07/11/2017
Các nguyên tắc đổi mớiChúng ta chỉ có thể thảo luận và trình bày dưới dạng thực tiễn đổi mới những đổi mới có chủ đích là kết quả của sự phân tích, hệ thống và quá trình làm việc chăm chỉ. Đổi mới có hệ thống, có mục đích chiếm ít nhất 90 phần trăm những đổi mới đem lại hiệu quả. Hầu như tất cả các bác sĩ giàu kinh nghiệm đều từng một lần chứng kiến “Liệu pháp kỳ diệu”. Một bệnh nhân mắc bệnh nan y giai đoạn cuối đột nhiên phục hồi - đôi khi là tự phát, đôi khi là do đi đến các thầy lang chữa bệnh, hoặc có thể do chuyển sang một chế độ ăn uống vô bổ nào đó, hoặc có thể là do ngủ ngày và thức đêm. Chỉ có một kẻ ngớ ngẩn mới phủ nhận các “liệu pháp kỳ diệu” như vậy và coi chúng là "phản khoa học". Tuy nhiên, không có bác sĩ nào dám đưa các liệu pháp thần bí này vào sách giáo khoa hay vào một khóa học để giảng dạy cho sinh viên y khoa. Các liệu pháp này cũng không thể được nhân rộng, không thể được giảng dạy, không thể được học hỏi. Chúng cũng hiếm khi xảy ra và phần lớn các ca bệnh nan y giai đoạn cuối đều dẫn đến tử vong.
Tương tự như vậy, cũng có những đổi mới không hề dựa trên bất kỳ nguồn gốc nào như đã được mô tả trong các số Bản tin trước, các sáng kiến không phát triển một cách có tổ chức, có mục đích, có hệ thống. Có những nhà đổi mới “gặp may” và những sáng kiến của họ là kết quả của một "phút bất chợt của thiên tài" chứ không phải là quá trình làm việc vất vả, có tổ chức, có mục đích. Nhưng những đổi mới như vậy không thể được nhân rộng. Chúng không thể được giảng dạy và không thể được học hỏi. Không có cách nào để dạy một ai đó làm thế nào để trở thành một thiên tài. Nhưng trái với những gì chúng ta thường nghĩ về đổi mới, "phút bất chợt của thiên tài" rất hiếm khi xảy ra.
Chúng ta chỉ có thể thảo luận và trình bày dưới dạng thực tiễn đổi mới những đổi mới có chủ đích là kết quả của sự phân tích, hệ thống và quá trình làm việc chăm chỉ. Đổi mới có hệ thống, có mục đích chiếm ít nhất 90 phần trăm những đổi mới đem lại hiệu quả. Và những người tham gia vào đổi mới, cũng như trong mọi lĩnh vực khác, sẽ chỉ đạt được hiệu quả khi nắm vững các nguyên tắc đổi mới.
Vậy đâu là nguyên tắc cốt lõi của đổi mới? Có một số việc nên làm, cũng có một số việc không nên làm và có một số điều kiện để đổi mới có thể thành công.
VIỆC NÊN LÀM
1. Đổi mới có mục đích, có hệ thống bắt đầu bằng việc phân tích các cơ hội mở ra từ bẩy nguồn gốc đổi mới. Mỗi nguồn gốc đổi mới có tầm quan trọng khác nhau ở những thời điểm khác nhau và trong từng ngành nghề khác nhau. Ví dụ, người đổi mới trong quy trình sản xuất giấy đang nỗ lực để đi tìm mắt xích còn thiếu, nơi yếu tố mâu thuẫn giữa các thực thể kinh tế rất rõ ràng, có lẽ không cần quá quan tâm đến nhân khẩu học. Ngược lại, nếu bạn đang đổi mới một công cụ xã hội nào đó nhằm thoả mãn một nhu cầu vừa nảy sinh từ thay đổi nhân khẩu học, có lẽ bạn có thể bỏ qua kiến thức mới. Nhưng tất cả các nguồn gốc đổi mới cần được phân tích và nghiên cứu có hệ thống. Quá trình tìm kiếm phải được thực hiện một cách thường xuyên và có tổ chức.
2. Đổi mới không chỉ đòi hỏi bạn nắm vững các nguyên tắc mà còn đòi hỏi bạn phải có sự nhạy bén. Người thực hiện đổi mới cần phải đi ra ngoài để tìm kiếm, hỏi han, lắng nghe. Người đổi mới thành công là những người phát huy được tối đa năng lực của toàn bộ bộ não. Chỉ nhìn vào các con số không thôi chưa đủ mà còn cần phải nhìn vào con người để phân tích xem đổi mới như thế nào mới đáp ứng được cơ hội mà đổi mới đang mở ra. Và sau đó người đổi mới bước ra ngoài và quan sát khách hàng, người sử dụng, để xem kỳ vọng của họ, giá trị của họ, nhu cầu của họ là gì.
Từ đó người đổi mới nhận thức được cách tiếp cận này hay cách tiếp cận kia có phù hợp với kỳ vọng hoặc thói quen của những người phải sử dụng nó hay không. Và sau đó có thể đặt câu hỏi: "Sự đổi mới này phải phản ánh cái gì thì những khách hàng tiềm năng sẽ muốn sử dụng nó và xem nó là cơ hội của họ?" Nếu không đổi mới sẽ rơi vào trường hợp như đã xảy ra với nhà sản xuất phần mềm giáo dục hàng đầu của Mỹ bị các giáo viên đồng loạt không sử dụng. Thay vì coi máy tính như công cụ hỗ trợ đắc lực, các giáo viên lại coi chúng như kẻ thù.
3. Muốn hiệu quả, đổi mới nhất thiết phải đơn giản và có tính tập trung. Chỉ nên thực hiện một việc, nếu thực hiện đồng thời nhiều việc sẽ gây ra tình trạng lộn xộn. Đổi mới phải đủ đơn giản để có thể sửa chữa, hoàn thiện. Mọi đổi mới thành công đều phải thật đơn giản. Thật vậy, lời khen ngợi lớn nhất mà người đổi mới có thể nhận được là: "Điều này đơn giản vậy mà tại sao tôi không nghĩ ra?"
Ngay cả khi đổi mới hướng tới việc tạo ra cách sử dụng mới và thị trường mới, nó vẫn cần phải dựa trên một ứng dụng cụ thể, rõ ràng và được thiết kế cẩn thận. Người đổi mới cần phải trả lời cho câu hỏi đổi mới sẽ thoả mãn nhu cầu nào? Đâu là sản phẩm cuối cùng mà nó cung cấp cho thị trường?
4. Những đổi mới hiệu quả bắt đầu từ những việc nhỏ chứ không phải từ các việc lớn và luôn nhắm vào một mục tiêu cụ thể nào đó. Chiếc xe điện ra đời dựa trên mục tiêu làm sao phương tiện có thể được cấp năng lượng khi chạy trên đường ray. Một mục tiêu hết sức bình thường như làm sao nhét đầy hộp diêm một số lượng que diêm cho trước đã làm nền tảng giúp một nhóm người Thuỵ Điển nắm giữ vị trí độc quyền về diêm trên phạm vi toàn thế giới trong suốt gần nửa thế kỷ. Trong khi đó, những ý tưởng phô trương, những kế hoạch nhằm “cách mạng hoá ngành công nghiệp” chẳng mấy khi thành công.
Đổi mới quy mô nhỏ còn đem lại một lợi thế quan trọng. Trong giai đoạn mới khởi nghiệp, nó sẽ cho phép người đổi mới sống sót mà không cần nhiều vốn cũng như nhân lực. Nếu không, người đổi mới sẽ không có đủ thời gian để sửa chữa, hoàn thiện, tái tổ chức, tái cơ cấu nhằm thích nghi hoàn với hoàn cảnh mới. Đổi mới hiếm khi thành công ngay lập tức. Chỉ với quy mô nhỏ, với đòi hỏi về vốn và nhân lực khiêm tốn, người đổi mới mới có thể tạo ra những thay đổi cần thiết.
5. Một đổi mới thành công luôn nhằm vào vị trí dẫn đầu. Nó không nhất thiết phải trở thành một "doanh nghiệp lớn"; trên thực tế, không ai có thể nói trước một đổi mới nhất định sẽ có kết thúc bằng một doanh nghiệp lớn hay chỉ là một doanh nghiệp khiêm tốn. Nhưng nếu đổi mới không nhằm mục đích dẫn đầu ngay từ khi mới bắt đầu, hoặc chưa đủ mới mẻ, thì sẽ không có khả năng tự thiết lập. Có nhiều chiến lược kinh doanh (Chúng tôi sẽ trình bày trong các số Bản tin sau), từ các chiến lược thống lĩnh ngành công nghiệp, thị trường, đến các chiến lược tìm kiếm, sở hữu “khe hở thị trường” trong quy trình hoặc thị trường. Tuy nhiên, mọi chiến lược mang tính khởi nghiệp, tức là các chiến lược khai thác đổi mới, đều hướng đến vị trí dẫn đầu trong một môi trường nhất định. Nếu không họ chỉ đơn giản là tạo ra cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh.
VIỆC KHÔNG NÊN LÀM
Sau đây là một số ít việc không nên làm:
1. Điều đầu tiên đơn giản là đừng cố tỏ ra thông minh. Một đổi mới quá thông minh, cho dù trong thiết kế hoặc thực hiện, gần như chắc chắn thất bại bởi những người trực tiếp thực hiện đổi mới là những người hết sức bình thường.
2. Đừng đa dạng hóa, đừng chia nhỏ, đừng cố gắng làm quá nhiều việc cùng một lúc. Đây là hệ quả tất yếu của một việc “nên làm” như trình trong phần trên: Phải tập trung! Những đổi mới đi quá xa yếu tố cốt lõi là một đổi mới lạc lối. Nó sẽ mãi mãi chỉ dừng lại ở mức ý tưởng và không trở thành đổi mới. Yếu tố cốt lõi không phải là công nghệ hay kiến thức. Trên thực tế, kiến thức thị trường thường đem lại tính thống nhất cao hơn trong bất cứ tổ chức nào, dù là doanh nghiệp hay dịch vụ công, so với kiến thức hoặc công nghệ. Trong mọi trường hợp, đổi mới nhất thiết phải có yếu tố cốt lõi. Yếu tố cốt lõi của đổi mới định hướng mọi nỗ lực của nhóm người đổi mới, tăng cường sự đoàn kết và hiểu biết cần thiết lẫn nhau.
3. Cuối cùng, đừng cố gắng đổi mới cho tương lai.
Luôn đổi mới cho hiện tại! Đổi mới có thể có tác động trong tương lai xa; đổi mới có thể phải mất hai mươi năm sau đó để có thể phát huy đầy đủ tiềm năng của nó nhưng nó buộc phải có ứng dụng thực tiễn ngay tại thời điểm này. Máy vi tính chỉ thực sự bắt đầu có tác động đáng kể đến cách làm việc trong các doanh nghiệp cho đến đầu những năm 1970, 25 năm sau khi những mô hình đầu tiên được giới thiệu. Nhưng kể từ ngày đầu tiên ra mắt, máy vi tính đã có một số ứng dụng cụ thể, cho dù là tính toán khoa học, lập bảng lương, hay mô phỏng quy trình điều khiển máy bay trong công tác huấn luyện phi công. Chiến lược "Trong 25 năm nữa sẽ có đủ người già để họ cần đến sự đổi mới của chúng ta" là quá mạo hiểm. Bạn phải nói, "Ngay lúc này đây, số người già đủ để khiến cho đổi mới của chúng ta tạo ra sự khác biệt cho họ. Tất nhiên, thời gian lại ủng hộ chúng ta. 25 năm sau, sẽ có nhiều người già hơn bây giờ".
BA ĐIỀU KIỆN
Cuối cùng là ba điều kiện cần thiết để đổi mới có thể thành công. Tất cả ba điều kiện này đều hiển nhiên nhưng chúng thường bị bỏ qua.
1. Đổi mới là công việc. Nó đòi hỏi kiến thức. Nó thường đòi hỏi sự khéo léo. Một số người là những nhà đổi mới tài năng hơn những người khác. Ngoài ra, người đổi mới hiếm khi làm việc trong nhiều lĩnh vực. Ngay cả với năng lực đổi mới phi thường của mình, Edison cũng chỉ làm việc trong lĩnh vực điện. Và một nhà đổi mới trong lĩnh vực tài chính, chẳng hạn như Citibank ở New York cũng không có khả năng đổi mới trong bán lẻ hay chăm sóc sức khoẻ. Như trong bất kỳ bao loại công việc khác, người đổi mới cần có tài năng, có sự khéo léo, có khuynh hướng. Nhưng trên tất cả, đổi mới là công việc khó khăn, đòi hỏi sự tập trung, sự siêng năng, kiên trì và có mục đích. Nếu thiếu những phẩm chất này, cho dù có tài năng, sự khéo léo, hoặc kiến thức nhiều đến đâu cũng sẽ đều vô ích.
2. Để thành công, người đổi mới phải dựa vào sức mạnh của chính mình. Những người đổi mới thành công tìm kiếm các cơ hội trong một phạm vi rộng. Nhưng sau đó họ luôn tự hỏi: "Trong số những cơ hội này, cơ hội nào phù hợp với tôi nhất, cơ hội nào phù hợp với công ty của tôi nhất và nếu khai thác những cơ hội này thì chúng tôi (hoặc tôi) có thể phát huy được điểm mạnh nào của mình?" Đây có thể là điều kiện chung của mọi loại công việc nhưng nó đặc biệt quan trọng trong đổi mới do người đổi mới sẽ bị đánh bại nếu anh ta hoạt động trong lĩnh vực không phải là sở trường của mình và chỉ khi thực sự yêu thích việc mình làm thì người đổi mới mới sẵn sàng, nỗ lực, kiên trì không mệt mỏi để đưa đổi mới đến thành công. Doanh nghiệp luôn thất bại khi không tuyệt đối tôn trọng công việc kinh doanh của mình. Chưa một công ty dược nào từng thành công khi kinh doanh son môi, nước hoa vì đối với ban lãnh đạo có đầu óc khoa học của các công ty dược, son môi và nước hoa là một thứ gì đó quá phù phiếm.
3. Cuối cùng, đổi mới là một hiệu ứng đối với nền kinh tế và xã hội, một thay đổi hành vi của khách hàng, giáo viên, nông dân, bác sĩ phẫu thuật mắt - của con người nói chung. Hoặc đó là một sự thay đổi trong một quy trình - nghĩa là trong cách mọi người làm việc và sản xuất ra cái gì đó. Sự đổi mới luôn luôn phải gắn với thị trường, tập trung vào thị trường, định hướng theo thị trường.
Chúng ta chỉ có thể thảo luận và trình bày dưới dạng thực tiễn đổi mới những đổi mới có chủ đích là kết quả của sự phân tích, hệ thống và quá trình làm việc chăm chỉ. Đổi mới có hệ thống, có mục đích chiếm ít nhất 90 phần trăm những đổi mới đem lại hiệu quả.
Hầu như tất cả các bác sĩ giàu kinh nghiệm đều từng một lần chứng kiến “Liệu pháp kỳ diệu”. Một bệnh nhân mắc bệnh nan y giai đoạn cuối đột nhiên phục hồi - đôi khi là tự phát, đôi khi là do đi đến các thầy lang chữa bệnh, hoặc có thể do chuyển sang một chế độ ăn uống vô bổ nào đó, hoặc có thể là do ngủ ngày và thức đêm. Chỉ có một kẻ ngớ ngẩn mới phủ nhận các “liệu pháp kỳ diệu” như vậy và coi chúng là "phản khoa học". Tuy nhiên, không có bác sĩ nào dám đưa các liệu pháp thần bí này vào sách giáo khoa hay vào một khóa học để giảng dạy cho sinh viên y khoa. Các liệu pháp này cũng không thể được nhân rộng, không thể được giảng dạy, không thể được học hỏi. Chúng cũng hiếm khi xảy ra và phần lớn các ca bệnh nan y giai đoạn cuối đều dẫn đến tử vong.
Tương tự như vậy, cũng có những đổi mới không hề dựa trên bất kỳ nguồn gốc nào như đã được mô tả trong các số Bản tin trước, các sáng kiến không phát triển một cách có tổ chức, có mục đích, có hệ thống. Có những nhà đổi mới “gặp may” và những sáng kiến của họ là kết quả của một "phút bất chợt của thiên tài" chứ không phải là quá trình làm việc vất vả, có tổ chức, có mục đích. Nhưng những đổi mới như vậy không thể được nhân rộng. Chúng không thể được giảng dạy và không thể được học hỏi. Không có cách nào để dạy một ai đó làm thế nào để trở thành một thiên tài. Nhưng trái với những gì chúng ta thường nghĩ về đổi mới, "phút bất chợt của thiên tài" rất hiếm khi xảy ra.
Chúng ta chỉ có thể thảo luận và trình bày dưới dạng thực tiễn đổi mới những đổi mới có chủ đích là kết quả của sự phân tích, hệ thống và quá trình làm việc chăm chỉ. Đổi mới có hệ thống, có mục đích chiếm ít nhất 90 phần trăm những đổi mới đem lại hiệu quả. Và những người tham gia vào đổi mới, cũng như trong mọi lĩnh vực khác, sẽ chỉ đạt được hiệu quả khi nắm vững các nguyên tắc đổi mới.
Vậy đâu là nguyên tắc cốt lõi của đổi mới? Có một số việc nên làm, cũng có một số việc không nên làm và có một số điều kiện để đổi mới có thể thành công.
VIỆC NÊN LÀM
1. Đổi mới có mục đích, có hệ thống bắt đầu bằng việc phân tích các cơ hội mở ra từ bẩy nguồn gốc đổi mới. Mỗi nguồn gốc đổi mới có tầm quan trọng khác nhau ở những thời điểm khác nhau và trong từng ngành nghề khác nhau. Ví dụ, người đổi mới trong quy trình sản xuất giấy đang nỗ lực để đi tìm mắt xích còn thiếu, nơi yếu tố mâu thuẫn giữa các thực thể kinh tế rất rõ ràng, có lẽ không cần quá quan tâm đến nhân khẩu học. Ngược lại, nếu bạn đang đổi mới một công cụ xã hội nào đó nhằm thoả mãn một nhu cầu vừa nảy sinh từ thay đổi nhân khẩu học, có lẽ bạn có thể bỏ qua kiến thức mới. Nhưng tất cả các nguồn gốc đổi mới cần được phân tích và nghiên cứu có hệ thống. Quá trình tìm kiếm phải được thực hiện một cách thường xuyên và có tổ chức.
2. Đổi mới không chỉ đòi hỏi bạn nắm vững các nguyên tắc mà còn đòi hỏi bạn phải có sự nhạy bén. Người thực hiện đổi mới cần phải đi ra ngoài để tìm kiếm, hỏi han, lắng nghe. Người đổi mới thành công là những người phát huy được tối đa năng lực của toàn bộ bộ não. Chỉ nhìn vào các con số không thôi chưa đủ mà còn cần phải nhìn vào con người để phân tích xem đổi mới như thế nào mới đáp ứng được cơ hội mà đổi mới đang mở ra. Và sau đó người đổi mới bước ra ngoài và quan sát khách hàng, người sử dụng, để xem kỳ vọng của họ, giá trị của họ, nhu cầu của họ là gì.
Từ đó người đổi mới nhận thức được cách tiếp cận này hay cách tiếp cận kia có phù hợp với kỳ vọng hoặc thói quen của những người phải sử dụng nó hay không. Và sau đó có thể đặt câu hỏi: "Sự đổi mới này phải phản ánh cái gì thì những khách hàng tiềm năng sẽ muốn sử dụng nó và xem nó là cơ hội của họ?" Nếu không đổi mới sẽ rơi vào trường hợp như đã xảy ra với nhà sản xuất phần mềm giáo dục hàng đầu của Mỹ bị các giáo viên đồng loạt không sử dụng. Thay vì coi máy tính như công cụ hỗ trợ đắc lực, các giáo viên lại coi chúng như kẻ thù.
3. Muốn hiệu quả, đổi mới nhất thiết phải đơn giản và có tính tập trung. Chỉ nên thực hiện một việc, nếu thực hiện đồng thời nhiều việc sẽ gây ra tình trạng lộn xộn. Đổi mới phải đủ đơn giản để có thể sửa chữa, hoàn thiện. Mọi đổi mới thành công đều phải thật đơn giản. Thật vậy, lời khen ngợi lớn nhất mà người đổi mới có thể nhận được là: "Điều này đơn giản vậy mà tại sao tôi không nghĩ ra?"
Ngay cả khi đổi mới hướng tới việc tạo ra cách sử dụng mới và thị trường mới, nó vẫn cần phải dựa trên một ứng dụng cụ thể, rõ ràng và được thiết kế cẩn thận. Người đổi mới cần phải trả lời cho câu hỏi đổi mới sẽ thoả mãn nhu cầu nào? Đâu là sản phẩm cuối cùng mà nó cung cấp cho thị trường?
4. Những đổi mới hiệu quả bắt đầu từ những việc nhỏ chứ không phải từ các việc lớn và luôn nhắm vào một mục tiêu cụ thể nào đó. Chiếc xe điện ra đời dựa trên mục tiêu làm sao phương tiện có thể được cấp năng lượng khi chạy trên đường ray. Một mục tiêu hết sức bình thường như làm sao nhét đầy hộp diêm một số lượng que diêm cho trước đã làm nền tảng giúp một nhóm người Thuỵ Điển nắm giữ vị trí độc quyền về diêm trên phạm vi toàn thế giới trong suốt gần nửa thế kỷ. Trong khi đó, những ý tưởng phô trương, những kế hoạch nhằm “cách mạng hoá ngành công nghiệp” chẳng mấy khi thành công.
Đổi mới quy mô nhỏ còn đem lại một lợi thế quan trọng. Trong giai đoạn mới khởi nghiệp, nó sẽ cho phép người đổi mới sống sót mà không cần nhiều vốn cũng như nhân lực. Nếu không, người đổi mới sẽ không có đủ thời gian để sửa chữa, hoàn thiện, tái tổ chức, tái cơ cấu nhằm thích nghi hoàn với hoàn cảnh mới. Đổi mới hiếm khi thành công ngay lập tức. Chỉ với quy mô nhỏ, với đòi hỏi về vốn và nhân lực khiêm tốn, người đổi mới mới có thể tạo ra những thay đổi cần thiết.
5. Một đổi mới thành công luôn nhằm vào vị trí dẫn đầu. Nó không nhất thiết phải trở thành một "doanh nghiệp lớn"; trên thực tế, không ai có thể nói trước một đổi mới nhất định sẽ có kết thúc bằng một doanh nghiệp lớn hay chỉ là một doanh nghiệp khiêm tốn. Nhưng nếu đổi mới không nhằm mục đích dẫn đầu ngay từ khi mới bắt đầu, hoặc chưa đủ mới mẻ, thì sẽ không có khả năng tự thiết lập. Có nhiều chiến lược kinh doanh (Chúng tôi sẽ trình bày trong các số Bản tin sau), từ các chiến lược thống lĩnh ngành công nghiệp, thị trường, đến các chiến lược tìm kiếm, sở hữu “khe hở thị trường” trong quy trình hoặc thị trường. Tuy nhiên, mọi chiến lược mang tính khởi nghiệp, tức là các chiến lược khai thác đổi mới, đều hướng đến vị trí dẫn đầu trong một môi trường nhất định. Nếu không họ chỉ đơn giản là tạo ra cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh.
VIỆC KHÔNG NÊN LÀM
Sau đây là một số ít việc không nên làm:
1. Điều đầu tiên đơn giản là đừng cố tỏ ra thông minh. Một đổi mới quá thông minh, cho dù trong thiết kế hoặc thực hiện, gần như chắc chắn thất bại bởi những người trực tiếp thực hiện đổi mới là những người hết sức bình thường.
2. Đừng đa dạng hóa, đừng chia nhỏ, đừng cố gắng làm quá nhiều việc cùng một lúc. Đây là hệ quả tất yếu của một việc “nên làm” như trình trong phần trên: Phải tập trung! Những đổi mới đi quá xa yếu tố cốt lõi là một đổi mới lạc lối. Nó sẽ mãi mãi chỉ dừng lại ở mức ý tưởng và không trở thành đổi mới. Yếu tố cốt lõi không phải là công nghệ hay kiến thức. Trên thực tế, kiến thức thị trường thường đem lại tính thống nhất cao hơn trong bất cứ tổ chức nào, dù là doanh nghiệp hay dịch vụ công, so với kiến thức hoặc công nghệ. Trong mọi trường hợp, đổi mới nhất thiết phải có yếu tố cốt lõi. Yếu tố cốt lõi của đổi mới định hướng mọi nỗ lực của nhóm người đổi mới, tăng cường sự đoàn kết và hiểu biết cần thiết lẫn nhau.
3. Cuối cùng, đừng cố gắng đổi mới cho tương lai.
Luôn đổi mới cho hiện tại! Đổi mới có thể có tác động trong tương lai xa; đổi mới có thể phải mất hai mươi năm sau đó để có thể phát huy đầy đủ tiềm năng của nó nhưng nó buộc phải có ứng dụng thực tiễn ngay tại thời điểm này. Máy vi tính chỉ thực sự bắt đầu có tác động đáng kể đến cách làm việc trong các doanh nghiệp cho đến đầu những năm 1970, 25 năm sau khi những mô hình đầu tiên được giới thiệu. Nhưng kể từ ngày đầu tiên ra mắt, máy vi tính đã có một số ứng dụng cụ thể, cho dù là tính toán khoa học, lập bảng lương, hay mô phỏng quy trình điều khiển máy bay trong công tác huấn luyện phi công. Chiến lược "Trong 25 năm nữa sẽ có đủ người già để họ cần đến sự đổi mới của chúng ta" là quá mạo hiểm. Bạn phải nói, "Ngay lúc này đây, số người già đủ để khiến cho đổi mới của chúng ta tạo ra sự khác biệt cho họ. Tất nhiên, thời gian lại ủng hộ chúng ta. 25 năm sau, sẽ có nhiều người già hơn bây giờ".
BA ĐIỀU KIỆN
Cuối cùng là ba điều kiện cần thiết để đổi mới có thể thành công. Tất cả ba điều kiện này đều hiển nhiên nhưng chúng thường bị bỏ qua.
1. Đổi mới là công việc. Nó đòi hỏi kiến thức. Nó thường đòi hỏi sự khéo léo. Một số người là những nhà đổi mới tài năng hơn những người khác. Ngoài ra, người đổi mới hiếm khi làm việc trong nhiều lĩnh vực. Ngay cả với năng lực đổi mới phi thường của mình, Edison cũng chỉ làm việc trong lĩnh vực điện. Và một nhà đổi mới trong lĩnh vực tài chính, chẳng hạn như Citibank ở New York cũng không có khả năng đổi mới trong bán lẻ hay chăm sóc sức khoẻ. Như trong bất kỳ bao loại công việc khác, người đổi mới cần có tài năng, có sự khéo léo, có khuynh hướng. Nhưng trên tất cả, đổi mới là công việc khó khăn, đòi hỏi sự tập trung, sự siêng năng, kiên trì và có mục đích. Nếu thiếu những phẩm chất này, cho dù có tài năng, sự khéo léo, hoặc kiến thức nhiều đến đâu cũng sẽ đều vô ích.
2. Để thành công, người đổi mới phải dựa vào sức mạnh của chính mình. Những người đổi mới thành công tìm kiếm các cơ hội trong một phạm vi rộng. Nhưng sau đó họ luôn tự hỏi: "Trong số những cơ hội này, cơ hội nào phù hợp với tôi nhất, cơ hội nào phù hợp với công ty của tôi nhất và nếu khai thác những cơ hội này thì chúng tôi (hoặc tôi) có thể phát huy được điểm mạnh nào của mình?" Đây có thể là điều kiện chung của mọi loại công việc nhưng nó đặc biệt quan trọng trong đổi mới do người đổi mới sẽ bị đánh bại nếu anh ta hoạt động trong lĩnh vực không phải là sở trường của mình và chỉ khi thực sự yêu thích việc mình làm thì người đổi mới mới sẵn sàng, nỗ lực, kiên trì không mệt mỏi để đưa đổi mới đến thành công. Doanh nghiệp luôn thất bại khi không tuyệt đối tôn trọng công việc kinh doanh của mình. Chưa một công ty dược nào từng thành công khi kinh doanh son môi, nước hoa vì đối với ban lãnh đạo có đầu óc khoa học của các công ty dược, son môi và nước hoa là một thứ gì đó quá phù phiếm.
3. Cuối cùng, đổi mới là một hiệu ứng đối với nền kinh tế và xã hội, một thay đổi hành vi của khách hàng, giáo viên, nông dân, bác sĩ phẫu thuật mắt - của con người nói chung. Hoặc đó là một sự thay đổi trong một quy trình - nghĩa là trong cách mọi người làm việc và sản xuất ra cái gì đó. Sự đổi mới luôn luôn phải gắn với thị trường, tập trung vào thị trường, định hướng theo thị trường.