Trợ lý ảo trực tuyến: Xu hướng mới của các mô hình kinh doanh công nghệ
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của AI và khoa học máy tính, những ông lớn như Google, Amazon, Apple,... đã triển khai trợ lý ảo trực tuyến như một xu thế không thể thiếu trong những năm gần đây. Thông thường, những "trợ lý" thông minh này được tích hợp vào điện thoại, ứng dụng và xuất hiện, làm theo các yêu cầu của "chủ nhân" thông qua giọng nói. Điều này mang lại nhiều lợi ích và giá trị thiết thực cho doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn các xu hướng và cách mà mô hình AI này hoạt động.
Trợ lý ảo - một trong những nhân tố làm nên sự thành công của những ông lớn
 
Với việc lưu trữ đến hàng triệu từ và cụm từ, các trợ lý thông minh không bị hạn chế bởi một ngôn ngữ nào nhất định. Chính vì vậy, việc sử dụng giọng nói để điều khiển những công việc thường ngày hay điều khiển từ xa (qua internet vạn vật IoT) tạo sự thuận lợi và tăng hiệu suất rõ rệt với người dùng. Không những thế, điều này còn khiến mọi thứ trở nên thú vị hơn, kích thích lượng truy cập tìm kiếm (trên Google Assistant) và tăng rõ rệt số lượng sản phẩm được bán ra (Apple, Samsung). Những công việc mà trợ lý kỹ thuật số thường đảm nhiệm thường là:
 
Tìm kiếm thông tin, tin tức
Điều khiển thiết bị thông minh
Mở ứng dụng bất kỳ và thực hiện cuộc gọi theo yêu cầu
Đọc thông báo, đặt và nhắc nhở lịch hẹn
Trả lời các câu hỏi
Quản lý các công việc hàng ngày,...
 
Thậm chí, hiện nay, Alexa (Amazon) hay Siri (Apple) còn có thể hát, trò chuyện, nói đùa với người dùng và còn nhiều hơn thế. Các nền tảng về hệ điều hành mà trợ lý ảo được tích hợp hoạt động cũng khá phổ biến như:  Windows, iOS, Android,... dễ dàng kết nối với bất kỳ thiết bị thông minh trong nhà. Công nghệ này còn đặc biệt hữu ích với những người khiếm thị.
 
Mô hình trợ lý ảo được hoạt động như thế nào?
 
Trợ lý giọng nói thường hoạt động dựa vào hệ thống Nhận dạng giọng nói tự động (ASR) qua 3 cấp độ, bắt đầu với việc thu thập âm thanh từ micro và chia nhỏ thành các âm vị để xử lý thành văn bản. Âm vị giúp đo lường cơ bản nhằm nhận dạng giọng nói người dùng, nó mang lại kết quả tốt hơn quá trình giải mã từ vì bỏ qua các giới hạn về ngữ cảnh. Cuối cùng, hệ thống sẽ mô hình hóa ngôn ngữ nhằm tìm kiếm thông tin xác suất theo ngữ cảnh được ghi lại.
 
Tất cả những điều này đều xử lý bởi AI mà không cần sự tác động của người dùng, vì vậy, trong một số trường hợp, phát sinh lỗi là điều không thể tránh khỏi. Các nhà lập trình thường giảm tỷ lệ lỗi xuất hiện bằng việc thiết lập bổ sung các thuật toán học máy, giúp sửa các lỗi thường gặp như chính tả, điều chỉnh thông tin, phân tích bối cảnh và xác suất nhằm xác định những gì người dùng đang cố gắng nói.
 
Về cơ bản, cả 3 các trợ lý ảo phổ biến Google Assistant, Cortana và Siri tuy khác nhau về cấu trúc nhưng đều hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ mạng nơron (như các mạng trong tế bào não người) ở sâu ở phần backend. Mô hình trợ lý ảo được cung cấp miễn phí trên các thiết bị công nghệ mà những ông lớn này phát hành như Ipad, điện thoại di động, laptop, Ipod, đồng hồ thông minh và các thiết bị điện tử gia đình khác như một phần giá trị tăng thêm đối với người dùng.
 
Sự tiên phong và thành công dẫn đầu trong trợ lý ảo trực tuyến của những ông lớn trong ngành được xem là xu hướng mới của các mô hình kinh doanh trong những năm về sau, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực AI. Trợ lý ảo  trở thành cánh tay đắc lực hỗ trợ con người trong mọi lĩnh vực, điều này chỉ còn là vấn đề thời gian. Cùng đón chờ những bức phá ngoạn mục ở các công ty công nghệ trong tương lai gần nhé!