằng cách ứng dụng các yếu tố công nghệ hiện có vào sản phẩm, dịch vụ để tạo ra mô hình kinh doanh ĐMST (startup ứng dụng công nghệ) thay vì tạo ra các sản phẩm / dịch vụ công nghệ mới (startup công nghệ), nhà đầu tư mạo hiểm và các tập đoàn lớn thường sẽ chấp nhận rủi ro cao và đầu tư vào loại hình startup thứ hai vì chúng thường mang lại giá trị lớn hơn một khi sản phẩm đạt được sự phù hợp với thị trường.
Tài sản trí tuệ, quảng bá thương hiệu, thuê ngoài, gọi vốn, dịch vụ chăm sóc khách hàng, v.v. đâu mới là những trọng tâm đối với một startup công nghệ? Việc xác định xem doanh nghiệp là startup công nghệ hay là startup ứng dụng công nghệ và có mô hình kinh doanh ĐMST sẽ giúp doanh nghiệp nhìn ra được những điểm mạnh và điểm yếu, năng lực cốt lõi và kế hoạch phát triển trong tương lai của mình.
Năm nay, vòng sơ khảo của cuộc thi khởi nghiệp thường niên và nổi tiếng nhất dành cho cộng đồng các doanh nghiệp ĐMST tại Việt Nam (TECHFEST 2020) sẽ kết thúc trong một vài tuần tới. Các startup dự thi sẽ tranh tài tại hai bảng thi: Bảng công nghệ và Bảng ĐMST. Nhiều người đang tò mò không biết đến cuối cùng, startup từ bảng thi nào sẽ chiến thắng.
“Nếu nhìn vào quán quân của cuộc thi khởi nghiệp ĐMST quốc gia trong hai năm gần đây, Abivin và MultiGlass, có thể thấy rõ ràng rằng họ đều là những startup bảng công nghệ.” Ông Phạm Dũng Nam, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp Quốc gia (NSSC), BTC TECHFEST, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết.
Về Abivin, vào năm 2018, giám đốc điều hành của startup này tuyên bố đã phát triển được một ứng dụng tối ưu hóa có thể giải quyết bài toán định tuyến đường với những thuật toán độc quyền và thỏa mãn ít nhất 20 điều kiện khác nhau. Đây được mô tả là giải pháp tối ưu hóa chuỗi cung ứng tốt nhất dành cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và khó bị các ông lớn công nghệ trên thế giới bắt kịp.
Tương tự như Abivin, gần đây, MultiGlass đã được cấp bằng sáng chế độc quyền cho kính mắt có thể đo khoảng cách và nhiệt độ cơ thể, sử dụng công nghệ nhận dạng mống mắt, IoT và trí tuệ nhân tạo (AI). Các sản phẩm này sẽ được ứng dụng để giúp người khuyết tật điều khiển máy tính và giúp cho người lái xe tránh khỏi việc ngủ gật khi đang di chuyển trên đường.
Ông Phạm cho hay: “Những startup công nghệ này đòi hỏi phải có nhiều cuộc thử nghiệm, kiểm tra và nghiên cứu tốn nhiều thời gian và kinh phí. Sau đó, thành công của doanh nghiệp sẽ dựa vào khả năng xây dựng các tuyên bố giá trị rõ ràng và hấp dẫn đối với khách hàng như nhấn mạnh vào yếu tố tiến bộ khoa học công nghệ, thứ mà các đối thủ khó có thể bắt chước được.”
Năm ngoái, Abivin đã thành công trong việc tăng các điều kiện mà thuật toán độc quyền của mình có thể đáp ứng được lên 30, tập trung vào việc giải quyết các tiêu chí nghiêm ngặt về vận tải ở các quốc gia ASEAN, nơi mà đường giao thông hẹp, tình trạng giao thông khó dự đoán và thường vận chuyển đa phương thức. Kể từ khi thành lập vào năm 2015, doanh nghiệp này đã mở rộng thị trường sang bốn quốc gia trong khu vực.
“Thay vì chấp nhận nhiều loại rủi ro khác nhau cùng một lúc (ví dụ: vận hành, bất động sản, tồn kho), VC [doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm] thường sẽ loại bỏ một trong số các rủi ro này và họ thường hướng sự quan tâm vào các startup công nghệ, nơi có ít những rủi ro nói trên hơn,” theo ông George Deeb, quản lý quỹ đầu tư tại Red Rocket Ventures và cũng là tác giả của cuốn “101 Bài học về Khởi nghiệp - Cẩm nang dành cho Doanh nhân”. Ông giải thích điều này là do các startup công nghệ dễ mở rộng quy mô hơn vì số người ít hơn và mang lại tiềm năng đầu tư cao hơn.
Mặc dù các startup công nghệ sẽ mang lại lợi nhuận cao, Dries Buytaert, người sáng lập của Drupal, một nền tảng xây dựng trang web dựa trên mã nguồn mở, cho rằng, công nghệ đổi mới sáng tạo có thể chỉ mang lại cho công ty lợi thế cạnh tranh từ 6 đến 18 tháng. Nếu các startup công nghệ không đổi mới công nghệ một cách kịp thời, tiết kiệm và nhanh chóng để thương mại hóa sản phẩm và dịch vụ, họ sẽ khó tránh khỏi một bàn thua trông thấy.
Ở các doanh nghiệp khác, nộp đơn đăng ký bảo hộ bằng sáng chế là một giải pháp nhằm chống lại hành vi bắt chước, ăn theo. Tuy nhiên, điều này đặt ra những thách thức khác cho những người sáng lập.
“Trong vòng 31 tháng kể từ ngày ưu tiên nộp đơn đăng ký sáng chế đầu tiên tại Việt Nam, chúng tôi phải nộp đơn đăng ký độc quyền sáng chế tại các quốc gia khác mà ở đó chúng tôi có khả năng sẽ kinh doanh”, ông Lê Hoàng Anh, CEO của MultiGlass cho biết. “Chưa tính đến thực tế là việc đăng ký và kéo dài thời gian bảo hộ bằng sáng chế ở nước ngoài tốn kém đến mức một công ty khởi nghiệp khó có thể chi trả được”.
Để vượt qua những thử thách này, nhiều startup đã chọn cách hợp tác với các tập đoàn lớn, điều mà nhiều người trước đây từng coi là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp còn non trẻ ở Việt Nam.
MultiGlass đang nỗ lực để có được sự hỗ trợ tại thị trường nước ngoài từ Qualcomm thông qua cuộc thi khởi nghiệp về công nghệ và chương trình ươm tạo tại Việt Nam của tập đoàn này. Abivin, tại chương trình Shark Tank 2018 cũng cho biết rằng họ đang hợp tác với tập đoàn công nghệ toàn cầu đến từ Mỹ, Oracle để phát triển các dịch vụ của mình.
Năm ngoái, Vingroup, một trong những tập đoàn lớn nhất của Việt Nam, đã rót vốn cho 12 dự án công nghệ, bao gồm các startup Việt Nam như V-bee, Earable và Bonbouton.
“Xây dựng quan hệ đối tác giữa các chủ thể sẵn có trong hệ sinh thái khởi nghiệp và các startup là hướng đi đúng đắn, dài hạn trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, theo trích dẫn từ chia sẻ của bà Enrica Sighinolfi, trưởng nhóm Sáng kiến Đề xuất Mới tại Mạng lưới Cơ hội, Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong Sách trắng năm 2018 về sự hợp tác giữa các startup và các tập đoàn.
“Tôi đang nói về một mô hình mà các startup công nghệ có thể đem lại giá trị gia tăng cho những chủ thể hiện tại của hệ sinh thái mà không nhất thiết phải làm ảnh hưởng tới họ,” Sighinolfi nhấn mạnh.