24/11/2020
Dịch vụ thanh toán trực tuyến - mô hình FinTech đáng kỳ vọng Kể từ khi làn sóng các doanh nghiệp startup tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là tài chính nổi lên sau đợt khủng hoảng năm 2008 thì FinTech (công nghệ tài chính) nhanh chóng trở thành đại diện tiêu biểu cho cuộc cách mạng kỹ thuật số. Tiềm năng vô hạn của loại hình này được chứng minh qua các con số đầu tư “khủng” vào FinTech toàn cầu. Theo đó, mức đầu tư đã đạt mốc 20 tỷ USD vào năm 2016 và dự kiến sẽ lên đến 120 tỷ USD vào năm 2020.Các mô hình FinTech hiện có trên toàn cầu
Theo In Lee, trên toàn cầu có tổng cộng 6 mô hình kinh doanh Fintech chủ yếu, bao gồm:
Mô hình huy động vốn cộng đồng
Mô hình kinh doanh dịch vụ quản lý tài sản
Mô hình kinh doanh dịch vụ thanh toán
Mô hình kinh doanh trên thị trường vốn
Mô hình kinh doanh bảo hiểm
Mô hình kinh doanh cho vay ngang hàng P2P (Peer-to-peer)
Vì sao dịch vụ thanh toán trực tuyến lại đáng được kỳ vọng?
Thị trường mà mô hình thanh toán trực tuyến hướng đến chủ yếu là thanh toán cho khách hàng cá nhân và các đơn vị bán lẻ. Thị trường này bao gồm ví điện tử, trao đổi ngoại tệ, chuyển tiền, thanh toán trực tuyến, ngân hàng qua thiết bị di động. Tất cả đều giúp khách hàng thanh toán nhanh, dễ dàng, tiện lợi và có khả năng truy cập đa kênh.
Hơn thế, ta có thể thấy rõ dịch vụ này đã đáp ứng đúng và đủ các nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, mang lại các những lợi ích thiết thực như:
Đa dạng dịch vụ thanh toán: Từ thanh toán dịch vụ cơ bản điện, nước, cáp quang,... đến các dịch vụ chuyển/nhận tiền, thanh toán bảo hiểm, khoản vay, vé xem phim,...
Thao tác thanh toán nhanh chóng: so với các dịch vụ tài chính khác, giao diện thanh toán trực tuyến được thiết kế đơn giản, dễ hiểu và dễ thao tác. Chỉ cần vài chạm nhẹ trên ứng dụng, khách hàng đã có thể thanh toán thành công hóa đơn của mình.
Giảm thiểu tối đa chi phí ở các tổ chức liên quan: với việc hoạt động hiệu quả, nhanh chóng và giảm tải thời gian xác nhận, thu tiền tại các điểm thu, các ứng dụng thanh toán trực tuyến vì vậy mà ghi điểm mạnh mẽ với các tổ chức, doanh nghiệp liên quan, giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực và tối ưu chi phí vận hành.
Ngoài ra, các công ty đầu tư vào Fintech hiện nay khi tập trung vào lĩnh vực thanh toán đều có khả năng thu hút khách hàng một cách nhanh chóng với chi phí thấp bởi các chương trình tiếp thị, siêu ưu đãi hấp dẫn,... Hơn thế, đây còn một trong những lĩnh vực có mức độ cải tiến và áp dụng phổ biến nhất.
Trên thế giới, những ví dụ thành công của mô hình này được biết đến rộng rãi như: PayPal, TransferWise hay HyperWallet. Với nền tảng kỹ thuật số hiệu quả, các công ty nói trên đã phát triển nhanh chóng và có lượng khách hàng cơ sở ngày càng tăng. Bằng chứng là PayPal đã xử lý thành công 1,73 tỷ đô la Mỹ trong các giao dịch của quý I/2019, tăng 30% so với cùng kỳ.
Tính riêng tại Việt Nam, đã có đến 28 ví điện tử được cấp phép hoạt động nhưng trên thực tế, 80-90% thị phần thuộc về những ông lớn như MoMo, Payoo, SenPay, AirPay, Moca, và ZaloPay. Hầu hết các doanh nghiệp này đến tập trung phát triển hệ sinh thái riêng và đủ lớn ngay từ ban đầu.
Cùng với năng lực và mô hình sẵn có của mình, các doanh nghiệp hay tổ chức tài chính cần trang bị thêm nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu phát triển Fintech để ngày càng hoàn hảo hơn nữa, góp phần thay đổi các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống, giảm thiểu quy trình tại các kênh phân phối, đặc biệt là dịch vụ về tiền tệ. FinTech trong tương lai được dự đoán sẽ càng bùng nổ và phổ biến hơn nữa với triển vọng thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh tại ngân hàng.
Kể từ khi làn sóng các doanh nghiệp startup tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là tài chính nổi lên sau đợt khủng hoảng năm 2008 thì FinTech (công nghệ tài chính) nhanh chóng trở thành đại diện tiêu biểu cho cuộc cách mạng kỹ thuật số. Tiềm năng vô hạn của loại hình này được chứng minh qua các con số đầu tư “khủng” vào FinTech toàn cầu. Theo đó, mức đầu tư đã đạt mốc 20 tỷ USD vào năm 2016 và dự kiến sẽ lên đến 120 tỷ USD vào năm 2020.
Các mô hình FinTech hiện có trên toàn cầu
Theo In Lee, trên toàn cầu có tổng cộng 6 mô hình kinh doanh Fintech chủ yếu, bao gồm:
- Mô hình huy động vốn cộng đồng
- Mô hình kinh doanh dịch vụ quản lý tài sản
- Mô hình kinh doanh dịch vụ thanh toán
- Mô hình kinh doanh trên thị trường vốn
- Mô hình kinh doanh bảo hiểm
- Mô hình kinh doanh cho vay ngang hàng P2P (Peer-to-peer)
Vì sao dịch vụ thanh toán trực tuyến lại đáng được kỳ vọng?
Thị trường mà mô hình thanh toán trực tuyến hướng đến chủ yếu là thanh toán cho khách hàng cá nhân và các đơn vị bán lẻ. Thị trường này bao gồm ví điện tử, trao đổi ngoại tệ, chuyển tiền, thanh toán trực tuyến, ngân hàng qua thiết bị di động. Tất cả đều giúp khách hàng thanh toán nhanh, dễ dàng, tiện lợi và có khả năng truy cập đa kênh.
Hơn thế, ta có thể thấy rõ dịch vụ này đã đáp ứng đúng và đủ các nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, mang lại các những lợi ích thiết thực như:
- Đa dạng dịch vụ thanh toán: Từ thanh toán dịch vụ cơ bản điện, nước, cáp quang,... đến các dịch vụ chuyển/nhận tiền, thanh toán bảo hiểm, khoản vay, vé xem phim,...
- Thao tác thanh toán nhanh chóng: so với các dịch vụ tài chính khác, giao diện thanh toán trực tuyến được thiết kế đơn giản, dễ hiểu và dễ thao tác. Chỉ cần vài chạm nhẹ trên ứng dụng, khách hàng đã có thể thanh toán thành công hóa đơn của mình.
- Giảm thiểu tối đa chi phí ở các tổ chức liên quan: với việc hoạt động hiệu quả, nhanh chóng và giảm tải thời gian xác nhận, thu tiền tại các điểm thu, các ứng dụng thanh toán trực tuyến vì vậy mà ghi điểm mạnh mẽ với các tổ chức, doanh nghiệp liên quan, giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực và tối ưu chi phí vận hành.
Ngoài ra, các công ty đầu tư vào Fintech hiện nay khi tập trung vào lĩnh vực thanh toán đều có khả năng thu hút khách hàng một cách nhanh chóng với chi phí thấp bởi các chương trình tiếp thị, siêu ưu đãi hấp dẫn,... Hơn thế, đây còn một trong những lĩnh vực có mức độ cải tiến và áp dụng phổ biến nhất.
Trên thế giới, những ví dụ thành công của mô hình này được biết đến rộng rãi như: PayPal, TransferWise hay HyperWallet. Với nền tảng kỹ thuật số hiệu quả, các công ty nói trên đã phát triển nhanh chóng và có lượng khách hàng cơ sở ngày càng tăng. Bằng chứng là PayPal đã xử lý thành công 1,73 tỷ đô la Mỹ trong các giao dịch của quý I/2019, tăng 30% so với cùng kỳ.
Tính riêng tại Việt Nam, đã có đến 28 ví điện tử được cấp phép hoạt động nhưng trên thực tế, 80-90% thị phần thuộc về những ông lớn như MoMo, Payoo, SenPay, AirPay, Moca, và ZaloPay. Hầu hết các doanh nghiệp này đến tập trung phát triển hệ sinh thái riêng và đủ lớn ngay từ ban đầu.
Cùng với năng lực và mô hình sẵn có của mình, các doanh nghiệp hay tổ chức tài chính cần trang bị thêm nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu phát triển Fintech để ngày càng hoàn hảo hơn nữa, góp phần thay đổi các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống, giảm thiểu quy trình tại các kênh phân phối, đặc biệt là dịch vụ về tiền tệ. FinTech trong tương lai được dự đoán sẽ càng bùng nổ và phổ biến hơn nữa với triển vọng thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh tại ngân hàng.