Điểm mặt những mô hình kinh doanh E-commerce thành công nhất hiện nay
Kỷ nguyên công nghệ số phát triển mạnh mẽ kéo theo sự bùng nổ đáng kinh ngạc của thị trường E-commerce (thương mại điện tử) trong những năm gần đây. Nhờ vậy mà không ít doanh nghiệp lớn nhỏ tham gia vào cuộc đua đầu tư E-commerce với tham vọng chiếm thị phần màu mỡ này trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh các startup phát triển và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng thì vẫn tồn tại những doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản. Vậy, những mô hình kinh doanh E-commerce nào là thành công nhất hiện nay? Bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.
Kỷ nguyên công nghệ số phát triển mạnh mẽ kéo theo sự bùng nổ đáng kinh ngạc của thị trường E-commerce (thương mại điện tử) trong những năm gần đây. Nhờ vậy mà không ít doanh nghiệp lớn nhỏ tham gia vào cuộc đua đầu tư E-commerce với tham vọng chiếm thị phần màu mỡ này trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh các startup phát triển và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng thì vẫn tồn tại những doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản. Vậy, những mô hình kinh doanh E-commerce nào là thành công nhất hiện nay? Bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.
 
Các mô hình E-commerce điển hình trên toàn cầu
 
Mô hình B2B E-commerce (Business to Business)
 
Là hình thức giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác qua sàn thương mại điện tử, tạo ra một môi trường cung cấp sản phẩm, dịch vụ trực tuyến với sự góp mặt của hàng nghìn doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Mọi giao dịch thường được minh bạch và nhanh gọn, góp phần giảm thiểu được chi phí tiếp thị truyền thống và phân phối sản phẩm. Phần lớn những công ty thuộc danh mục này thường là các nhà cung cấp dịch vụ.
 
Những công ty toàn cầu phổ biến với mô hình này có thể kể đến Avery Dennison tại Mỹ chuyên cung cấp các giải pháp đóng gói, in ấn, dán nhãn cho doanh nghiệp, Alibaba (Trung Quốc) là nền tảng giúp kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với các doanh nghiệp toàn cầu hay EnSafeCo được biết đến với các sản phẩm công nghiệp giúp doanh nghiệp bảo vệ môi trường.
 
Mô hình B2C E-commerce (Business to Customer)
 
Đây là mô hình phổ biến nhất trong E-commerce bởi sự kết nối trực tiếp từ doanh nghiệp đến tận tay khách hàng cuối qua các website thương mại điện tử hoặc các kênh giao dịch trực tuyến. Với mô hình B2C, cả 2 bên đều có lợi vì doanh nghiệp vừa cắt giảm được các loại chi phí truyền thống cũng như nhân lực và khách hàng vừa được mua với giá cả rẻ hơn, có thể mua mọi lúc, mọi nơi.
 
Các mô hình E-commerce B2C tại Việt Nam được hưởng ứng và phát triển rộng rãi, bằng chứng là khách hàng đã quá quen với việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada hay Sendo,… Điều này không những làm thay đổi thói quen người dùng truyền thống mà còn thúc đẩy doanh số bán hàng từ cửa hàng trực tuyến tại doanh nghiệp. Dự đoán vào cuối năm 2020, con số tăng trưởng của các doanh nghiệp E-commerce sẽ đạt 78% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Mua hàng trên các trang thương mại điện tử ngày càng phổ biến tại Việt Nam
 
Mô hình C2C E-commerce (Customer to Customer)
 
Cũng tương tự như B2B nhưng tại mô hình C2C E-commerce, đối tượng tham gia là người tiêu dùng với người tiêu dùng qua kênh thương mại trực tuyến. Ví dụ thường thấy cho mô hình C2C hằng ngày là người bán bán lại sản phẩm của mình cho người mua có nhu cầu trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram) hay trên các kênh thương mại điện tử trực tuyến (Ebay, Shopee, Amazon).
 
Mô hình C2B E-commerce (Customer to Business)
 
Mô hình này diễn ra khi người tiêu dùng có nhu cầu bán các sản phẩm/dịch vụ của mình cho một doanh nghiệp nào đó. Dễ hiểu hơn là khi khi bạn trồng rau quả sạch và liên hệ để kết hợp với các tổ chức/siêu thị để các sản phẩm của mình được bày bán trong hệ thống. Điều này còn làm nâng cao và lan tỏa thương hiệu của mình đến từng khách hàng.
 
Ngoài những mô hình E-commerce kể trên thì các thị trường ngách như B2G (Business to Government), G2G (Government to Government) hay G2C (Government to Citizen) cũng đã và đang được triển khai.
 
Một doanh nghiệp startup E-commerce muốn tồn tại và phát triển vững chắc trên thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay cần được trang bị kỹ năng và kiến ​​thức chuyên sâu về thị trường, đặc biệt về mô hình kinh doanh phù hợp với đối tượng khách hàng nhắm đến để có chiến lược phát triển hiệu quả. Hy vọng với bài viết về các mô hình Ecommerce điển hình bên trên, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhất.